• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Có thể thôi việc coi huy chương vàng là trên hết

    2011-09-29 17:12:06     CRIonline

    Có thể thôi việc coi huy chương vàng là trên hết

    Sau Đại hội Ô-lim-pích Bắc Kinh, Trung Quốc bắt đầu chuyển từ nước thể thao lớn sang nước thể thao mạnh. Muốn thực hiện sự chuyển đổi này, không những phải nhìn vào số lượng huy chương vàng, mà còn phải nhìn vào sự nâng cao tố chất thân thể của người dân trong nước và trình độ thể thao của đất nước. Quan niệm đánh giá thành tích thể thao chỉ coi trọng huy chương vàng đã có lúc khiến Đại hội thể thao biến chất, thậm chí dẫn tới không ngừng xảy ra "hiện tượng lạ" đô-ping, bê bối trọng tài, v.v. Mặc dù nhắc đi nhắc lại, nhưng vẫn có người buộc phải mạo hiểm, đằng sau những vụ việc mạo hiểm này tức là sự tác quái của quan niệm huy chương vàng đã bị biến dạng.

    Điều đáng mừng là, những năm gần đây, thể thao Trung Quốc có một loạt biện pháp làm nhạt ý thức huy chương vàng, đánh dấu quan niệm thể thao tiếp cận hơn với bản chất thể thao đang hình thành và được chấp nhận. Làm nhạt ý thức huy chương vàng, khiến càng nhiều người tham gia vào thể thao và tận hưởng thú vui của thể thao, hoặc giả sẽ tạo nên một Đại hội Thể thao có "hàm lượng vàng" cao hơn.

    Các giới xã hội đã đánh giá tích cực về cách làm xoá bỏ huy chương vàng của Đại hội Thể thao dân tộc lần thứ 9 vừa kết thúc. Người giành giải nhất đầu tiên trong lịch sử Đại hội Thể thao dân tộc Hồ Triều Quý đã nói. "không có sức ép huy chương vàng, điều mình cần làm là tận hưởng thú vui trong thi đấu".

    Vậy thì, các bạn nghe Đài có đồng ý với cách làm xoá bỏ huy chương vàng của Đại hội Thể thao hay không? Hoan nghênh các bạn gửi tin nhắn cho chúng tôi, địa chỉ hòm thư của chúng tôi là: vie@cri.com.cn Chúng tôi mong đợi sự tham gia của các bạn.

    Lệ Quyên: Quý vị và các bạn thân mến, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" của CRI.

    Sảnh Hoa: Xin chào quý vị và các bạn, Sảnh Hoa rất vui lại gặp các bạn trong tiết mục Lăng kính cuộc sống.

    Lệ Quyên: Đối với Đại hội Thể thao Truyền thống Dân tộc Thiểu số Trung Quốc lần thứ 9 mà nói, thì "Sáng tạo" là một trong những điểm sáng. Việc có ảnh hưởng nhất chính là cải cách biện pháp trao giải thưởng các hạng mục thi đấu. Tiếp sau khi Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ tư hủy bỏ cơ chế trao giải huy chương vàng, thì Đại hội Thể thao Truyền thống Dân tộc Thiểu số toàn quốc cũng tiến hành cải cách, đổi cơ chế trao giải thưởng huy chương vàng, huy chương bạc và huy chương đồng thành giải nhất, 3 giải nhì và 4 giải ba. Cũng có nghĩa là tại Đại hội Thể thao Dân tộc Thiểu số Trung Quốc vừa kết thúc cũng đã huỷ bỏ huy chương vàng.

    Sảnh Hoa: Chị Lệ Quyên ạ, sáng kiến này khiến Sảnh Hoa nhớ tới hôm ngày 13/11/2010.

    Lệ Quyên: Việc gì đã khiến Sảnh Hoa có ấn tượng sâu sắc như vậy.

    Sảnh Hoa: Đó là ngày thứ 2 sau khi khai mạc Á vận hội Quảng Châu, Tân Hoa xã có bài  viết nhan đề "Đôi điều suy nghĩ về ngành thể thao Trung Quốc", bài viết cho biết: "Trong nhiều năm qua, chúng ta lấy huy chương vàng làm thước đo cuả ngành thể thao, lấy thể thao làm tiêu chí thể hiện một nước mạnh, điều này đã bóp méo tinh thần và bản chất chân thực của thể thao, mong giới thể thao Trung Quốc sớm chuyển đổi tư duy, chuyển từ coi trọng thể thao thi đấu sang coi trọng Toàn dân rèn luyện sức khỏe, coi nhẹ huy chương vàng, tăng cường thể chất và sức khỏe của người dân, đề xướng khái niệm chú trọng rèn luyện và chú trọng sức khỏe, để quan niệm thể thao trở lại quỹ đạo đúng đắn" .

    Lệ Quyên: Lệ Quyên cũng đã xem bài viết này. Bài này vừa ra mắt độc giả đã gây phản ứng mạnh trong dư luận. Ngày 15, ông Đoàn Bảo Lâm Phó Tổng Thư Thư ký Đoàn đại biểu Á vận hội Trung Quốc đã bác lại những quan điểm của bài viết này, ông nói: Thi đấu thể thao để giành huy chương vàng thì có gì là sai ? Thi đấu thể thao giành huy chương vàng có gì mâu thuẫn với phát triển thể thao quần chúng ? Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn, ông đã chụp cho phóng viên cái mũ là "Phản đối huy chương vàng", "Đổi trắng thay đen", "Không coi trọng danh dự của tổ quốc". Nếu như chỉ là sự tranh luận của người hâm mộ thể thao hay của báo giới, thì mọi người cũng cho là một chuyện bình thường. Nhưng lần này, một bên là Thông tấn xã và một bên là Đoàn Đại biểu thể thao, hai bên đều đại diện cho "Lợi ích Quốc gia", cũng vì có bối cảnh như vậy, nên việc tranh luận này càng thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người.

    Sảnh Hoa: Ngoài ra, Trung Quốc đã kiên trì cơ chế này khoảng 30 năm, sau lễ khai mạc trọng thể Đại hội Thể thao Ô-lim-pích Bắc Kinh, là hàng loạt vấn đề đặt ra cho chúng ta. Có người cho rằng, chúng ta nên đi theo con đường thể thao thi đấu, hay là đi theo con đường Toàn dân rèn luyện sức khỏe. Hôm nay, chúng tôi có mời người dẫn chương trình thể thao Thanh Long tham gia chương trình ngày hôm nay. Hoan nghênh anh Thanh Long.

    Thanh Long: Vâng. Xin chào chị Lệ Quyên, chào chị Sảnh Hoa. Xin chào các bạn thính giả nghe Đài.

    Lệ Quyên: Vâng, xin chào anh Thanh Long. Anh phụ trách tiết mục "Thể dục, thể thao" trong nhiều năm, nên nhất định rất nhạy cảm đối với những tin tức thể thao, vậy theo anh chúng ta nên đi theo hướng "Thể thao thi đấu" hay là đi theo hướng "Toàn dân rèn luyện sức khỏe"?

    Thanh Long: Theo tôi thì trong bối cảnh thực lực đất nước còn tương đối non yếu, "thể chế tập trung sức mạnh của cả nước trong thể thao" quả thực đã đóng vai trò tích cực không thể lường hết được về mặt khích lệ tinh thần dân tộc. Nhưng theo đà trôi đi của thời gian và phát triển của xã hội, tác dụng phụ của thể chế này cũng ngày một hiện rõ, huấn luyện viên, quan chức đã không còn đơn thuần cho lắm đối với huy chương vàng (ví dụ như cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn), một số ngành chủ quản thể thao địa phương thậm chí đã nảy sinh tư tưởng "vô địch là trên hết" "Huy chương vàng là trên hết". Trước Đại hội Ô-lim-pích Bắc Kinh, lãnh đạo của một Tổng cục nọ khi phát biểu với đội tuyển bóng bàn quốc gia đã nói: "Một nghìn tấm huy chương bạc không bằng một tấm huy chương vàng". Trước Đại hội Ô-lim-pích Bắc Kinh, trong máy tính của người phụ trách các Trung tâm thể thao, đều có cất giữ các số liệu về giấy trách nhiệm về chỉ tiêu đoạt huy chương vàng, từ các môn thể thao đoạt huy chương vàng, người đoạt huy chương vàng, phân tích tình hình đối thủ, đến các việc như đi lại, y tế điều trị, ăn uống, ê kíp nghiên cứu khoa học v.v. Tất cả những thứ đó cho ta thấy một thông tin: Chỉ cần anh dám lên tiếng nhận giành được huy chương vàng, cần chính sách thì trên cho chính sách, cần tiền thì trên cho tiền. Nhưng nếu thua, thì hậu quả rất khó tưởng tượng.

    Mặt khác, trong khi đầu tư cho vận động viên ngày càng nhiều, thì đầu tư cho Phong trào toàn dân rèn luyện thân thể đã ngày càng yếu đi. Thể chất của thanh thiếu niên Trung Quốc, hiện tượng thừa cân, béo phì, huyết áp cao v.v ngày càng nghiêm trọng trong xã hội Trung Quốc, đã trở thành bệnh truyền nhiễm xã hội. Con số chính thức cho thấy, Trung Quốc chỉ có 28% dân số tham gia tập thể dục thể thao, thiết bị thể thao trung bình đầu người xếp sau hạng thứ 100 trên thế giới... Phóng viên thể thao của Tân Hoa xã Từ Tế Thành nói, "Dọc hai bên bờ sông Hàn của thủ đô Xơ-un Hàn Quốc, có hơn 100 sân bóng đá mở cửa với mọi người; còn ở Bắc Kinh rộng lớn, thủ đô Trung Quốc, trong vành đai Ba không có đến 100 trường cấp Tiểu học có đường chạy 400 mét tiêu chuẩn."

    Sảnh Hoa: Vâng. Hai điểm mà anh vừa nói đã lên đến đỉnh điểm khi diễn ra Á vận hội Quảng Châu. Một là, để giành huy chương vàng, chính quyền địa phương ngày càng "chịu" đầu tư, được biết, chính quyền đã chi 120 tỷ Nhân dân tệ cho các hạng mục chính như tổ chức lễ khai mạc, phần cứng gồm xây dựng sân nhà thi đấu cũng như những phần mền gồm tổ chức tập huấn,v.v Tổng kinh phí đầu tư cho Đại hội Thể thao Ô-lim-pích là 280 tỷ Nhân dân tệ, Á vận hội là 120 tỷ Nhân dân tệ, tương đương tổ chức 5 lần Cúp Thế giới Nam phi, Đại hội thể thao toàn quốc Tế Nam thì lên tới 200 tỷ Nhân dân tệ. Ngoài ra, còn rất nhiều chi phí khác chưa tính, ví dụ như giúp một số nước nhỏ giải quyết vấn đề lộ phí khi đến Trung Quốc tham gia đại hội thể thao,v.v.

    Thanh Long: Vâng. Chị Sảnh Hoa nói rất đúng. Mặt khác, theo đà huy chương vàng mang lại vinh dự cho đất nước ngày càng nhiều lên, về khách quan khiến mọi người có tâm lý quen nhờn đối với huy chương vàng, tại Á vận hội Quảng Châu vừa qua, điều mọi người tranh cãi không phải hơn 100 tấm huy chương vàng của Trung Quốc, mà là một số vấn đề dân sinh. Thực vậy, chúng ta có thể cho thế giới thấy sự phồn thịnh kinh tế của mình qua Hội chợ thế giới, có thể giới thiệu sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của mình qua công trình thăm dò Mặt Trăng, còn ý nghĩa tượng trưng của huy chương vàng thì ngày càng nhỏ đi, thể thao đang dần dần trở về bản chất của mình, đó tức là tăng cường thể chất của nhân dân.

    Sảnh Hoa: Vâng, trong 30 năm qua, quan niệm thể thao của con người đã có nhiều thay đổi lớn, như lời quảng cáo của một thương hiệu thể thao: make the change, có lẽ những các quan chức của chúng ta cũng nên thay đổi tư duy: liệu có thể dùng nguồn vốn khổng lổ này đầu tư cho thể thao quần chúng không? Sau đây, chúng ta hãy nghỉ ít phút, cùng thưởng thức bài hát "Thay đổi" do ca sỹ Trương Lượng Dĩnh trình bày. Sau đó, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận chủ đề hôm nay.

    "Mình nói muốn thay đổi thì sẽ thay đổi

    Có gì thiếu sót thì nên sửa chữa

    Không nên vương vấn lại vấn vương

    Quên đi những điều không vui vẻ

    Ngày mai tươi sáng đang chờ đón bạn"

    Lệ Quyên: Đúng vậy, thời đại đang không ngừng phát triển, cuộc sống cũng không ngừng đổi thay, khi cần phải thay đổi thì nên thay đổi. Hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống". Cũng mong các bạn phát biểu ý kiến hoặc quan điểm của mình đối với vấn đề này.

    Sảnh Hoa: Vâng, Đại hội Thể thao dân tộc toàn quốc đã thực hiện đúng tôn chỉ "bình đẳng, đoàn kết, cọ sát, phấn đấu", không phải là đại hội thể thao bình thường, mà là ngày hội thể thao của nhân dân cả nước, chúng ta không nên chỉ coi trọng huy chương vàng, mà sao nhãng những điều khác. Đúng như tinh thần thể thao của Hy Lạp cổ. Anh Thanh Long này, anh có thể ôn lại tinh thần thể thao của Hy Lạp cổ với chúng tôi hay không?

    Thanh Long: Vâng. Người Hy Lạp khi nghe đến Đại hội Ô-lim-pích, trong đầu óc họ lập tức hiện lên hình ảnh Đại hội Ô-lim-pích cổ đại. Người Hy Lạp cổ đại coi trọng vẻ đẹp của thân thể, tràn đầy tinh thần của trò chơi, thích đua tranh, nhưng lại rất chú trọng quy tắc và công bằng. Họ cho rằng, người tập thể thao thực sự trong thời hiện đại chỉ có thể ra đời tại Hy Lạp, hơn nữa tinh thần thể thao này cũng là tiêu chí nổi bật của Hy Lạp. Tại Hy Lạp cổ đại, không có vận động viên chuyên nghiệp, họ không hiểu nổi vì sao chúng ta lại cho một em bé tách rời với cuộc sống của mọi người, dùng mọi kỹ thuật và máy móc để đào tạo em, để cuối cùng tạo ra một cái "máy thể thao" chuyên để đoạt huy chương vàng.

    Trong các vận động viên thi chạy trên đấu trường Hy Lạp cổ đại, họ chỉ có một kẻ địch chung: Đó tức là giới hạn của cơ thể và sự chịu đựng của mình. Họ không ngừng mở rộng giới hạn của cơ thể bằng sự đam mê không sao dập tắt được của nhân loại.

    Lệ Quyên: Hóa ra là như vậy, xem ra lúc đó các vận động viên khi thi đấu đều phải cởi trần. Bất kể bạn là quý tộc hay người dân thường, vận động viên không phân biệt giàu nghèo, trên sân thi đấu các vận động viên muốn gửi đến người hâm mộ là dáng vóc vạm vỡ, khỏe mạnh, chứ không phải là vẻ đẹp bề ngoài.

    Thanh Long: Vâng, đúng vậy, theo đuổi hạng nhất không phải "đua tranh". Không ít người sai lầm cho rằng, trong văn minh Hy Lạp chịu sự vun đắp của ý thức thể thao, theo đuổi hạng nhất tức là đua tranh. Từ "đua tài" tuy tương tự với đua tranh, nhưng hai cái đó không liên can gì với nhau. Sự thực là, đua tranh mới là sự thể hiện tinh thần thể thao của Hy Lạp cổ đại. Ở đây tức là thi đấu bình đẳng, tránh tranh đấu và xung đột trong quá trình theo đuổi thắng lợi. Đây cũng là điều vì sao hơn 2000 năm trước, người Hy Lạp cổ đại đã đình chiến khi tổ chức Đại hội Ô-lim-pích.

    Lệ Quyên: Đúng vậy, từ các cuộc thi tầm cỡ thế giới, như Đại hội thể thao Ô-lim-pích, cúp thế giới hay các giải vô địch lớn thế giới, cho đến Đại hội thể thao toàn quốc, Đại hội thể thao của thành phố, cũng như Đại hội Thể thao Dân tộc Thiểu số của Trung Quốc vừa bế mạc cách đây không lâu, thì quan điểm huy chương vàng là trên hết, luôn đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển của thể thao Trung Quốc. Những năm gần đây, ngành thể thao Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm giảm bớt việc quá coi trọng đối với việc giành huy chương vàng, mục đích là để tinh thần thể thao rèn luyện sức khỏe và giải trí dần dần được hình thành và được nhiều người chấp nhận.

    Sảnh Hoa: Giảm thiểu chú trọng giành huy chương vàng, khiến càng nhiều người có thể cùng tham gia, cùng hưởng niềm vui của thể thao, có lợi cho phổ biến và quảng bá tinh thần thể thao. Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta hãy cùng hành động, tận hưởng niềm vui mà thể thao mang lại cho chúng ta. Sau đây mời quý vị và các bạn thưởng thức bài hát "Hãy cùng hành động" do ca sỹ Quách Phú Thành trình bày.

    Lệ Quyên: Chương trình hôm nay đến đây tạm ngừng, cảm ơn các bạn đón nghe.

    Sảnh Hoa: Xin tạm biệt quý vị và các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>