Bất cứ là các nước láng giềng gần gũi chỉ cách Trung Quốc có một con nước hay là những nước cách xa muôn vạn trùng dương, các bạn đều có thể đón nghe các câu chuyện xúc động và đưa tin cập nhật bằng nhiều thứ tiếng địa phương của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Bất cứ là ngôn ngữ thông dụng được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga, tiếng A-rập, hay là những ngôn ngữ chỉ sử dụng trong một số nước và dân tộc như tiếng Băng-la-đét, tiếng Pút-tu, tiếng Xin-ha-li, tiếng Xoa-li-li, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đều có tần số và trang web riêng.
Cuộc gặp mặt thính giả của CRI tại Ken-ni-a
Song Song với việc triển khai phát thanh bằng 61 thứ tiếng, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc cũng đã vun đắp tình cảm sâu nặng với các nước và các nền văn hoá ngay đằng sau mỗi thứ tiếng.
Ngày 29/8/1968, ông Lạc Đông Tuyền đang du học tại Ru-ma-ni cùng các bạn ngồi chờ bên chiếc máy thu thanh cũ. Hôm đó, chương trình tiếng Ru-ma-ni của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã chính thức phát sóng, mọi người đều vui mừng hớn hở đón chào giây phút này. Ông nói:
"Lúc đó, chúng tôi đang du học ở nước ngoài, sau khi chúng tôi biết tin Trung Quốc bắt đầu phát sóng chương trình tiếng Ru-ma-ni, chúng tôi hết sức vui mừng, hết sức phấn khởi, chúng tôi báo tin cho nhau. Tối 29/8, rất nhiều sinh viên đã ngồi bên chiếc máy thu thanh cũ, đến khoảng 9 giờ tối, tiếng nói của Đài đã truyền đến nhà trường, đây là tiếng nói Ru-ma-ni! Chúng tôi hết sức phấn khởi. Lúc đó tôi mong ước, nếu sau này tốt nghiệp, được công tác tại Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, gia nhập đội ngũ phát thanh của Ban tiếng Ru-ma-ni, thì sẽ tự hào biết bao."
Các cán bộ ban tiếng Pút-tu của CRI năm 1983
Một năm sau, ông Lạc Đông Tuyền được Ban tiếng Ru-ma-ni Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc tuyển làm phát thanh viên. Ông nói, tiếng Ru-ma-ni nghe như tiếng hát, dịu dàng êm ái. Ông đã làm suốt đời ở ban tiếng Ru-ma-ni, Ru-ma-ni đã trở thành quê hương thứ hai của ông. Ông nói:
"Tôi bắt đầu học tiếng Ru-ma-ni từ năm 17, 18 tuổi, học cả đời tiếng Ru-ma-ni, làm việc cả đời bằng tiếng Ru-ma-ni, tôi đã coi Ru-ma-ni là quê hương thứ 2 của mình, tôi từng nói với người Ru-ma-ni rằng, tôi lớn lên bằng bánh mỳ của Ru-ma-ni, cho nên, tôi thấy rất thân thiết với đông đảo các bạn thính giả Ru-ma-ni, mỗi khi sang Ru-ma-ni, tôi đều phải hẹn các bạn một buổi chuyện trò, nên tôi rất yêu tiếng Ru-ma-ni" .
Ông Lạc Đông Tuyền đã coi tiếng Ru-ma-ni là sự nghiệp cả đời của mình, tại Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, những người như ông còn rất nhiều. Trong trái tim họ, bất cứ quốc gia lớn hay nhỏ, văn hoá không có biên giới, chỉ cần giao lưu với các bạn thính giả bằng tiếng nước ngoài, đó là niềm tư hào của mình.
Các bạn thân mến, Ban tiếng Băng-la-đét của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã có hơn 40 năm lịch sử. Trong hơn 40 năm qua, tiếng nói hữu nghị của Trung Quốc chưa từng ngừng nghỉ.
Các cán bộ ban tiếng Băng-la-đét thăm nhà chuyên gia Băng-la-đét
Qua theo dõi chương trình của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, rất nhiều thính giả đã từ tuổi thơ ấu bước sang tuổi trung niên, rất nhiều thính giả đã kết nên mối tình hữu nghị sâu nặng với các phát thanh viên Trung Quốc nói tiếng Băng-la-đét trôi chảy.
Ông Thạch Cảnh Vũ suốt đời gắn bó với nghề phát thanh tiếng Băng-la-đét cho rằng, đối với người Băng-la-đét địa phương mà nói, Trung Quốc phát thanh bằng tiếng dân tộc của mình, điều này đã thể hiện sự tôn trọng lớn nhất của Trung Quốc đối với văn hoá của Băng-la-đét. Ông Thạch Cảnh Vũ nói:
"Tuy dân số Băng-la-đét khá đông, nhưng diện tích của nước này lại khá hẹp, trong con mắt của người dân Băng-la-đét, Trung Quốc là một nước lớn. Người dân Băng-la-đét biết Trung Quốc hết sức coi trọng bất cứ một nước nào, chính sự coi trọng này đã khiến nhiều học sinh sang học tiếng Băng-la-đét, còn phát thanh bằng ngôn ngữ của dân tộc này, đây là điều làm họ xúc động nhất. Một số thính giả còn thường xuyên viết thư rằng, Trung Quốc phát sóng chương trình bằng tiếng Băng-la-đét đã thể hiện sự coi trọng đối với chúng tôi. Đây là điều khiến chúng tôi xúc động nhất".
Tiếng Băng-la-đét là quốc ngữ của Băng-la-đét và một trong những thứ tiếng quan trọng nhất của Ấn Độ, số người sử dụng tiếng mẹ đẻ lên tới hơn 200 triệu người, trong đó có một nhà thơ vĩ đại, đó chính là Tagore.
Nhưng vì nhiều nguyên nhân, những tác phẩm của nhà thơ Tagore mà các độc giả Trung Quốc được tiếp xúc, phần lớn được dịch từ tiếng Anh và tiếng Nga, để giới thiệu nguyên bản tác phẩm của nhà thơ vĩ đại này cho đông đảo độc giả Trung Quốc, từ thập niên 90 của thế kỷ trước, ông Thạch Cảnh Vũ đã dịch một loạt tác phẩm của nhà thơ Tagore như "Bài thơ cuối cùng" "Vườn trồng hoa" "Nữ tín đồ".
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày sinh của nhà thơ Tagore, Ban tiếng Băng-la-đét đã xây dựng nhiều chương trình chuyên đề. Vị anh hùng dân tộc của mình được kỷ niệm, ngôn ngữ dân tộc của mình được chấp nhận, các bạn thính giả Băng-la-đét đã cảm nhận sự tôn trọng về văn hoá dân tộc của mình. Ông Thạch Cảnh Vũ nói:
"Năm nay là kỷ niệm 150 năm ngày sinh của nhà thơ Tagore, chúng tôi đã liên tục ba ngày xây dựng chương trình đặc biệt, trong đó có phỏng vấn những chuyên gia học giả, các nhân sỹ hữu quan, ngay sau đó, chúng tôi lập tức nhận được thư điện tử của thính giả, các bạn rất thích hoạt động như vậy, Trung Quốc đặc biệt coi trọng Nhà thơ Tagore, nên các bạn cảm thấy rất tự hào" .
Các cán bộ ban tiếng Ru-ma-ni tiễn chuyên gia về nước
Theo yêu cầu của thời đại và sự thay đổi của tình hình quốc tế, sự nghiệp truyền thông đối ngoại của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã không ngừng phát triển. Theo đà phát triển công nghệ thông tin, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã dốc sức tăng cường xây dựng mạng lưới trang web các ngôn ngữ.
Năm 1998, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã thành lập trang web gồm nhiều thứ tiếng---"CRI online". Các bạn thính giả không những có thể theo dõi chương trình phát thanh xây dựng bằng tiếng mẹ đẻ của mình, mà còn có thể dùng tiếng mẹ đẻ của mình để truy cập tin bài.
Hiện nay, "CRI online" đã phát triển trở thành mặt bằng truyền thông gồm 61 thứ tiếng, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc cũng đã trở thành một cơ quan truyền thông quốc tế sử dụng ngôn ngữ nhiều nhất trên toàn thế giới.
Mặt bằng phương tiện truyền thông mới đã thu hút sự chú ý của ngày càng nhiều bạn trẻ, anh Tịch Mãnh, phóng viên của ban tiếng Pút-tu chính là một trong số những người đó.
Tiếng Pút-tu là một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất tại Áp-ga-ni-xtan, hiện nay đã có lịch sử hơn 3000 năm. Năm 1973, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã bắt đầu phát thanh sóng ngắn chương trình tiếng Pút-tu, năm 2010, chương trình FM của tiếng Pút-tu đã đồng thời phát sóng tại Ca-bun, Thủ đô Áp-ga-ni-xtan và Can-đa-ha, thanh phố lớn thứ hai của Áp-ga-ni-xtan, mở ra một chân trời mới cho đông đảo nhân dân Áp-ga-ni-xtan tìm hiểu Trung Quốc.
Anh Tịch Mãnh nói, khác với chương trình phát thanh của các nước phương Tây tại Áp-ga-ni-xtan như BBC và VOA, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc là một Đài phát thanh hoàn toàn do người nước ngoài phát thanh bằng tiếng Pút-tu và xây dựng chương trình. Đối với thính giả Áp-ga-ni-xtan mà nói, đây là điều khiến họ cảm động nhất. Anh Tịch Mãnh nói:
"Các bạn cảm thấy rất kinh ngạc: Hoá ra Trung Quốc còn có những người biết nói tiếng Pút-tu và phát thanh bằng tiếng Pút-tu, đây là điểm hấp dẫn đối với họ. Tuy thời lượng phát sóng vẫn còn ngắn, nhưng đã thu hút sự quan tâm chú ý của các phương tiện truyền thông chính phủ, các quan chức cấp cao và đông đảo người dân Áp-ga-ni-xtan, trước kia, tuy điều kiện sinh hoạt rất khó khăn, nhưng các bạn thính giả vẫn kiên trì theo dõi chương trình phát thanh sóng ngắn của chúng tôi, hiện nay chúng tôi đã thành lập Đài FM, nên các bạn thính giả càng cảm thấy vui mừng."
Để tăng cường giao lưu văn hoá giữa hai nước, ban tiếng Pút-tu Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã biên soạn một bộ Từ điển Hán---Pút-tu đầu tiên.
Trong đội ngũ phát thanh tiếng nước ngoài bằng 61 thứ tiếng của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, ban Quốc tế ngữ là một ban đặc biệt nhất, Quốc tế ngữ là một thứ tiếng được sáng chế, chứ không phải là ngôn ngữ của một nước hoặc dân tộc nào.
Nhưng tại Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, Quốc tế ngữ được coi là ngôn ngữ giàu chủ nghĩa lý tưởng nhất, Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã phát sóng chương trình Quốc tế ngữ hơn 50 năm.
Ông Tạ Ngọc Minh là một cán bộ kỳ cựu trong ban Quốc tế ngữ của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, ông từng bỏ ra 10 năm để dịch tác phẩm cổ điển văn học Trung Quốc "Hồng Lâu Mộng" ra tiếng Quốc tế ngữ.
Ông Tạ Ngọc Minh không thể dùng một từ nào có thể lột tả được tình yêu của ông đối với Quốc tế ngữ: Khi vợ ông đang mang thai, ông hàng ngày đã bắt đầu sử dụng Quốc tế ngữ nói chuyện với con gái của mình, thậm chí tiếng mẹ đẻ của con gái ông là hai thứ tiếng---Quốc tế ngữ và tiếng Trung, tính đến nay, hai bố con ở nhà vẫn thường xuyên giao lưu bằng Quốc tế ngữ.
Hiện nay, nhân viên chủ lực trong ban Quốc tế ngữ của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc là hàng loạt thanh niên trẻ, thí dụ như cô gái xinh đẹp Vương Sơn Sơn.
Năm 2004, chị Sơn làm tình nguyện viên để tham gia Hội nghị Quốc tế ngữ lần thứ 89 diễn ra tại Bắc Kinh, đông đảo người sử dụng và chuyên gia học giả Quốc tế ngữ trên toàn cầu đều sum họp tại đây, điều này đã khiến chị cảm động sâu sắc.
Theo chị Sơn, con người đã phát minh ngôn ngữ này, chính là thể hiện sự khát vọng hướng tới bình đẳng. Chị Sơn nói:
"Trong hội nghị lần này, mọi người tuy đến từ các nước khác nhau, nhưng đều sử dụng chung một thứ tiếng, tôi thấy rất phấn khởi, điều này đã tác động sâu sắc tới tôi. Ngôn ngữ này không phải tiếng mẹ đẻ của một nước nào, đối với mỗi một người mà nói, đều là tiếng nước ngoài, rất công bằng, mọi người có thể giao lưu một cách bình đẳng trên cùng một cơ sở."
Trong các câu chuyện của Kinh Thánh, loài người từng chung sức xây dựng một ngôi tháp cao để leo lên thiên đường, nhưng Thượng Đế đã ngăn cản hành động của con người, Thượng Đế ra lệnh loài người phải sử dụng ngôn ngữ khác nhau, để không thể giao lưu với nhau, vì vậy, kế hoạch xây dựng tháp cao bị thất bại, từ đó loài người phải tách xa nhau.
Nhưng ở Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, qua sự nỗ lực của mình, tôn trọng văn hoá đa nguyên, hướng tới bình đẳng và bao dung của các nền văn hoá khác nhau, bằng hành động thực tế của mình, các nhân viên trong Đài giàu lý tưởng sẽ nói với mỗi một thính giả trên toàn thế giới rằng: Loài người chưa bao giờ tách rời nhau.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |