Phóng viên Đài chúng tôi mới đây đã phỏng vấn ông Lâm Gia Hữu, Giáo sư Khoa Sử Đại học Trung Sơn, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Tôn Trung Sơn. Giáo sư Lâm Gia Hữu cho biết: "Việt Nam và Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông, chính quan hệ địa dư này đã khiến Việt Nam trở thành một trong những nơi hậu cứ mạnh mẽ trong hoạt động cách mạng hồi đầu thế kỷ 20 của ông Tôn Trung Sơn. Ông Tôn Trung Sơn đã phát động và tổ chức cho Hoà kiều ở Việt Nam phối hợp với các đồng chí ở trong nước, tổ chức lực lượng tại khu vực Việt Bắc với trung tâm là Hà Nội và Hải Phòng để tiến quần về vùng biên giới. Khi gặp trắc trở hoặc thất bại sẽ rút về lãnh thổ Việt Nam, để tiếp tục tổ chức lại lực lượng, hoặc về trong nước, hoặc đưa các đồng chí khởi nghĩa tới Nam Dương."
Ảnh: Giáo sư Khoa Sử Đại học Trung Sơn Lâm Gia Hữu
Giáo sư Lâm Gia Hữu cho biết, ông Tôn Trung Sơn tháng 6 năm 1900 đến các nơi Hà Nội và Sài Gòn tuyên truyền cách mạng, lúc đó có người dân địa phương gọi ông Tôn Trung Sơn là "Tôn đại bác", nhưng trong số người bán tin bán ngờ đã xuất hiện một người ủng hộ đầy nhiệt huyết. Đó là Hoàng Cảnh Nam, bí danh "Tường giá đỗ", đã có mắt trong cả các buổi diễn thuyết của ông Tôn Trung Sơn. Hoàng Cảnh Nam-người Tân Hội, Quảng Đông, làm nghề bán giá đỗ ở Chợ Lớn, sau trở thành người theo đuổi ông Tôn Trung Sơn kiên định nhất. Muà đông năm 1902, Hoàng Cảnh Nam tham gia vào phân hội Hưng Trung do ông Tôn Trung Sơn thành lập tại Chợ Lớn, ông Tôn Trung Sơn mỗi lần đến Chợ Lớn hoạt động đều lấy cơ sở của "Tường giá đỗ" làm cứ điểm.
Khi ôn lại quảng lịch sử đó, ông Trần Quốc Hoa, Phó Tổng Biên tập "Báo Sài Gòn Giải phóng" cho biết: sự tích ủng hộ ông Tôn Trung Sơn làm cách mạng của "Tường giá đỗ" Hoàng Cảnh Nam được lưu truyền rộng rãi ở Việt Nam. Sau khi làm ra ăn lên, "Tường giá đỗ" luôn đau buồn trước nỗi khổ đau của Tổ quốc, của kiều bào dưới ách thống trị thực dân mỗi khi nghĩ đến Chính phủ Nhà Thanh mục nát, bất lực.
Ảnh: Trần Quốc Hoa
Khi tham quan Nhà kỷ niệm Chiến tranh Bắc Phạt, ông Trầng Quốc Hoa cho biết: "Trong lịch sử Trung Quốc, ông Tôn Trung Sơn được tôn vinh là 'Quốc phụ', là sự giác ngô của Trung Quốc, đã mở ra con đường phục hưng của dân tộc. Ở Việt Nam, ông Tôn Trung Sơn cũng sống trong lòng nhân dân, là người rất được tôn kính và sùng bái, ông từng ba lần đến Sài Gòn, Việt Nam tuyên truyền tư tưởng Chủ nghĩa Tam dân, đã góp phần thúc đẩy tiến trình cách mạng của Việt Nam. Thông qua tham quan, chúng tôi hiểu biết hơn nữa lịch sử của cách mạng dân chủ Trung Quốc."
Năm 1907, ông Hoàng Cảnh Nam quyên góp 3,000 đồng bạc đồng ủng hộ cuộc khởi nghĩa Trấn Nam Quan; tháng 2 năm 1911, ông mua vũ khí và thành lập đội cảm tử, chuẩn bị về Quảng Châu tham gia cuộc khởi nghĩa ngày 29/3, nhưng vì khởi nghĩa được tiến hành trước và không thành công. Sau cuộc khởi nghĩa Vũ Xương, ông lại tổ chức quyên góp được 300.000 nghìn đồng ủng hộ cách mạng. Năm 1920 ông Tôn Trung Sơn tiến đánh quân phiệt ở Quảng Tây, ông Hoàng Cảnh Nam đã thành lập đội Nghĩa dũng của Hoa kiều Việt Nam về nước dẹp loạn, sau khi thành công ông trở về sống cuộc sống đời thường.
Chủ nhiệm Văn phòng Kiều liên tỉnh Quảng Đông, ông Ngô Nhuệ Thành cho phóng viên biết: "Tại thành phố Hồ Chí Minh còn có một người công nhân làm nghề gánh nước khiến mọi người rất cảm động, ông gánh một gánh nước chỉ được trả công một xu, những ông đã quyên góp 3.000 đồng mà ông tích góp cả nửa đời người cho sự nghiệp cách mạng của ông Tôn Trung Sơn."
Ảnh: Hoa kiều, người Hoa Đông Nam Á
Biên lai quyền góp cho Cách mạng Tân Hợi của Hoa kiều Xin-ga-po
Giám đốc hành chính cao cấp của tờ "Nhật báo Quang Hoa" Ma-lai-xi-a, ông Hoàng Tất Thông phát biểu tại buổi lễ cho biết: "100 năm trước, Cách mạng Tân Hợi và tư tưởng Chủ nghĩa Tam dân của ông Tôn Trung Sơn đã có ảnh hưởng sâu xa đối với các nước Đông Nam Á như Ma-lai-xi-a, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a...Tôi rất vui mừng là đại diện của báo giới được đến thăm quê hương của Nhà lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi Tôn Trung Sơn, tìm hiểu những dấu tích lịch sử của Cách mạng Tân Hợi. Tôi mong Ban tổ chức cung cấp cho chúng tôi những tư liệu sâu hơn về cuộc Cách mạng Tân Hợi, để chúng tôi đưa những thông tin về Cách mạng Tân Hợi với người dân Ma-lai-xi-a."
Qua những câu chuyện sinh động nói trên, phóng viên đã hiểu được phần nào về quá trình chuẩn bị cho Cách mạng Tân Hợi của ông Tôn Trung Sơn tại Việt Nam. Cuộc cách mạng này-một sự kiện oanh liệt trong sử sách giờ đây trở nên vô cùng sống động, khiến phóng viên chím đắm trong tiếng kèn xung trận năm xưa.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |