• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Cuộc thi tìm hiểu nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc"-II

    2011-06-14 17:15:21     cri

    Nghe Online I                 Nghe Online II

    Đến ngày 3 tháng 12 năm nay, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc sẽ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập của Đài.

    Trong chặng đường phát triển 70 năm qua, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc không những giới thiệu chân thực với thế giới sự phát triển của Trung Quốc, mà còn ghi chép diễn biến quốc tế phức tạp với thái độ tỉnh táo khách quan, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước.

    Kể từ khi bước sang thế kỷ mới, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc càng chú trọng đi sâu trao đổi với phương tiện truyền thông và thính giả các nước, tổ chức hàng loạt hoạt động song phương hoặc đa phương, trở thành sứ giả quảng bá tình hữu nghị quốc tế.

    Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc là cơ quan truyền thông quốc tế sử dụng ngôn ngữ nhiều nhất trên thế giới, coi việc giới thiệu Trung Quốc với thế giới, giới thiệu thế giới với thế giới là nhiệm vụ của mình.

    Tại các trường hợp như Đại sảnh nghị sự ở Trụ sở Liên Hợp Quốc, sự kiện ném bom trong cuộc chiến Cô-xô-vô, hiện trường tiếp lãnh đạo chính trị ở Nhà trắng Mỹ, lễ nhậm chức Nguyên thủ quốc gia châu Phi v.v, đều có thể nhìn thấy bóng dáng đưa tin tất bật của phóng viên Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.

    Tháng 3 năm 1999, cuộc chiến Cô-xô-vô bùng nổ. Lúc cuộc chiến vừa bùng nổ, chị Vương Trí Mẫn, phóng viên Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc lúc đó thường trú ở Nam Tư tưởng như "đành phải bó tay", nhưng rất nhanh người nữ phóng viên gầy yếu này đã lấy lại can đảm, bất chấp súng đạn, đi phỏng vấn người dân địa phương, tìm hiểu cuộc sống của họ trong chiến tranh, rồi thông qua làn sóng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc cho thế giới biết ở đây đang xẩy ra chuyện gì. Khi nhớ lại tình hình lúc đó, chị Vương Trí Mẫn nói:

    "Tôi cũng sợ, lúc chiến tranh vừa bùng nổ, tôi rất sợ, khi tuyên bố cuộc chiến bắt đầu, tôi không có phương sách gì cả, vì chưa bao giờ trải qua chiến tranh, tôi không biết chiến tranh sẽ diễn biến đến mức nào. Tôi lấy lại can đảm, lái xe đến trường học, đến các doanh nghiệp tôi quen biết, đến hầm tránh máy bay, đến khu chung cư, suốt ngày không ăn cơm, lái xe 8 tiếng đồng hồ, vòng quanh nửa thành phố Bê-ô-grát. Sau khi về tới nơi ở, tôi đã nắm được một số tình hình, biết phải đưa tin như thế nào. Vì mỗi khi tôi đến một nơi, tôi đều trao đổi với mọi người, họ đều rất nhiệt tình, đến đâu cũng nhận được sự tiếp đón nhiệt tình của họ."

    Trong cuộc chiến kéo dài gần 80 ngày, chị Vương Trí Mẫn trải qua không ít nguy hiểm: có lần một quả bom nổ chỉ cách chỗ chị có 50 mét; chị từng bị thẩm vấn vì đi phỏng vấn ở khu vực quân sự cấm vào.

    Phóng viên CRI đưa tin phỏng vấn tại Hội nghị Nhân quyền Liên Hợp Quốc năm 1993

     Tất nhiên, công việc của chị cũng mang lại cho chị nhiều giải thưởng vinh dự, chẳng hạn, một loạt tin bài cập nhật nhan đề "Liên Bang Nam Tư trong khói lửa chiến tranh" do chị viết được trao Giải thưởng báo chí cấp quốc gia năm đó.

    Kể từ thập niên 80 của thế kỷ 20 khai trương cơ quan thường trú đợt đầu ở hải ngoại đến nay, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã khai trương 32 cơ quan thường trú ở hải ngoại, trong đó bao gồm khu vực Hồng Công và Ma-cao, trong 10 năm tới sẽ khai trương 8 cơ quan thường trú khu vực, lần lượt phụ trách khu vực châu Phi, Trung Đông, châu Âu, Bắc Mỹ v.v.

    Những cơ quan thường trú này giống như một cái "vòi" vươn xa của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, quan tâm theo dõi tình hình từng ngóc ngách trên khắp thế giới.

    Ở những nơi có cục diện không yên tĩnh đều có bóng dáng của phóng viên Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.

     Trong 5 năm đầu của thế kỷ 21 là thời kỳ bận rộn nhất và khó quên nhất của anh Hồng Lâm, nguyên phóng viên hàng đầu của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc thường trú tại Pa-ki-xtan.

    Anh Hồng Lâm đã tham gia đưa tin các sự kiện quan trọng như cuộc chiến Áp-ga-ni-xtan, cuộc chiến I-rắc, khủng hoảng hạt nhân I-ran, sóng thần Ấn Độ Dương v.v.

    Phóng viên Hồng Lâm đang phỏng vấn tại Pa-ki-xtan

     Trong album ảnh của anh Hồng Lâm, có một tấm ảnh quý báu đó là ảnh anh bế đứa trẻ sơ sinh, tấm ảnh này ghi lại một chi tiết khi anh Hồng Lâm đưa tin về cuộc chiến I-rắc năm 2003, cũng là một ký ức ấm áp trong "cuộc chiến đưa tin" khốc liệt. Anh nói:

    "Khi tôi phỏng vấn tại một trại tỵ nạn ở biên giới giữa I-rắc và Gioóc-đa-ni, tôi gặp người tỵ nạn ít tuổi nhất, đó là bé gái người Xô-ma-li-a vừa ra đời ở Bát-đa sau khi cuộc chiến I-rắc bùng nổ. Khi phỏng vấn mẹ của bé, tôi gặp phải khó khăn rất lớn, vì phụ nữ theo đạo I-xlam không bao giờ tiếp nhận phỏng vấn của nam phóng viên trong tình hình không có người chồng hoặc anh trai ở bên cạnh. Dưới sự giúp đỡ của nhiều bên, lại vì chị ấy hữu hảo với phóng viên Trung Quốc, chị ấy đã tiếp nhận phỏng vấn của tôi. Tôi còn bế bé gái để chụp một tấm ảnh. Sau khi tấm ảnh này được công bố qua báo in và truyền hình, đã thu hút nhiều người quan tâm và chú ý. Lúc kỷ niệm 1 năm Ngày bùng nổ cuộc chiến I-rắc, còn có thính giả gọi điện tới Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, hỏi tình hình của bé gái ra đời trong khói lửa chiến tranh hiện nay ra sao."

     Những năm qua, cùng với sự phát triển của Trung Quốc, cộng đồng quốc tế bắt đầu quan tâm và mong chờ tiếng nói đến từ nước đang phát triển.

    Mỗi khi xẩy ra sự kiện quốc tế quan trọng, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc luôn cố gắng đưa ra tiếng nói của Trung Quốc. Anh Hồng Lâm nói:

    "Xoay quanh cùng một sự kiện báo chí, phóng viên Trung Quốc và phóng viên phương Tây có điểm xuất phát và suy nghĩ khác nhau. Trong giới báo chí quốc tế, phóng viên Trung Quốc có nghĩa vụ đưa ra tiếng nói và suy nghĩ độc lập của mình. Vì trong một số trường hợp, phóng viên Trung Quốc không những đại diện cho tiếng nói của Trung Quốc, mà còn đại diện cho góc độ nhận xét của các nước đang phát triển. Nếu phương tiện truyền thông Trung Quốc có thể trở thành một nguồn gốc cung cấp thông tin thời sự chính trong cộng đồng quốc tế, thì không những có lợi cho sự phát triển của phương tiện truyền thông Trung Quốc, mà còn có lợi cho hoà bình và ổn định của thế giới."

    Trong khi tập trung đưa tin về tình hình phát triển xã hội của Trung Quốc và diễn biến quốc tế phức tạp, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc những năm qua còn không ngừng đổi mới tư duy truyền thông quốc tế, tổ chức hàng hoạt hoạt động quy mô xuyên quốc gia hoặc xuyên khu vực, bắc cầu giúp khán thính giả nước ngoài tìm hiểu Trung Quốc, kết nối mối tình hữu nghị quốc tế.

    Năm 2006, thể theo quyết định của Nguyên thủ hai nước Trung-Nga, hai nước lần lượt tổ chức hoạt động "Năm Quốc gia" ở nước mình. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc nắm bắt thời cơ này, sắp xếp và tổ chức hoạt động đưa tin xuyên quốc gia có quy mô lớn mang tên "Hành trình Hữu nghị Trung-Nga•Chuyến thăm Nga".

     Vì vậy, Quảng trường Đỏ ở Mát-xcơ-va đã đón chào mấy chục phóng viên Trung Quốc lái xe việt dã lặn lội đường xa.

     Đương kim Tổng thống Nga Mét-vê-đép lúc đó nhậm chức Phó Thủ tướng thứ nhất Liên bang Nga, gửi điện mừng, ca ngợi "hành động thu được thành quả nổi bật, có quy mô hoành tráng, độc nhất vô nhị này trở thành một phần quan trọng trong dự án hoạt động phương tiện truyền thông báo chí 'Năm Quốc gia Nga' của Trung Quốc".

     Năm thứ hai, nhiều phương tiện truyền thông Nga cũng tổ chức hoạt động "Hành trình Hữu nghị Trung-Nga•Chuyến thăm Trung Quốc", họ lái xe đi phỏng vấn ở 15 tỉnh thành Trung Quốc, và thu được thành công tốt đẹp.

    Chị Phạm Băng Băng, một trong những người sắp xếp chính của hoạt động này, chuyên gia kỳ cựu ban tiếng Nga Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc cho biết, sở dĩ sắp đặt hoạt động này là vì một ý nghĩ đơn giản. Chị nói:

     "Khi sắp xếp hoạt động, mục đích của chúng tôi rất đơn giản, là nhằm giúp người Nga tìm hiểu Trung Quốc, đồng thời giúp người Trung Quốc tìm hiểu Nga. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, tôi đi theo đoàn phỏng vấn ở Nga, có người Nga hỏi tôi: người Trung Quốc vẫn tết bím tóc chứ? Lúc đó tôi rất ngạc nhiên, người Nga không hiểu Trung Quốc lắm. Cho nên tôi nghĩ liệu có thể tổ chức một hoạt động đường trường phỏng vấn đưa tin hay không, để nhân dân hai nước tiếp xúc nhau, phương tiện truyền thông của hai nước cũng có cơ hội giao lưu và tìm hiểu lẫn nhau."

     Hai năm sau, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc còn tổ chức hoạt động Cuộc thi hát mang tên "Tình cảm gắn bó với Nga—người Trung Quốc hát bài hát Nga".

    Tại hiện trường trao giải thưởng vòng chung kết, hai vị khách quý—Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Nga Pu-tin đã góp mặt tham dự. Thủ tướng Nga Pu-tin dùng "đặc biệt vui mừng" để hình dung tâm trạng của ông. Thủ tướng nói:

    "Điều khiến tôi có ấn tượng sâu sắc nhất là, nhiều người Trung Quốc ở các lứa tuổi, sinh ra ở thời đại khác nhau, đều có hứng thú với văn hóa Nga. Hơn nữa, chúng tôi còn chứng kiến có thanh niên tham gia Cuộc thi 'Người Trung Quốc hát bài hát Nga' này, điều này khiến tôi đặc biệt vui mừng."

    Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho rằng, những hoạt động văn hóa như Cuộc thi "Người Trung Quốc hát bài hát Nga" có thể khiến nhân dân hai nước trao đổi tình cảm, đặt nền móng cho quan hệ hai nước Trung-Nga tiếp tục phát triển. Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói:

    "Hai nước Trung-Nga đều là quốc gia vĩ đại có lịch sử lâu đời, cơ sở của quan hệ hai nước là nhân dân, là tình cảm của nhân dân. Vì vậy, phải cảm ơn các bạn, các bạn đã dùng ngôn ngữ thúc đẩy nhân dân hai nước giao lưu tư tưởng, trao đổi văn hóa, các bạn dùng âm nhạc và bài hát khiến nhân dân hai nước được trao đổi tình cảm, đây mới là tương lai phát triển quan hệ hai nước."

    Cô giáo đang hướng dẫn các thí sinh tham gia Tiếng hát hữu nghị

    Tiếng hát hữu nghị vẫn đang tiếp tục: năm 2010, nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung-Việt và Năm hữu nghị Trung-Việt, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc phối hợp với nhiều phương tiện truyền thông của hai nước Trung-Việt cùng tổ chức hoạt động "Cùng hát bài ca hữu nghị•Cuộc thi biểu diễn bài hát Trung-Việt năm 2010".

    Trong thời gian 6 tháng diễn ra cuộc thi, hơn 300 người yêu thích bài hát hai nước Trung-Việt đã tích cực tham gia.

    Các bạn đang nghe là bài hát Trung Quốc "Hôm nay là ngày sinh của Tổ quốc" do thí sinh Việt Nam Trần Thu Hà biểu diễn.

    Những năm qua, nhiều ban ngôn ngữ của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc phối hợp với phương tiện truyền thông nước ngoài tổ chức nhiều hoạt động giao lưu.

    Những hoạt động này không những đã tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa Trung Quốc và nước ngoài, mà còn thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước. Phó Tổng Biên tập Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc Doãn Lực đánh giá cao những hoạt động này, ông nói:

     "Là phương tiện truyền thông tầm cỡ quốc tế, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc có trách nhiệm sắp xếp hoạt động xuất phát từ tầm nhìn quốc tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước, truyền bá tình hữu nghị giữa hai nước, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau. Hiện nay chúng tôi có thể nói, những mục đích này đều đã thực hiện."

     

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>