• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tên nước ngoài VS. bản địa hoá

    2011-09-22 20:29:43     CRIonline

    N: Hoan nghênh các bạn đến với phần thảo luận hôm nay, tham gia thảo luận hôm nay là chị Như Ngọc. Xin chào chị.

    Ngọc:

    M: Chào chị Ngọc, xin chào các bạn thính giả. Trước khi bước vào phần thảo luận hôm nay, Mẫn Linh xin mời các bạn tham gia một trò chơi hay có thể gọi là một cuộc thi nho nhỏ, thế nào, các bạn có sẵn sàng không?

    N: trò chơi gì thế Mẫn Linh.

    M: Mẫn Linh đưa ra một số thương hiệu, xem chị Ngọc và Nam Dương có phân biệt được thương hiệu nào là của Trung Quốc, thương hiệu nào là của nước ngoài không? Và các bạn thính giả đang ngồi bên máy thu thanh cũng có thể qua tên của những thương hiệu này đoán xem cái nào là của Trung Quốc, cái nào là của nước ngoài?

    N: Ok, Nam Dương chắc chắn sẽ đoán đúng, còn không biết chị Ngọc thế nào, liệu có đoán ngay được không?

    M: Nam Dương cũng đừng quá tự tin lắm, hãy xem kết quả thế nào.

    N: Mẫn Linh nghĩ ra trò chơi như vậy, quả là hơi khó đấy, Nam Dương cứ tưởng là sẽ đoán đúng tất cả. Phải công nhận những thương hiệu này thật là khó phân biệt đâu là của Trung Quốc đâu là của nước ngoài.

    M: Vâng, chị Ngọc thế nào, bình thường chị có hay tiếp xúc với những thương hiệu này không ạ, trước kia chị có biết thương hiệu này là thuộc nước ngoài không ạ?

    Ngọc:

    N: không biết kết quả của các bạn thính giả như thế nào, tin rằng qua trò chơi này, các bạn cũng đã biết được chủ đề thảo luận hôm nay là những tên nước ngoài của thương hiệu Trung Quốc và "bản địa hoá" tên sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc.

    M: Vâng, đây đúng là một hiện tượng khá thú vị, có không ít thương hiệu Trung Quốc, cả doanh nghiệp nổi tiếng thế giới lẫn các xí nghiệp nhỏ hương trấn của Trung Quốc đều có tâm lý "Sính" đặt tên nước ngoài. Trong khi đó, một số doanh nghiệp nước ngoài rất nổi tiếng thế giới sau khi đi vào thị trường Trung Quốc lại thích sở hữu một cái tên Trung Quốc thực sự. Chị đã phát hiện hiện tượng này chưa ạ?

    Chị Ngọc: Đúng là như vậy, rất giống như những thương hiệu trong trò chơi vừa rồi, có khá nhiều thương hiệu tôi tưởng là thương hiệu quốc tế vì mang tên nước ngoài, đến bây giờ mới biết, hoá ra là của Trung Quốc. Tôi cũng từng nghe một bạn kể với tôi, bạn ấy rất thích mua quần áo của thương hiệu Meters/bonwe, trước kia tôi cũng cho rằng đó là thương hiệu nổi tiếng của Mỹ, sau này mới biết đấy là doanh nghiệp của Trung Quốc đặt tên nước ngoài.

    N: Vâng, còn có rất nhiều doanh nghiệp đều như vậy, khiến Nam Dương bây giờ khi nhìn thấy những sản phẩm mang thương hiệu tiếng nước ngoài thì phản ứng đầu tiên là xem đây có phải là sản phẩm của Trung Quốc không, hơn nữa, sau khi xem nơi sản xuất là có thể phát hiện tới hơn 80% sản phẩm Trung Quốc.

    M: Đúng, thực ra việc này cũng có lý do của nó, sở dĩ các doanh nghiệp Trung Quốc thích đặt tên nước ngoài cho sản phẩm của mình cũng liên quan đến tập quán và quan niệm tiêu dùng của người Trung Quốc. Miễn là có đặt một cái tên nước ngoài thì dễ được người dân chấp nhận, giá cả cũng sẽ tăng lên, điều này khiến rất nhiều doanh nghiệp muốn thông qua việc đặt tên nước ngoài cho sản phẩm để nâng cao tiếng tăm của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.

    N: Vâng, cũng có một số doanh nghiệp tuy đã khá nổi tiếng, nhưng muốn thông qua việc đặt cho thương hiệu một cái tên nước ngoài để đẩy nhanh tiến trình quốc tế hoá, ví dụ như công ty Haier, Lenovo, vốn là những thương hiệu Trung Quốc, nhưng đòi hỏi quốc tế hoá cấp bách. Trong quá trình này, họ đã sử dụng Haier và Lenovo để nhận được sự chấp nhận trên thị trường quốc tế.

    M: chị Ngọc, không biết ở Việt Nam có hiện tượng tương tự không ạ?

    Ngọc:

    N: Theo Nam Dương, Việt Nam thường là gọi một công ty bằng tên tiếng Anh, ví dụ như Viettinbank, Viettel, Vinamilk...

    M: vừa rồi chúng ta đã nói những doanh nghiệp Trung Quốc đặt tên nước ngoài, sau đây, chúng ta hãy xem những thương hiệu "bản địa hoá" của các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, Mẫn Linh cũng cảm thấy rất thú vị.

    N: Vâng, những thương hiệu này không những rất đậm đà bản sắc Trung Quốc, mà còn rất phù hợp nội hàm của sản phẩm hoặc công ty này. Ba chị em hãy giới thiệu một số cho các bạn thính giả nhé.

    Ngọc: Thế thì tôi nói trước nhé, tôi cảm thấy có một thương hiệu của một công ty ô tô Đức dịch sang tiếng Trung rất hay, đó là BMW, thương hiệu này ở Trung Quốc được gọi là "Bảo Mã", tức là con ngựa quý, người Trung Quốc có thói quen gọi những phương tiện đi lại mà mình ưa thích là "ngựa quý", vì vậy, tên tiếng Trung của Thương hiệu này rất phù hợp thương hiệu ô tô này.

    N: Chị nói đến ô tô, Nam Dương cũng nhớ lại tên tiếng Trung của một thương hiệu Đức khác, đó là Méc-xê-đéc Benz, đây cũng là một ví dụ rất hay. "Méc" là một thương hiệu rất nổi tiếng của Đức, cũng là một trong những thương hiệu ô tô nổi tiếng nhất trên thế giới. Thế nhưng, nếu bạn ở Trung Quốc gọi Méc-xê-đéc thì sẽ không có mấy người biết, vì người Trung Quốc thường lấy tên cuối của thương hiệu này là Benz, và Benz này được dịch sang tiếng Trung là "Bôn Trì", có nghĩa là chạy vùn vụt, vừa đúng theo âm của Benz, vừa phù hợp nội hàm thương hiệu của ô tô.

    M: Chị Ngọc và Nam Dương đã giới thiệu thương hiệu ô tô, thế thì Mẫn Linh xin giới thiệu một thương hiệu của đồ uống, đó là Cô-ca Cô-la và thương hiệu sau đó Pepsi. Hai thương hiệu này ảnh hưởng khá lớn đối với thị trường đồ uống Trung Quốc. Cô-la vốn là chỉ một loại đồ uống, thế nhưng dịch sang tiếng Trung rất thú vị, gọi là "Khả Lạc", tức là "buồn cười, đáng vui", còn Cô-ca được dịch thành "Khả Khẩu", có nghĩa là khoái khẩu, như vậy, Cô-ca Cô-la được dịch thành "Khả Khẩu Khả Lạc", tức là vừa ngon miệng, vừa đáng vui, rất phù hợp nội hàm của đồ uống này. Chính do cách dịch này nhận được sự chấp nhận của người dân Trung Quốc, vì vậy, sau khi thương hiệu Pepsi đi vào thị trường Trung Quốc cũng theo phong cách dịch thuật này, Pepsi được dịch thành "Bách Sự", tức là trăm sự, Pepsi Cô-la sẽ mang ý nghĩa là mọi việc đều đáng vui, như vậy, sản phẩm này được đặt một cái tên rất có ý nghĩa, uống xong đồ uống này, mọi việc đều sẽ rất vui. Tên dịch này thật là hay.

    N: Đúng vậy, còn có rất nhiều tên của công ty đều đã hội nhập xã hội Trung Quốc, khiến người dân Trung Quốc không cảm thấy lạ lẫm chút nào. Ví dụ như công ty Apple dịch thành Công ty Quả Táo, Công ty dầu mỏ Shell được dịch thành công ty dầu mỏ Vỏ sò, công ty ô tô Volkswagen được dịch thành công ty Đại Chúng, công ty General được dịch thành công ty Thông Dụng.

    M: Nhiều tên hay như vậy, thực ra cũng là một sự gợi ý cho công ty Trung Quốc làm thế nào đặt một cái tên phù hợp đặc sắc của mình, chứ không phải cứ chạy theo trào lưu phải đặt một tên nước ngoài.

    N: Đúng, thực ra, trước kia cũng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc từng đặt tên rất hay cho doanh nghiệp của mình, tuy những thương hiệu này không mang tiếng nước ngoài, nhưng đã đi vào lòng người, cũng nổi tiếng ở nước ngoài, ví dụ như hiệu thuốc "Đồng Nhân Đường", quán vịt quay Bắc Kinh "Toàn Tụ Đức".

    M: Vâng, còn bây giờ cũng có một số doanh nghiệp lấy thương hiệu tiếng Trung Quốc đã rất nổi tiếng như sữa "Y Lợi", quần áo thể thao "Li-ning".

    Ngọc: Cũng hy vọng sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc có thương hiệu nổi tiếng của mình thay vì các thương hiệu đặt tên nước ngoài.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>