Năm 1911 Chính phủ Nhà Thanh bán quyền xây dựng đường sắt đã dẫn đến sự phản đối của nhân dân cả nước Trung Quốc, tại Tứ Xuyên và một số nơi đã bùng phát phong trào bảo vệ đường sá. Ngày 10/10, các đoàn thể cách mạng ở Vũ Hán gồm Văn học xã và Cộng tiến hội đã phát động cuộc khởi nghĩa Vũ Xương. Sau đó các tỉnh đồng loạt hưởng ứng. Do năm 1911 là năm Tân Hợi, bởi vậy được gọi là "Cách mạng Tân Hợi".
Ngày 1/1/1912, Chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân Quốc thành lập tại Nam Kinh, ông Tôn Trung Sơn được bầu là Tổng thống lâm thời. Sau đó không lâu đã thành lập Thượng viện lâm thời, ban bố "Thoả ước lâm thời Trung Hoa Dân Quốc" có tính nhất như Hiến pháp nước Cộng hoà giai cấp tư sản. Ngày 12/2, Hoàng đế Nhà Thanh tuyên bố thoái vị. Nhưng do tính nhu nhược và thoả hiệp của giai cấp tư sản, Chính quyền đã bị Viên Thế Khải-đại diện cho giai cấp đại địa chủ và đại mại bản đánh cắp, cuộc Cách mạng Tân Hợi sục sôi lúc bấy giờ tuyên bố thật bại.
Cách mạng Tân Hợi là một cuộc "Cách mạng dân chủ của giai cấp tư sản khá rõ nét" do phe cách mạng của giai cấp tư giản, tiểu tư sản lãn đạo đứng đầu là ông Tôn Trung Sơn và đông đảo công nhân và nông dân tham gia. Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ chính phủ phong kiến phản động của Nhà Thanh, chấm dứt chế độ chuyên chính Quân chủ đã thống trị Trung Quốc mấy nghìn năm, xây dựng lên nước Trung Hoa Dân Quốc. Cách mạng Tân Hợi đã thúc đẩy mạnh mẽ giải phóng tư tưởng của dân tộc Trung Hoa, mở ra tầm nhìn mới cho lớp người tiên phong của Trung Quốc trong việc tìm tòi con đường cứu nước, cứu dân. Cách mạng Tân Hợi đã mở màn cho cuộc cách mạng dân chủ dân tộc phản đế phản phong trên ý nghĩa khá hoàn toàn, tuy nó không làm thay đổi được tính chất xã hội của Trung Quốc và cảnh ngộ bi thương của nhân dân, nhưng đã mở ra cánh cửa của trào lưu tiến bộ ở Trung Quốc.