N: Sau đây mời các bạn đến với phần thảo luận của chương trình "Chung quanh Chúng ta" hôm nay. Khách mời tham gia phần thảo luận hôm nay là chị Thu Huyền, cán bộ người Việt Nam đang làm việc tại Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Xin chào chị Huyền.
H: Chào...
N: Trước khi công bố chủ đề hôm nay, mời các bạn theo dõi một nguồn tin sau đây:
"Từ tháng 10 năm nay, Bộ Giáo dục Trung Quốc và Ủy ban công tác Ngôn ngữ văn tự Nhà nước Trung Quốc sẽ chính thức tiến hành tổ chức 'Cuộc thi kiểm tra năng lực tiếng Hán' đối với người Trung Quốc. Cuộc thi sẽ áp dụng chế độ phân cấp, tất cả có 6 cấp từ thấp đến cao. Cơ quan hữu quan cho biết, cuộc thi này nhằm khắc phục các hiện tượng như quên chữ, 'sính' sử dụng từ nước ngoài khi nói chuyện, thờ ơ với tiếng Hán v.v, của người dân cũng như để đánh giá năng lực sử dụng tiếng Hán của người Trung Quốc và tôn vinh văn hóa tiếng mẹ đẻ".
Có bạn cho rằng: chúng ta nên chú trọng hơn vào việc học hàng ngày, học quốc học tất nhiên là quan trọng, nhưng phải học đến mức phải thi lấy bằng thì là không cần thiết. M: Vâng, không biết các bạn đã nghe rõ chưa, đoạn tin vừa rồi có nhắc đến "Cuộc thi kiểm tra năng lực tiếng Hán", cuộc thi này là dành cho người Trung Quốc, bản thân những người sử dụng tiếng Hán hàng ngày. Chủ đề thảo luận của chương trình hôm nay là "Bạn nhận xét thế nào về việc Chính phủ Trung Quốc tổ chức Cuộc thi kiểm tra năng lực tiếng Hán đối với người Trung Quốc"?
N: Vâng, trước hết chúng ta cần phân biệt rõ "Cuộc thi kiểm tra năng lực tiếng Hán" với "Cuộc thi kiểm tra trình độ tiếng Hán". "Cuộc thi kiểm tra trình độ tiếng Hán", gọi tắt là HSK, là cuộc thi kiểm tra trình độ tiếng Hán của những thí sinh mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Hán, bao gồm người nước ngoài, Hoa kiều và người dân tộc thiểu số trong nước Trung Quốc. Thưa chị Huyền, hồi đại học chị đã học chuyên ngành tiếng Trung, vậy không biết chị đã từng tham gia kỳ thi HSK chưa?
H: Tôi đã từng tham gia kỳ thi HSK tại trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh. Thực ra, đối với những người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ tiếng Trung, nếu đến Trung Quốc học nâng cao hay học tiến sĩ, thạc sĩ thì không cần phải thi HSK, nhưng hồi học tiến tu sinh, tôi vẫn đăng ký tham gia để xem thi HSK như thế nào và được biết đây là một cuộc thi khá khó đối với người nước ngoài.
Có bạn cho rằng: ứng phó với các cuộc thi kiểm tra tiếng Anh đã khiến mọi người mệt mỏi lắm rồi, bây giờ kể cả tiếng mẹ đẻ cũng phải thi lấy bằng M: Mỗi lần cứ nhắc đến thi cử thì chắc những người đã từng học đại học có cảm nhận rất sâu sắc. Hồi đúng Mẫn Linh học đại học, thi tiếng Anh phải đạt cấp 4, cấp 6, thậm chí một số người học chuyên ngành tiếng Anh phải đạt cấp 8, đây là cấp cao nhất về trình độ tiếng Anh ở Trung Quốc, nhưng các cuộc thi này đều là kiểm tra trình độ tiếng nước ngoài. Tiếng Nhật cũng vậy, những người học tiếng Nhật cũng cần tham gia cuộc thi tương tự.
N: Học tiếng Việt ở Trung Quốc mặc dù không cần tham gia các cuộc thi liên quan, nhưng hàng năm đều có một cuộc thi khẩu ngữ dành cho sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt, đây cũng có thể coi là một cuộc thi kiểm tra trình độ tiếng Việt, nhưng dù là tiếng Anh, tiếng Nhật hay tiếng Việt, đối với người Trung Quốc mà nói đều là tiếng nước ngoài, còn tiếng Hán là tiếng mẹ đẻ, có cần thiết phải tổ chức thi kiểm tra năng lực tiếng Hán không?
M: Vâng, cho nên, thông tin này vừa được đưa ra đã thu hút sự quan tâm của dư luận ở Trung Quốc. Nếu nói là kiểm tra năng lực tiếng Hán đối với người Trung Quốc, thì cũng có nghĩa là hiện nay đã xuất hiện một số hiện tượng không quy phạm trong qua trình sử dụng tiếng Hán của người Trung Quốc. Là một người nước ngoài sinh sống tại Trung Quốc, chị Huyền nhận xét thế nào về các hiện tượng đó?
H: Theo tôi thì người Trung Quốc sử dụng tiếng Hán tương đối quy phạm, chẳng hạn như, một vài tháng trước, tôi nghe nói Trung Quốc đưa ra quy định không được sử dụng các từ tiếng Anh viết tắt trong chương trình phát thanh và truyền hình, chẳng hạn như từ WTO, phải viết đầy đủ là Tổ chức Thương mại thế giới. Tuy nhiên, hiện nay trong cuộc sống hàng ngày vẫn còn một số người Trung Quốc sử dụng tiếng Hán chưa được quy phạm lắm, đặc biệt trong thời đại mạng In-tơ-nét phát triển như ngày nay, mọi người quen sử dụng máy vi tính thay cho việc viết tay, thỉnh thoảng tôi thấy có người quên cả cách viết chữ Hán. Còn trong khẩu ngữ thì sử dụng quá nhiều ngôn ngữ mạng, điều này khiến những người nước ngoài như chúng tôi nghe cảm thấy rất khó hiểu.
N: Như vậy có nghĩa là chị cũng tán thành người Trung Quốc cần tham gia "Cuộc thi kiểm tra năng lực tiếng Hán", phải vậy không?
H: Tôi cho rằng tham gia thêm một cuộc thi, lợi nhiều hơn hại chứ.
M: Vậy quan điểm của Nam Dương là như thế nào? Nếu tháng 10 bắt đầu tổ chức cuộc thi này, Nam Dương có tham gia không?
N: Xét về vĩ mô, theo Nam Dương, quả thật, tổ chức một cuộc thi như vậy là có lợi cho quy phạm việc sử dụng tiếng Hán, cũng có thể khiến càng nhiều người Trung Quốc coi trọng năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, nhưng Nam Dương có tham gia hay không thì cần phải xem có cần thiết hay không. Theo Nam Dương được biết, ở Nhật Bản cũng có cuộc thi kiểm tra trình độ tiếng Nhật dành cho người dân Nhật Bản, một số trường đại học Nhật Bản khi tuyển sinh và một số công ty khi tuyển người đều tham khảo thành tích cuộc thi này của người dự tuyển, nếu Trung Quốc cũng làm như vậy, thì Nam Dương vừa không thi đại học, cũng không thi tuyển vào một công ty nào đó, và có lẽ cũng sẽ không tham gia cuộc thi kiểm tra năng lực tiếng Hán, trừ phi Đài Quốc tế yêu cầu Nam Dương phải thi.
M: Vậy, liệu "Cuộc thi kiểm tra năng lực tiếng Hán" có thể thực hiện đại trà hay nói cách khác là thực hiện đến cùng được hay không, cần phải xem hiệu quả của nó đến đâu.
N: Có thể nói như vậy, bởi vì chúng ta tham gia cuộc thi kiểm tra trình độ tiếng Anh cũng là mong sau này có thể tìm được một công việc tốt hơn.
M: Vâng, còn Mẫn Linh thì không tán thành tổ chức "Cuộc thi kiểm tra năng lực tiếng Hán" này lắm. Trước hết, vì từ nhỏ, chúng ta đã phải học môn ngữ văn, hơn nữa mỗi một năm học đều có vô số các cuộc thi như thi trắc nghiêm, thi giữa kỳ, thi cuối kỳ môn ngữ văn, thi đại học cũng phải thi môn ngữ văn, thậm chí lên đại học rồi vẫn phải học môn ngữ văn, thi môn ngữ văn, chính các cuộc thi này là nhằm kiểm tra năng lực tiếng Hán của chúng ta. Thực ra, Trung Quốc hiện nay còn có "Cuộc thi kiểm tra trình độ tiếng Phổ thông Trung Quốc" nữa, chị Huyền có biết về cuộc thi này không?
H: Vâng, Huyền cũng có tìm hiểu một chút, đây cũng là cuộc thi dành cho người Trung Quốc, nhưng hình như chỉ là cuộc thi kiểm tra trình độ khẩu ngữ tiếng Phổ thông thôi.
M: Vâng, đúng vậy, ở Trung Quốc, nếu muốn lấy được giấy chứng nhận giáo viên thì đều phải tham gia "Cuộc thi kiểm tra trình độ tiếng Phổ thông", đạt đến trình độ nào đó mới có đủ tư cách đứng trên bục giảng. Cho nên, theo Mẫn Linh, kết hợp kết quả cuộc thi kiểm tra trình độ khẩu ngữ này với thành tích thi ngữ văn từ tiểu học đến đại học thì đã đủ để kiểm tra năng lực tiếng Hán của chúng ta rồi.
N: Vâng, những điều mà Mẫn Linh vừa nói chỉ là một mặt của vấn đề, mặt khác cần xem "Cuộc thi kiểm tra năng lực tiếng Hán" này chú trọng về điểm nào, chắc chắn sẽ khác với nội dung các cuộc thi ngữ văn mà chúng ta đã tham gia, hơn nữa, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của cuộc thi này trong việc tôn vinh văn hóa tiếng mẹ đẻ.
M: Dù thế nào, hiện nay công chúng vẫn chưa biết đề thi cụ thể sẽ như thế nào, chúng ta chỉ có thể chờ mà xem thôi.
N: Vâng, sau đây mời các bạn cùng tìm hiểu về ý kiến của một số cư dân mạng Trung Quốc:
"Bạn có nickname là Tam Mao Tiểu Đậu cho rằng không cần thiết tổ chức các cuộc thi như vậy. Bởi vì, ứng phó với các cuộc thi kiểm tra tiếng Anh đã khiến mọi người mệt mỏi lắm rồi, bây giờ kể cả tiếng mẹ đẻ cũng phải thi lấy bằng, vậy thì không biết sau này có phải tất cả mọi thứ đều phải thi? Mọi người thấy hiện nay thi cử vẫn còn chưa đủ hay sao?
Một bạn cư dân mạng Trung Quốc khác viết: Tôi cho rằng, tuy cuộc thi chưa chắc đã hiệu quả, nhưng có tổ chức cũng vẫn tốt hơn là không có, bởi vì để chuẩn bị cho cuộc thi chúng ta sẽ phải học và ôn lại những kiến thức tiếng Hán liên quan, như vậy có thể nâng cao trình độ tiếng Hán. Bây giờ ở nước ngoài đang có trào lưu học tiếng Hán, nếu chúng ta thờ ơ với tiếng mẹ đẻ thì biết đâu đến một ngày nào đó tiếng Hán của người nước ngoài sẽ giỏi hơn cả người Trung Quốc.
Bạn có nickname là "Trà đá mùa hè" cho rằng: Tổ chức cuộc thi kiểm tra năng lực tiếng Hán là cần thiết để tôn vinh tốt hơn tiếng Hán.
Bạn Triệu Trường Hâm viết: Thực ra chúng ta nên chú trọng hơn vào việc học hàng ngày, học quốc học tất nhiên là quan trọng, nhưng phải học đến mức phải thi lấy bằng thì là không cần thiết".
M: Xem ra có rất nhiều kiến khác nhau.
N: Vâng, thưa chị Thu Huyền, giả sử nếu Việt Nam cũng tổ chức "Cuộc thi kiểm tra năng lực tiếng Việt" thì chị có tham gia không?
H: Nếu công việc hiện nay đòi hỏi phải có giấy chứng nhận về năng lực tiếng Việt thì tôi sẽ tham gia.
M: Dù thế nào Mẫn Linh rất tán thành các cơ quan hữu quan Việt Nam tổ chức một cuộc thi kiểm tra trình độ tiếng Việt dành cho người nước ngoài, như vậy Mẫn Linh có thể kiểm tra trình độ tiếng Việt của mình.
N: Mẫn Linh nói như vậy là vì Mẫn Linh đã tốt nghiệp đại học, và tất nhiên không còn phải lo "sốt vó" chuẩn bị cho các cuộc thi...Hì
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |