Năm nay là kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Như vậy là Đài đã đi qua một chặng đường dài 70 năm đầy sóng gió. Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc được ra đời trong thời kỳ chiến tranh chống Phát-xít, nay đã trở thành một cơ quan truyền thông quốc tế truyền tải thông tin tới thế giới bằng 61 thứ tiếng.
Trong 70 năm qua, thông qua các chương trình phỏng vấn đưa tin và chuyên mục khác nhau, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã truyền tải những lời thăm hỏi và tình hữu nghị tới nhân dân các nước trên thế giới, đã bày tỏ nguyện vọng theo đuổi, bảo vệ hòa bình, chính nghĩa của nhân dân Trung Quốc, chương trình của đài cũng luôn luôn thể hiện sự quý trọng và tôn trọng đối với nền văn minh đa nguyên.
Bắt đầu từ hôm nay, xin mời quý vị và các bạn đón nghe câu chuyện huyền thoại của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc qua 4 kỳ chương trình, cảm nhận không khí phát triển tương lai, đồng thời tham gia Cuộc thi "Những tiếng nói đi cùng năm tháng-Cuộc thi chào mừng 70 năm Ngày thành lập Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc".
Đúng đấy, người đoạt giải đặc biệt sẽ được mời sang Trung Quốc tham quan miễn phí, không những được thăm đài, mà còn được tham quan các danh lam thắng cảnh của Trung Quốc.
Nếu các bạn thường xuyên nghe chương trình của đài thì chắc chắn sẽ rất quen thuộc nhạc hiệu này. Cùng với nhạc hiệu này, bất kể ở mọi nơi, mọi lúc, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đều mang đến cho từng thính giả những thông tin phong phú và tình cảm chân thành. Nhạc hiệu này đã trở thành tiêu chí của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Bước vào đại sảnh của trụ sở làm việc của đài, đập vào mắt mọi người là dòng chữ "lập trường Trung Quốc, tầm nhìn quốc tế, tấm lòng nhân văn", đây là quan điểm truyền thông của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc. Lập trường Trung Quốc là gì? Làm thế nào có được tầm nhìn quốc tế? Tấm lòng nhân văn thể hiện ở chỗ nào? Có lẽ, tất cả những điều này đều đã được định sẵn vào những năm đầu khai sinh của Đài. Sau đây, xin mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi ôn lại chặng đường phát triển của đài.
Bài phát thanh tiếng Anh của Đài Phát thanh Tân Hoa Diên An
Vào những năm đầu thập niên 40 thế kỷ trước, nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ đang tiến hành cuộc chiến tranh chống Phát-xít gian khổ, ngoan cường chống lại sự tấn công của quân xâm lược Nhật. Để tuyên truyền cho chiến tranh chống Nhật cứu nước, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho thành lập Đài Phát thanh Tân Hoa Diên An (tiền thân của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc) tại Diên An ở miền tây bắc Trung Quốc, trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ.
Phát thanh viên đầu tiên của đài - nhân sĩ chống chiến tranh của Nhật sinh sống tại Trung Quốc Ha-ra Ki-yo-shi
Ngày 3/12/1941, đài lần đầu tiên phát sóng bằng tiếng Nhật, đối tượng phát thanh là quân xâm lược Nhật tại Trung Quốc. Phát thanh viên đầu tiên của đài là nhân sĩ chống chiến tranh của Nhật sinh sống tại Trung Quốc Ha-ra Ki-yo-shi.
Ngày 3/12/1941, được xác định là ngày thành lập Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Tuy phòng phát thanh lúc bấy giờ chỉ là một hang động nhỏ với thiết bị thô sơ, công suất máy phát chỉ có 300 oát, nhưng chính từ chỗ ấy, ngày ấy, bầu trời Trung Quốc bắt đầu phủ sóng chương trình phát thanh ngoại ngữ nhằm vào đối tượng người nước ngoài. Bà Ha-ra Ki-yo-shi kể lại rằng:
"Tôi làm công tác phát thanh tại Diên An, lúc ấy điều kiện rất gian khổ, nhưng tôi đã được các đồng chí ở Diên An chăm sóc rất chu đáo".
Chương trình phát thanh của bà Ha-ra Ky-yo-shi truyền đi từ động Diên An đã trở thành một vũ khí phá vỡ ý chí chiến đấu của quân Nhật. Rất nhiều sĩ quan và binh lính quân Nhật biết được sự thật chiến tranh qua chương trình phát thanh, sau đó đã quay lại đóng góp cho sự nghiệp chống chiến tranh.
Sau khi Trung Quốc giành thắng lợi trong chiến tranh chống Nhật, Đài Phát thanh Tân Hoa Diên An đã mở thêm chương trình phát thanh tiếng Anh vào năm 1947. Hiện nay, tại khắp nơi trên thế giới, đều có thể thu nghe chương trình phát thanh tiếng Anh của đài, kể cả ở vùng biển sâu.
Các cán bộ của Đài Phát thanh Tân Hoa Diên An
Tháng 6 năm 1949, trước khi thành lập nước Trung Hoa mới, Đài rời đến Bắc Kinh đã mở thêm chương trình phát thanh Hoa ngữ, thông qua chương trình phát thanh ba phương ngữ tiếng Triều Châu, tiếng Quảng Châu và tiếng Mân Nam phục vụ thính giả miền nam và khu vực Đông Nam Á.
Tiếng quê hương quen thuộc đã kết nối trái tim yêu nước của Hoa kiều và người Hoa ở hải ngoại. Lúc bấy giờ, để ủng hộ sự nghiệp phát thanh đối ngoại, rất nhiều Hoa kiều ở hải ngoài tới tấp về nước sinh sống và làm việc. Cụ Quách Long Long, nữ phát thanh viên tiếng Mân Nam trở về từ In-đô-nê-xi-a chính là một trong những người đó. Là một trong những phát thanh viên kỳ cựu khai sinh ra chương trình phát thanh tiếng Hoa ngữ, nhớ lại tình cảnh lúc bấy giờ, cụ Quách Long Long nói,
"Tôi đến Đài từ tháng 9 năm 1949, lúc ấy còn chưa thành lập chính phủ nhân dân trung ương, lúc ấy gọi là Đài Phát thanh Nhân dân Tân Hoa, phát thanh ngoại ngữ có tiếng Nhật và tiếng Anh, còn có phương ngữ. Lúc ấy phát thanh toàn là phát thẳng, lúc ấy không có thiết bị ghi âm, bởi vì ghi âm phải dùng sợi thép".
Năm 1949, nước Trung Hoa mới thành lập, tại lễ chào mừng thành lập nước Trung Hoa mới, nữ phát thanh viên Đinh Nhất Lan đảm nhiệm người dẫn chương trình phát thẳng tại thành lầu Thiên An Môn. Về sau bà trở thành Giám đốc Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Sau đó, Đài Phát thanh Tân Hoa Diên An cũng chuyển về Thủ đô Bắc Kinh, qua vài lần đổi tên, trở thành Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) hiện nay. Hiện nay, CRI có thể truyền tải thông tin tới toàn thế giới bằng 61 thứ tiếng, là cơ quan truyền thông quốc tế với số lượng ngoại ngữ nhiều nhất thế giới.
Vào cuối thập niên 70 thế kỷ trước, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách mở cửa, điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển lớn mạnh của CRI. CRI đã mạnh dạn cải cách về mặt quan niệm truyền thông, nội dung chương trình, phong cách phát thanh v.v. Giám đốc đài lúc bấy giờ Đinh Nhất Lan dẫn đoàn đại biểu đến Mỹ, Đức và châu Nam Mỹ khảo sát, làm công việc chuẩn bị cho mở cơ quan thường trú tại nước ngoài. Cảnh bôn ba bận rộn của mẹ lúc bấy giờ, đến nay con trai bà là Đặng Tráng vẫn nhớ như in:
"CRI cần phải mở cơ quan thường trú tại nước ngoài, có diện che phủ rộng của phóng viên, mới có thể làm phong phú thêm bài viết và nguồn tin, nguồn tin phong phú thêm, chất lượng cũng nâng cao. Mở cơ quan thường trú tại các nơi trên thế giới là việc chính mà mẹ tôi tập trung nhiều sức lực. Mẹ mong đài phát huy vai trò quan trọng trên vũ đài báo nói thế giới của Trung Quốc, đây là nguyện vọng và mục tiêu mẹ tôi phấn đấu".
Chương trình cải cách của CRI đã nhận được phản hồi tốt. Tạp chí "Thu nghe" của Đức coi sự thay đổi chương trình tiếng Đức của CRI là "làn gió mới mẻ đến từ Trung Quốc xa xôi", và coi đài là "đài được người dân yêu thích".
Hiện nay, CRI đã mở 32 cơ quan thường trú trên phạm vi toàn cầu, và sẽ xây dựng 8 Trung tâm thường trú tại khu vực châu Phi, Trung Đông, châu Âu, châu Mỹ trong 10 năm tới. Là phương tiện truyền thông của một nước đang phát triển, CRI sẽ đưa tin về sự biến đổi mới và tình hình mới của khắp nơi trên thế giới một cách toàn diện và sâu sắc hơn.
Khai trương Đài phát thanh FM hữu nghị Trung Quốc-Cam-pu-chia
CRI cũng không ngừng đổi thay theo công nghệ truyền thông. Tháng 2 năm 2006, đài FM CRI tại Nai-rô-bi Kê-ni-a chính thức phát sóng, đây là đài Fm đầu tiên của CRI thành lập tại nước ngoài. Một tháng sau, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Triệu Tinh nói với các phương tiện truyền thông Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh:
"Cách đây không lâu, tôi vừa thăm các nước châu Phi, phát hiện quan hệ giữa TQ và các nước châu Phi ngày càng chặt chẽ, cơ sở ngày càng vững chắc... tôi cũng biết, chương trình của CRI rất được hoan nghênh tại những nước này".
Sau 9 tháng, CRI lại khai trương Đài FM thứ hai tại Viêng Chăn, Thủ đô Lào. Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang ở thăm Lào đã cùng Chủ tịch nước Lào Chum-ma-li Xai-nha-xỏn dự lễ khai trương. Cả gia đình Chủ tịch Chum-ma-li Xai-nha-xỏn đều trở thành "thính giả trung thành" của CRI.
"CRI rất được hoan nghênh tại Lào, ngay cả bản thân tôi, cũng như người dân Lào đều thích nghe chương trình của CRI, không những có thông tin cập nhật, độ tin cậy cao, hơn nữa còn có rất nhiều kiến thức, để nhân dân Lào hiểu biết về Trung Quốc hơn. Chúng tôi cho rằng CRI là một bộ phận của các phương tiện truyền thông xã hội Lào, là cầu nối quan trọng tăng thêm hiểu biết lẫn nhau, tăng cường mối tình hữu nghị nhân dân hai nước".
Ngày 1 tháng 2 năm nay, CRI lại khai trương đài FM Mi-lan tại Mi-lan, đô thị thời thượng I-ta-li-a, chương trình mang phong cách nhẹ nhàng, thời thượng. Rất nhiều thính giả phản hồi, chương trình đã giúp họ hiểu biết hơn về Trung Quốc, về sau nhất định đến thăm Trung Quốc. Chủ nhiệm Ban I-ta-li-a Kim Kinh giới thiệu:
"Người I-ta-li-a có thể thông qua đài FM tìm hiểu về nội dung truyền thống và hiện đại của Trung Quốc, chương trình vừa phát sóng đã nhận được nhiều phản hồi, có thính giả Mi-lan viết thư cho chúng tôi, khiến chúng tôi rất bất ngờ. Rất nhiều người cho rằng đài FM đã phát huy vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường giao lưu giữa Trung Quốc và I-ta-li-a, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước".
Đài Phát thanh FM tại Ô-xtrây-li-a
Tính đến ngày 1/6 năm nay, CRI đã thành lập 60 đài FM trên toàn thế giới, hàng ngày phát sóng với thời lượng 1200 tiếng đồng hồ, đã đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Trung Quốc cho thính giả hải ngoại.
Do sức ảnh hưởng quốc tế không ngừng nâng cao, không ít người trong ngành truyền thông quốc tế cũng đến đài quốc tế làm việc, chẳng hạn như cựu phát thanh viên BBC Su-san Osman, hình thức chương trình của CRI cũng ngày càng phong phú đa dạng. Phó Chủ nhiệm Trung tâm phát thanh hoàn cầu tiếng Anh Lý Bồi Xuân nói, khi xảy ra sự kiện quốc tế lớn, CRI đều đưa tin bằng tiếng Anh trong thời gian nhanh nhất.
"Phát thanh đối ngoại nhờ có chương trình FM và đài FM hải ngoại, chương trình thời sự của chúng tôi đã tăng về số lượng, chương trình loại hình thời sự đã lên tới hơn 8 tiếng đồng hồ/ngày, đều là chương trình phát thẳng. Hình thức chương trình có phỏng vấn thời sự, trực tuyến v.v, hình thức dẫn chương trình cũng từ người Trung Quốc dẫn chương trình mở rộng đến người Trung Quốc với người nước ngoài cùng dẫn chương trình".
Nhìn từ góc độ chuyên môn của người nghiên cứu Truyền thông học, sở dĩ chương trình của CRI được hoan nghênh là bởi vì CRI luôn có tấm lòng nhân văn và luôn kiên trì quan niệm phục vụ công chúng. Giáo sư Tiến sĩ Trường đại học Truyền thông Trung Quốc Đào Lộ nói:
"Bố cục thế giới ngày nay đã thay đổi to lớn, trách nhiệm của phát thanh đối ngoại từ làm tan vỡ ý chí của kẻ thù chuyển sang giành được lòng tin của người dân, từ 'cuộc chiến làn sóng điện' chuyển sang đến xem ai có thể khiến nước đối tượng lựa chọn và chấp nhận phát thanh của chúng tôi, điểm sau trở thành tiêu chí một sống một còn của phát thanh đối ngoại. Trong gần 10 năm nay, CRI đã áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu về mặt đưa tin về các sự kiện, phục vụ nước đối tượng sát hơn, chuyên nghiệp hơn. Đây là sự thể hiện về quan niệm truyền thông hiện đại".
Nhằm thực hiện truyền thông quốc tế hiệu quả hơn, CRI không ngừng mở rộng hình thức phương tiện mới. Hiện nay, bạn chỉ cần kích nhẹ vào con chuột máy tính, đăng nhập trang web CRI Online là có thể truy cập những chương trình mới nhất và thông tin cập nhật nhất của CRI.
Đầu năm 2011, CRI còn tiếp tục tổ hợp tài nguyên, thành lập CIBN, Đài phát thanh truyền hình In-tơ-nét của CRI. Đây là tập đoàn truyền thông cỡ lớn tập hợp chương trình nghe nhìn In-tơ-nét, phát thanh truyền hình điện thoại di động, IPTV, truyền hình In-tơ-nét v.v. Giám đốc CRI Vương Canh Niên nêu rõ, điều này đánh dấu CRI có 70 năm lịch sử đã bước vào thời đại phương tiện mới. Nói đến sự phát triển trong 5 năm tới, Tổng Giám đốc Vương Canh Niên nói:
"Trong 5 năm tới, CRI sẽ dựa trên cơ sở chủng loại ngôn ngữ,nhân tài và tài nguyên phương tiện truyền thông phong phú, xây dựng CIBN thành đầu tàu truyền thông quốc tế có sức ảnh hưởng trên toàn cầu".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |