"Tây Du Ký" quay vào năm 1983
"Hồng Lâu Mộng" quay vào năm 1986
Thưa các bạn, nói đến phim truyền hình Trung Quốc thì chắc các bạn không lấy bỡ ngỡ chút nào, các bộ phim truyền hình từng chiếu ở Việt Nam, trước đây có "Khát vọng", "Thủy hử", những năm nay có "Ngọc Quan âm", "Phấn đấu" v.v, nhất là "Tây Du Ký" đã được phát đi phát lại nhiều lần tại Việt Nam.
Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin chuyện trò cùng các bạn về phim truyền hình Trung Quốc, tìm hiểu xem phim truyền hình Trung Quốc được khán giả Việt Nam yêu thích như thế nào và tại sao phim truyền hình Trung Quốc được hoan nghênh ở Việt Nam.
Khát vọng
Tham gia chương trình hôm nay còn có chị Như Ngọc, cán bộ người Việt Nam đang làm việc tại Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Chị Ngọc này, Nam Dương thường xuyên nghe thấy chị bàn luận với các đồng sự khác về các bộ phim truyền hình đang chiếu trên các đài truyền hình Trung Quốc trong công việc hàng ngày, nếu đánh giá chị là một phan hâm mộ phim truyền hình Trung Quốc, chị có đồng ý không ạ?
Chị Ngọc: ....
Nếu Mẫn Linh nhớ không nhầm là, những phim truyền hình dài tập được chiếu ở Việt Nam là "Tây Du Ký", "Khát vọng" mà Nam Dương vừa nhắc đến, phải không chị? Đó là vào năm 1986 và năm 1993.
Chị Ngọc: ...
Bí thư Tỉnh Uỷ
Không biết các bạn có biết không? Bộ phim "Khát vọng" là do Chính phủ Trung Quốc tặng cho Việt Nam và không ngờ đã gây tiếng vang lớn như vậy tại Việt Nam. Sau đó Việt Nam mới nhập phim truyền hình Trung Quốc thông qua các kênh thương mại.
Vâng. Bài hát chủ đề của phim "Tây Du Ký" và "Khát vọng" vì vậy mà trở thành những bài hát thịnh hành ở Việt Nam, mặc dù khán giả Việt Nam, họ không biết tiếng Trung, nhưng lại rất quen thuộc đối với giai điệu của những bài hát này, và từ đó, "Tây Du Ký", và "Khát vọng" cũng trở thành bài hát thường xuyên biểu diễn của các đoàn ca múa nhạc hai nước Trung Quốc và Việt Nam vào những dịp chào mừng hoạt động liên quan tới hai nước. Sau đây mời các bạn và chị Ngọc cùng nghe lại bài hát "Khát vọng" quen thuộc này.
Ngoài ra còn có các bộ phim như "Tể tướng Lưu Gù", "Hoàn Châu Cách Cách" ...Nói chung là những phim thể loại dã sử cổ trang dễ được khán giả Việt Nam chấp nhận, còn hiện nay thì hình như thiên về phim thể loại tâm lý xã hội, chuyện gia đình, tình yêu v.v hơn.
Chị Ngọc...
Thưa các bạn và thưa chị Ngọc, phim truyền hình Trung Quốc không những được người dân Việt Nam yêu thích, mà kể cả quan chức, lãnh đạo Việt Nam cũng rất thích xem phim truyền hình Trung Quốc. Sau đây là trích đoạn hồi ký của nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Lý Gia Trung về cơn sốt phim truyền hình Trung Quốc tại Việt Nam.
"Các quan chức và bạn bè các giới Việt Nam thường xuyên nhắc đến cảm nhận xem phim truyền hình Trung Quốc với chúng tôi. Họ cho biết, chiếu phim 'Tây Du Ký' vào dịp nghỉ hè là sắp xếp của cơ quan giáo dục Việt Nam, như vậy học sinh sẽ vui vẻ ở nhà xem Tivi chứ không chạy nhảy lung tung trên phố nữa. Phó Thủ tướng Nguyên Công Tạn lúc đó cho biết, phim truyền hình Trung Quốc chiếu vào tối nào thì các cơ quan chính phủ khó triệu tập hội nghị vào hôm ấy, cho dù là cán bộ cấp cao cũng mong về nhà đúng giờ để không bỏ dở tập nào. Quan chức của Bộ Văn hóa Việt Nam cho biết, mỗi khi chiếu phim truyền hình Trung Quốc, người đi bộ trên phố Hà Nội sẽ giảm rõ rệt, sự cố giao thông cũng giảm tương ứng. Nhằm giành được cơ hội chiếu phim truyền hình Trung Quốc, Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam và Đài Truyền hình Hà Nội thỉnh thoảng cũng xảy ra mâu thuẫn và cạnh tranh với nhau, chính vì vậy mà tối hôm trước Đài Truyền hình Việt Nam chiếu phim 'Tể tướng Lưu Gù', sáng thứ hai Đài Truyền hình Hà Nội còn chiếu lại. Không ít người đi làm còn đến muộn vì một tập phải đến 8 giờ 15 phút mới hết. Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh cũng không chịu thua, nghĩ mọi cách mua phim truyền hình Trung Quốc, như vậy thường xuyên hình thành cục diện Đài Truyền hình Quốc gia, Đài Truyền hình Hà Nội và Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh chiếu cùng một lúc phim truyền hình Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam và người dân bình thường đều thích xem phim truyền hình Trung Quốc, Tổng Bí thư Đỗ Mười từng nói với tôi rằng, đồng chí đã xem phim 'Trưởng thôn' của Trung Quốc, đồng chí cho rằng nội dung rất hay. Tôi nói, 'Trưởng thôn' là nói về câu chuyện ở nông thôn, khán giả ở thành phố có lẽ sẽ cảm thấy có chút quê. Như đồng chí Đỗ Mười nói, bộ phim này nói về vấn đề xây dựng tổ chức đảng cơ sở ở nông thôn, đây là một vấn đề hết sức quan trọng, không những không quê mà còn có rất nhiều gợi ý đối với đồng chí. Năm 1996, Chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc lúc đó Lý Thụy Hoàn thăm Việt Nam, tiến hành hội đàm với đồng chí Lê Khả Phiêu, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nói đến vấn đề chống tham nhũng, đồng chí Lê Khả Phiêu nói, giám đốc công an trong phim truyền hình Trung Quốc 'Xứng danh Anh hùng' rất giống giám đốc công an ở Việt Nam, hai nước cũng có nhiều điểm tương đồng trong vấn đề chống tham nhũng, có thể trao đổi kinh nghiệm, phối hợp lẫn nhau. Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trương Mỹ Hoa lúc đó từng nói, đồng chí rất thích xem phim 'Nghiệp Chướng', đồng chí ngày nào cũng xem, đặc biệt rất thích nghe bài hát trong phim. Đồng chí không cầm nổi nước mắt khi hát cho chúng tôi nghe bài hát đó 'Cha một nhà, mẹ một nhà...' "
Mời các bạn trở lại chương trình "Chung quanh Chúng ta" của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Thưa các bạn và chị Ngọc, các bộ phim truyền hình Trung Quốc được chiếu rộng rãi ở Việt Nam hiện đã trở thành cửa sổ để nhân dân Việt Nam tìm hiểu về văn hóa lịch sử và xã hội ngày nay ở Trung Quốc.
Chị Ngọc: Vâng, các bộ phim truyền hình Trung Quốc cũng có tác động nhất định đối với giá trị quan và ngôn ngữ Việt Nam
Vậy theo chị, là một khán giả Việt Nam bình thường, tại sao chị lại thích xem phim truyền hình Trung Quốc?
Chị Như Ngọc:...
Chị hiện đang sinh sống và làm việc ở Trung Quốc, chị có cơ hội tiếp xúc càng nhiều phim truyền hình Trung Quốc mà nhiều khán giả Việt Nam chưa có cơ hội thưởng thức, chị có thể giới thiệu một số bộ phim mới và hay cho các bạn thính giả đang có mặt bên máy thu thanh hâm mộ phim truyền hình Trung Quốc không ạ?.
Chị Ngọc... "Chúng ta là anh em", "Đám cưới vàng", "Hạnh phúc đến gõ cửa"...
Vâng, bây giờ thỉnh thoảng trên đài truyền hình Trung Quốc cũng có chiếu phim Việt Nam như phim "Ba mùa", "Muà đu đủ xanh", "Bao giờ cho đến tháng Mười", chúng tôi hy vọng phim truyền hình thực hiện trở thành cầu nối tìm hiểu lẫn nhau của nhân dân Trung Quốc và Việt Nam. Chương trình hôm nay xin tạm dừng tại đây...
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |