N: Thưa các bạn, trong phần tin vừa rồi có nhắc đến nhiều phụ huynh Trung Quốc thuộc thế hệ 8X sốt sắng đặt tên cá tính cho con cái, vậy trong phần thảo luận chủ đề tiếp theo, Nam Dương và Mẫn Linh xin mời các bạn cùng đến với chủ đề "Những bí mật" trong tên của người Trung Quốc.
M: Vâng. Các bạn có biết không, từ tên của người Trung Quốc, có khi chúng ta có thể đoán được thời kỳ sinh hoặc là vùng miền sinh của họ. Tiếp sau đây chúng tôi sẽ "bật mí" cho các bạn.
N: Tham gia thảo luận chương trình hôm nay còn có chị Như Ngọc, cán bộ người Việt Nam đang làm việc tại Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Chị Ngọc: Chào...
N: Thưa chị Ngọc, bản thân chị cũng nghiên cứu về tiếng Trung, vậy chị có để ý tới đặc điểm của tên người Trung Quốc không?
Chị Ngọc: Tôi cũng để ý tới một số đặc điểm của tên người Trung Quốc, chẳng hạn như, một số người Trung Quốc tên là "Kiến Quốc", "Kiến" là chỉ xây dựng, "Quốc" là chỉ đất nước, quốc gia, điều này cho thấy người mang tên này thường là sinh vào những năm 50 thế kỷ trước, bởi vì nước Trung Hoa mới được thành lập vào năm 1949, nhiều người Trung Quốc đặt tên là "Kiến Quốc", "Quốc Khánh" để bày tỏ niềm hân hoan chào đón cuộc sống mới và gửi gắm mong ước đối với sự phát triển của đất nước.
M: Chị đúng là chuyên gia về tiếng Trung. Quả thật, rất nhiều tên người Trung Quốc đều đậm đà đặc sắc thời đại. Nhưng Mẫn Linh cũng xin các bạn lưu ý là đặc điểm mà chúng tôi nhắc đến ở đây là chỉ đặc điểm chung, chúng ta cũng không loại trừ khả năng hiện nay cũng có người tên là "Kiến Quốc" hoặc "Quốc khánh".
N: Vâng.
M: Đúng như chị Ngọc vừa nói, thập niên 50 thế kỷ trước, thời kỳ đầu thành lập nước Trung Hoa mới, lúc đó rất nhiều người Trung Quốc đều được đặt tên là "Kiến Quốc", "Giải Phóng", "Viện Triều". "Giải Phóng" thì dễ hiểu, Mẫn Linh xin giải thích với các bạn về "Viện Triều", những năm đó Trung Quốc đang tiến hành cuộc chiến chống Mỹ viện trợ Triều Tiên, nên rất nhiều người sinh vào những năm đó đều được đặt tên là "Viện Triều", tức viện trợ Triều Tiên.
N: Vâng, nếu gặp người Trung Quốc tên là "Kiến Quốc", "Giải Phóng" hoặc "Viện Triều" thì chắc các bạn đoán được phần nào thời gian ra đời của họ. Thập niên 50 thế kỷ trước không những thịnh hành "Kiến Quốc", "Giải Phóng", mà con trai lúc đó cũng thường được đặt tên là "Bảo", "Phú Quý", "Bảo" tức là báu vật, tượng trưng cho của cải, vì cha mẹ đều gửi gắm hy vọng kinh tế gia đình vào con trai. Còn con gái thì hay gọi là "Thục", "Lan", "Trân" v.v, "Thục" là "thục nữ", chỉ những cô gái dịu dàng, xinh đẹp, cha mẹ hy vọng con gái mình sau này có ngoan ngoãn, xinh đẹp.
M: Vâng. Vậy thưa chị Ngọc, chị có biết người có tên là "Lưu Dược Tiến" sinh vào năm nào không ạ?
Chị Ngọc: Câu hỏi này nếu xét theo mặt chữ thì "Dược Tiến" tiếng Trung Quốc có nghĩa là nhảy vọt, bạn này chắc được sinh vào những năm 60 thế kỷ trước, thời kỳ mà Trung Quốc đang tiến hành cuộc cách mạng văn hóa và đại nhảy vọt có đúng không?
N: Đúng vậy, đây chính là đặc điểm của tên người Trung Quốc sinh vào những năm 60 thế kỷ trước. Lúc đó, đúng như chị vừa nói, Trung Quốc đang ở vào thời kỳ "Đại cách mạng văn hóa" và "Đại nhảy vọt", nên đã xuất hiện rất nhiều tên như "Hồng Vệ", tức "hồng vệ binh", hoặc "Dược Tiến", "Đông Phương" v.v, có người thậm trí lấy tên là "Văn Cách", tức là chỉ "cách mạng văn hóa".
M: Vâng, lúc đó một số người đề xuất sản lượng thép phải vượt quá Anh, Mỹ, cho nên có người đặt tên cho con là "Siêu Anh", "Siêu Mỹ", "Siêu" trong tiếng Trung là chỉ "vượt", "vượt qua". Chị thấy thú vị không?
Chị Ngọc: Theo Như Ngọc được biết, những năm 60 thế kỷ trước, kể cả một số người Trung Quốc hiện nay cũng thích đặt tên cho con là "Quân", cho nên ở Trung Quốc, "Trương Quân", "Lý Quân", "Vương Quân" là những tên đặt trùng nhiều nhất, chữ "Quân" đã gửi gắm hy vọng của cha mẹ đối con trai là phải có tinh thần trách nhiệm, "Quân" là chỉ quân đội, người lính, có kỷ luật, với cả nhập ngũ vinh quang mà. Ở Việt Nam cũng có nhiều người tên là "Quân"....
M: Vâng, những tên như "Trương Quân", "Lý Quân" mà chị vừa nhắc tới là tên hai chữ(vì chữ đầu tiên là họ). Tên của người Trung Quốc nói chung là chia thành tên hai chữ và ba chữ, cũng có một số người mang tên bốn chữ, nhưng tỷ lệ rất ít. Trước đây, đa số người Trung Quốc đều được đặt tên ba chữ, đến thập niên 70 thế kỷ trước, tên của người Trung Quốc bắt đầu đa nguyên hóa, tên hai chữ tăng nhiều, ví dụ như "Khánh", "Đống", "Huy" v.v.
N: Vâng, tên hai chữ thịnh hành nhất là vào thập niên 80, xuất hiện rất nhiều tên như "Lý Cương", "Vương Dũng", "Trương Vĩ" v.v.(Giải thích Cương là chỉ cương quyết, cương trực, Dũng là chỉ dũng cảm, Vĩ là vĩ đại), trên một góc độ nào đó đã nói lên tâm trạng của mọi người sau khi trải qua rối loạn, mong cuộc sống được "đơn giản", "yên tĩnh", "lành mạnh" v.v.
Chị Ngọc: Vậy liệu có thể hiểu rằng, nếu tôi quen người Trung Quốc mang tên hai chữ, nói chung bạn ấy được sinh vào những năm 70, 80 thế kỷ trước không? Chẳng hạn như Nam Dương, tên thật của Nam Dương là hai chữ, cho nên Nam Dương là một bạn trẻ thuộc thế hệ "8X".
N: Vâng ạ, chị nói rất đúng. Hồi mà Nam Dương đi học, cả lớp hơn 40 bạn, chỉ có khoảng 20% học sinh tên ba chữ, còn lại đều là tên hai chữ.
M: Hiện tượng này tương đối phổ biến ở miền bắc Trung Quốc, bởi vì miền bắc rất gần với Thủ đô, cho nên ảnh tưởng khá nhiều bởi văn hóa chính trị, còn ở miền nam Trung Quốc thì hiện tượng này không phổ biến lắm, hồi mà Mẫn Linh đi học, số học sinh tên ba chữ vẫn chiếm đa số.
N: Vâng. Từ thập niên 90 thế kỷ trước đến nay, tên người Trung Quốc trở nên cầu kỳ, không có đặc điểm rõ rệt, nhiều cha mẹ đều thích đặt tên cá tính cho con. Theo Nam Dương được biết, mấy năm nay, các phụ huynh thuộc thế hệ "8X" hay đặt tên cho con gồm có chữ "Tử", 5, 6 đồng sự của Nam Dương đều đã đặt tên cho con mang chữ "Tử" hoặc phát âm giống "Tử".
M: Vâng, thưa chị Ngọc, tên của người Việt Nam hình như không mang đậm nét đặc trưng thời đại, phải không ạ?
Chị Ngọc: Tên người Việt Nam cũng có mang theo đặc trưng thời đại, ví dụ như tên "Hoà Bình" thường là những người sinh vào khoảng thời gian năm 1954 đến trước năm 1960, thời kỳ khôi phục hòa bình ở Đông Dương, tên "Giải Phóng" thường sinh vào năm 1975. Người Việt Nam thường thì đặt tên theo địa danh, ví dụ nếu sinh ở miền nam thì lấy tên Nam, ở Quảng Trị thì tên Quảng, ở Hà Nội thì tên là Hà. Hay tên theo mùa, như Xuân, Hạ, Thu, Đông, hay tên động thực vật như Lan, Phượng, Hồng, Loan...
N: Mở đầu phần thảo luận hôm nay, chúng tôi cũng nhắc đến tên của người Trung Quốc không những mang đặc trưng thời đại, mà còn đậm đà đặc sắc vùng miền. Nói đến đây thì Nam Dương lại muốn hỏi chị Ngọc, chị có biết người tên là "Trương Vĩ" sinh ở vùng miền nào của Trung Quốc không?
Chị Ngọc: Vừa rồi hai bạn có nói đến tên của đa số người miền bắc Trung Quốc là tên hai chữ, vậy tôi đoán "Trương Vĩ" là người miền bắc Trung Quốc.
M: Hì...Câu hỏi này không có đáp án chính xác. Vì tên "Trương Vĩ" rất thú vị, theo con số thống kê, trong tên của người Bắc Kinh, số người tên là "Trương Vĩ" là đông nhất, trong dân số thường trú ở Bắc Kinh, tất cả có hơn 5000 người tên là Trương Vĩ. Xét về tình hình cả nước, Trương Vĩ cũng là tên có số người gọi đông nhất.
Chị Ngọc: Hoá ra là thế. Nói đến tên của người Bắc Kinh, theo quan sát của Như Ngọc, tôi từng nghe nhiều người tên là "Kinh Sinh", "Yến Sinh".
M: Vâng, "Kinh", "Yến" đều là chỉ thành phố Bắc Kinh, trong nhiều sách cổ đều gọi Bắc Kinh là "Yến Kinh". "Kinh Sinh", "Yến Sinh" là chỉ sinh ra ở Bắc Kinh. Cũng theo thống kế, trong dân số thường trú tại Bắc Kinh, cả thảy có gần 3000 người tên là "Kinh Sinh", gần 2000 người tên là "Yến Sinh".
N: Còn ở miền nam Trung Quốc, "Tuấn Kiệt", "Chí Cường" đều là những tên được nhiều người gọi nhất, nữ giới thì tên là "Muội", tức là chỉ em gái, cũng khá nhiều, sở dĩ như vậy là liên quan đến phát âm tiếng Quảng Đông.
M: Vâng, bản thân Mẫn Linh là người miền nam Trung Quốc, có thể thú thật với các bạn rằng, Mẫn Linh có nhiều bạn tên là "Tuấn Kiệt", hình như người miền nam Trung Quốc rất thích chữ "Kiệt" hay sao.
N: Ngoài ra, tên của người Trung Quốc còn thể hiện một số đặc trưng ở vùng miền khác, ví dụ như trong tên của người Đài Loan, phần lớn đều có chữ "Nhân", "Nghĩa", "Lễ", "Trí" v.v, còn tên phụ nữ thì đa số gồm có chữ "Trinh", "Đoan", "Huệ", "Phương" v.v.
M: Không những tên, mà họ cũng mang đặc trưng vùng miền. Ví dụ như những người họ Đoan đa số là ở Đại lý, tỉnh Vân Nam, họ Du thì tập trung nhiều ở Quảng Tây, Quảng Đông, họ Khôi thì đa số sống ở khu Phòng Sơn, Bắc Kinh, họ Kim và Phác thì phần lớn sinh sống tập trung ở khu dân tộc Triều Tiên tại vùng đông bắc, họ Khu thì ở tỉnh Hồ Bắc, Quảng Đông đông hơn, tỉnh Hà Bắc và Sơn Đông có nhiều người họ Mạc...
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |