• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Chương trình "Bữa trưa tình thương dành cho học sinh tiểu học miền núi nghèo" kết nối những trái tim nhân ái

    2011-05-31 14:42:30     cri

    Nghe Online-I          Nghe Online-II

    Ở một số khu vực miền núi xa xôi hẻo lánh của Trung Quốc, vẫn có những đứa trẻ phải sống cuộc sống như vậy: gia đình hoàn cảnh khó khăn, hàng ngày phải đi bộ rất xa mới đến được trường, bữa trưa chỉ ăn vài củ khoai lang, khoai tây, thậm chí thường xuyên phải nhịn đói.

    Chương trình "Bữa trưa tình thương dành cho học sinh tiểu học khu vực miền núi nghèo"do 500 nhà báo khởi xướng đã kết nối trái tim nhân ái trên đất nước Trung Quốc. Chương trình này không những có thể giúp các em được ăn no đủ để yên tâm trong việc học hành, mà còn đã cung cấp một cơ hội cho những người có lòng nhân ái hiến dâng tình yêu thương.

    Sự quan tâm của các phương tiện truyền thông đã nhanh chóng mở rộng đến công chúng xã hội, trong khi đó sự quan tâm cũng có nghĩa là chung tay giúp đỡ, "tiểu blog nhận quyên góp" được chuyển tải nồng nhiệt là sự thể hiện của sự quan tâm và lòng yêu thương này. Xin mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay, Hùng Anh và Hải Vân sẽ giới thiệu về chương trình "Bữa trưa tình thương" này.

    Hùng Anh: "Câu chuyện hàng ngày, tiêu điểm truyền thông, điểm nóng xã hội, giới thiệu về một Trung Quốc chân thực", hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay, tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Trung Quốc ngày nay, bắt nhịp hơi thở xã hội Trung Quốc. Cảm ơn các bạn đã có mặt bên máy thu thanh của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tôi là Hải Vân.

    Hùng Anh: Ở khu vực miền trung và miền tây Trung Quốc, vẫn có một số trẻ em sống trong khu vực miền núi, hàng ngày các em phải đi bộ rất xa để đến trường, bữa trưa chỉ ăn vài củ khoai lang, khoai tây, thậm chí còn phải nhịn đói. Một giáo viên miền núi Quý Châu nói, phần lớn học sinh không ăn bữa trưa, chỉ mang ít lương khô từ nhà đến trường. "Khiến giáo viên không dám ăn cơm trong lớp học, vì sợ các em ngửi thấy mùi thơm sẽ nhìn bằng ánh mắt thèm thuồng".

    Hải Vân: Trẻ em là bông hoa của đất nước, không ngờ trong thời đại phát triển như bây giờ, vẫn có những trẻ em phải nhịn đói. Trong khi ở thành phố một số phụ huynh đang lo lắng sợ con bị thừa dinh dưỡng, thì những đứa trẻ sống ở miền núi nghèo Trung Quốc đang phải lo cho mình một bữa ăn trưa; trong khi những đứa trẻ thành phố đòi bố mẹ dẫn đi ăn cơm ở nhà hàng cao cấp, thì những đứa trẻ ở miền núi còn ăn không đủ no.

    Hùng Anh: Nếu không được tận mắt chứng kiến hoặc đích thân cảm nhận thì chắc khó tưởng tượng được nỗi đắng cay hàm chứa trong đó. Ăn một bữa cơm trưa, một việc đơn giản như vậy, lại trở thành vấn đề nan giải của người dân miền núi nghèo. Vấn đề nghèo nàn, trên mảnh đất khu vực miền núi miền Trung và miền tây rộng bao la Trung Quốc lại là hiện tượng cực kỳ bình thường nhưng lại làm xúc động lòng người.

    Hải Vân: Nhưng bản tính của trẻ em là vui vẻ, trong con mắt của những đứa trẻ, chưa chắc có khái niệm "khổ". Trong con mắt những đứa trẻ, sống cuộc sống như vậy là rất chuyện thường. Nhưng đối với những đứa trẻ đang ở vào độ tuổi dậy thì, nếu luôn ở trong tình trạng nhịn đói, suy dinh dưỡng thì là một sự thiệt thòi to lớn đối với sức khỏe của chúng, sẽ không lợi cho sự trưởng thành của chúng.

    Hùng Anh: Để giải quyết vấn đề ấm no cho những đứa trẻ này, khiến chúng có thể trưởng thành mạnh khỏe, yên tâm học hành, 500 nhà báo đồng loạt khởi xướng chương trình "Bữa trưa tình thương dành cho học sinh tiểu học miền núi nghèo", đã kết nối trái tim nhân ái trên khắp đất nước Trung Quốc, giống như bài hát "Tình yêu" do ban nhạc Tiểu Hổ trình bầy hát rằng: "kết nối trái tim tôi, trái tim bạn, kết nối thành một chuỗi, tết một cây cỏ may mắn, kết nối trái tim nhân ái".

    Bài hát...

    Hải Vân: Hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay do Hùng Anh và Hải Vân chủ trì.

    Hùng Anh: Khi nghe bài hát do ban nhạc Tiểu Hổ trình bầy, trong đầu Hùng Anh liên tiếp hiện lên những hình ảnh cảm động, xin mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về chương trình "bữa trưa tình thương" trong giai điệu bài hát "Tình thương yêu".

    Hải Vân: Chương trình "Bữa trưa tình thương" là một hoạt động công ích, ý tưởng này do một giáo viên làng của tỉnh Quý Châu nêu ra, và 500 nhà báo đồng loạt khởi xướng. Chương trình này thông qua cung cấp đồ điện trong nhà bếp, hộp cơm, tiền ăn trưa v.v, để bếp nhà trường nấu cơm cho học sinh ăn, đặt tiêu chuẩn một bữa cơm của mỗi học sinh trên 3 tệ trở lên, đảm bảo có một món thức ăn, một món canh và một quả trứng, trong đó có cơm. Tiền ăn trưa tại trường của mỗi học sinh là 600 tệ/năm. Chương trình này nhằm giúp các em gia đình khó khăn đều có thể yên tâm học tập, trưởng thành mạnh khỏe, được sự quan tâm của xã hội.

    Hùng Anh: Ngày 2/4, 500 nhà báo của hơn 10 cơ quan truyền thông như Hoa Thanh online, Báo Đô thị Tam Tương, Tuần san Phượng Hoàng v.v đã đồng loạt khởi xướng chương trình "Bữa trưa tình thương dành cho học sinh tiểu học miền núi nghèo", kêu gọi xã hội quyên góp cho chương trình này. Những người hảo tâm chưa hề biết mặt, trong giây phút giao lưu bằng ánh mắt, đã xác định một mục tiêu: Để cho mỗi em học sinh sống trong miền núi nghèo đều được ăn no đủ.

    Hải Vân: Sau khi khởi động tại trường tiểu học Sa Bá huyện Tiền Tây tỉnh Quý Châu, hoạt động này được nhanh chóng mở rộng. Chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi, đã quyên góp 1,76 triệu nhân dân tệ tiền từ thiện, các em học sinh của 7 trường miền núi ở Quý Châu, Hà Nam và Hồ Nam đều được ăn bữa trưa tình thương.

    Hùng Anh: Phương thức quyên góp của hoạt động này rất đa dạng, ngoài có thể quyên góp qua Quỹ Giáo dục phúc lợi Trung Quốc ra, còn mở cửa hàng công ích tại mạng Tao Bao bán những áo phông, huy hiệu in mác "bữa trưa tình thương" để góp vốn, còn có vật tư quyên góp của xã hội. Còn có thể bán đấu giá những đồ dùng cá nhân của các ngôi sao làng giải trí, các MC nổi tiếng truyền hình để lấy vốn.

    Hải Vân: Ngoài ra, Quỹ Phúc lợi xã hội Trung Quốc còn hợp tác với Mạng Tay trong tay, mạng mua chung lớn nhất Trung Quốc xây dựng một kênh chuyên về hoạt động "Tay trong tay làm công ích, bữa trưa tình thương cho những đứa trẻ", cư dân mạng chỉ cần chuyển tải tiểu blog hoặc đăng nhập trang chủ Mạng Tay trong tay kích vào hoạt động mua chung "Tay trong tay làm công ích, bữa trưa tình thương cho những đứa trẻ", thì có thể quyên góp một bữa trưa trị giá 3 tệ cho những đứa trẻ ở miền núi.

    Hùng Anh: Nhà báo của tạp chí Tuần san Phượng Hoàng, một trong những người khởi xướng hoạt động này nói: "100 học sinh trường tiểu học Sa Bá Quý Châu được quyên tặng đầu tiên đã dùng thời gian sau giờ học sáng tác chung một bức tranh Bách Thụ Đồ, tôi định bán đấu giá vào thời gian gần đây, giá khởi điểm là 10 triệu nhân dân tệ." Tiền bán đấu giá sẽ toàn bộ quyên tặng cho chương trình Bữa trưa tình thương.

    Hải Vân: Một phụ nữ giấu tên ở Từ Khê tỉnh Chiết Giang đã quyên góp 100 nghìn tệ, chị nói chị suy nghĩ kỹ rồi, tiền của không thể mang đi được, những đứa trẻ thật đáng thương, cho tiền cho họ cũng giống cho con cái mình thôi. Những tiền này sẽ giúp các em học sinh nghèo Quý Châu ăn trưa.

    Hùng Anh: ở Quảng Châu, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn tập đoàn Đầu tư Vinh Huy Lưu Vinh đã quyên góp 900 nghìn tệ vì tiểu blog nhân ái của anh được chuyển tải 100 nghìn lần trong 22 tiếng đồng hồ.

    Hải Vân: Đại biểu Quốc hội Trung Quốc Tần Hy Yến hứa sẽ quyên góp 10 nghìn tệ. Còn có rất nhiều nhân sĩ hảo tâm quyên góp 50 tệ, 30 tệ, 10 tệ v.v. Ngoài ra, rất nhiều cư dân mạng không biết tên đã thông qua hình thức khác nhau hiến dâng tình yêu thương cho những đứa trẻ nghèo.

    Hùng Anh: Tin rằng với sự che chở đùm bọc của những trái tim nhân hậu, tương lai của những đứa trẻ sẽ ngày càng tốt đẹp. Sau đây, xin mời quý vị và các bạn thưởng thức một bài hát: Ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.

    Bài hát

    Hải Vân: Hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay. Trung Quốc có câu "Đông người thêm củi lửa càng hồng", dưới sự giúp đỡ của các giới xã hội, các em học sinh nghèo của 7 trường tiểu học miền núi Quý Châu, Hà Nam và Hồ Nam v.v đều được ăn "Bữa trưa tình thương".

    Hùng Anh: Vâng. Trước khi chưa có chương trình "Bữa trưa tình thương", trường tiểu học Hoằng La Bình tỉnh Hồ Nam, các em học sinh tại trường thường mang khoai tây chín làm bữa trưa, có hơn một nửa học sinh bữa trưa chỉ có uống nước thay cơm. Trong một năm, chúng chỉ được ăn một, hai lần thịt, chỉ tiêu sức khỏe và cân nặng đều không đủ.

    Hải Vân: Khi nghe các thầy cô giáo báo tin "ngày mai không cần mang cơm ngô và khoai tây đến trường, có người hảo tâm cung cấp bữa trưa tại trường" thì các em học sinh đều reo hò vui sướng. Đến 12 giờ trưa ngày thứ hai, các em xếp hàng dài trước ký túc xá, trong ánh mắt khát khao, khi nhận được suất cơm có em bưng cơm chạy vào lớp học, có em ngồi ngay hành lang ăn một cách ngon lành.

    Hùng Anh: Đây là lần đầu tiên 121 em học sinh được ăn bữa trưa nóng tại trường, đừng xem các em người bé xíu, nhưng đều ăn rất khỏe, một bát cơm đầy, chỉ một loáng là đã ăn hết. Mặc dù thầy cô đã thu bát lại, những một em gái 5 tuổi tên là Phùng Huy vẫn nắm chặt một quả trứng trong tay. Em nói sẽ để dành mang về cho bà ngoại ăn.

    Hải Vân: Rất nhiều người dân địa phương biết tin "nhà trường cung cấp bữa trưa tình thương", đều đến trường xem các em ăn cơm. Một người dân có hai cháu đều học ở trường tiểu học Tân Phong nói: ăn cơm tại nhà trường ngon hơn nhiều so với ăn ở nhà. " Các thầy cô giáo nhìn các em được ăn một bữa trưa no đủ, xúc động đến nỗi không cầm được nước mắt. Chỉ cần quyên góp 3 tệ cho một bữa trưa, thì các em không cần nhịn đói đi học nữa, nhà trường cũng không phải tan học sớm để cho các em về nữa, thời gian học tập của các em được tăng thêm.

    Hùng Anh: Chúng tôi và các bạn tiếp tục theo dõi bữa trưa tình thương đầu tiên của các em học sinh trường tiêu học Sa Ba Quý Châu. 12 giờ trưa, 169 em học sinh đều tập trung tại sân trường, các em xếp hàng trật tự, kiễng chân nhìn về lớp học dành cho học sinh trước tiểu học nay đã đổi làm nhà bếp.

    Hải Vân: Sau khi lĩnh một hộp cơm I-nốc mới tinh, em La Bồi Tường đi đến trước cô phát cơm, cô xúc cho em một bát cơm, một quả trứng, một muôi thịt xào dưa muối, một muôi khoai tây, một muôi canh cải bắp, hộp cơm hai ngăn của em Tường đã đầy ụ. Sau khi lĩnh được cơm, các em ăn một cách ngon lành, nhưng không ai động đến quả trứng trong hộp cơm, bởi vì quả trứng phải để dành cho sáng hôm sau. Các em ăn cơm và thức ăn trong hộp cơm rất nhanh, tất cả các em đều ăn rất sạch. Bữa trưa đơn giản như vậy mà các em ăn rất vui. Dân làng địa phương nói, "để cho các em ăn bữa trưa, chúng tôi như cất được gánh nặng trong lòng".

    Hùng Anh: Nghe Hải Vân kể, trong lòng Hùng Anh cảm thấy nghẹn ngào vừa chua xót vừa ngọt ngào. Chua xót là bởi vì thương các em quá, chỉ được ăn một bữa trưa đơn giản, nhưng các em lại mừng rỡ đến vậy, thế mới biết rằng các em đói đến nhường nào. Ngọt ngoào là bởi vì các em được ăn đầy đủ, không phải lo âu về bữa trưa nữa. Mong thông qua hoạt động lần này, có thể giúp càng nhiều em có được cuộc sống bình thường.

    Hải Vân: Hoạt động lần này đã thu được thành công to lớn, khiến mọi người rất phấn chấn. Hoạt động này một lần nữa minh chứng, an ủi trong lúc đau thương, giúp đỡ những người gặp khó khăn, là ước nguyện giản dị nhất của người dân bình thường. Thế nhưng đây chỉ là dự án do nhà báo đề xướng, dân gian tổ chức tự phát, xét về lâu dài, không phải là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp học sinh nghèo.

    Hùng Anh: Về vấn đề này, bình luận viên đặc biệt của CCTV Dương Vũ cho rằng "Chỉ dựa vào tình yêu thương, viện trợ của lực lượng xã hội, chỉ có thể mang lại lợi ích cho một số học sinh của một số khu vực, không thể giải quyết triệt để và lâu dài vấn đề này". Đây là một khía cạnh của tình hình thực tế Trung Quốc, cần có sự quan tâm của những người làm báo. Nhưng giải quyết vấn đề "bàn ăn nhỏ", cần có tư duy lớn, chiến lược lớn, cần có chính sách chiếu cố và nghiêng về bốn mặt "nông thôn, vùng sâu vùng xa, nghèo nàn, dân tộc thiểu số".

    Hải Vân: Trưởng Phòng Nhi đồng Văn phòng Ủy ban công tác phụ nữ trẻ em Quốc vụ viện Tống Văn Trân cho rằng, những học sinh nghèo không ở ký túc, tương đương đã giảm nhẹ gánh nặng cho các trường cơ chế ký túc, nên được hưởng trợ cấp sinh hoạt của chính phủ.

    Hùng Anh: Giáo sư Học viện Quản lý Công Thương trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh Lý Thực cho rằng, cần phải chuyển đổi quan niệm về vấn đề dinh dưỡng trẻ em từ "việc của gia đình" sang "việc của nhà nước". Tầm quan trọng về xây dựng chương trình dinh dưỡng trẻ em mang tính toàn quốc tương đương với chế độ giáo dục nghĩa vụ.

    Hải Vân: Tổng Thư ký Quỹ nghiên cứu phát triển Trung Quốc Lư Mại mới đây cũng cho biết, nhà nước cần phải xây dựng chế độ quản lý hiện đại nhằm vào suy dinh dưỡng của trẻ em.

    Hùng Anh: Blog của cư dân mạng Đào Khai Lâm nói: Nếu "Bữa trưa tình thương" muốn phổ biến đến càng nhiều nhà trường, sưởi ấm cho càng nhiều học sinh, thì hiện nay đặc biệt cần có sự "tiếp tay" của chính phủ.

    Hải Vân: Trẻ em là tương lai và niềm hy vọng của đất nước, không những cần phải đảm bảo giáo dục mà càng phải đảm bảo dinh dưỡng cho các em, và phải coi vấn đề này là một quyền lợi cơ bản của các em, cần phải xác định bằng hình thức luật. Chương trình "Bữa trưa tình thương" đã mở ra con đường giải quyết vấn đề này và xây dựng mô hình chuẩn mực, tiện cho mở rộng và tiếp nhận giám sát quản lý của xã hội, trong khi dân chúng nhiệt tình tham gia, chính phủ cũng cần phải tiếp quản.

    Hùng Anh: Tin rằng có sự giúp đỡ của xã hội, nhà nước và chính phủ, càng nhiều em học sinh sẽ được trưởng thành vui vẻ và khỏe mạnh trong đại gia đình tràn đầy tình thương.

    Hải Vân: Vâng, chỉ cần mỗi người hiến dâng một chút tình thương, thế giới sẽ trở thành thiên đường tốt đẹp.

    Hùng Anh: Do thời gian có hạn, Chương trình Trung Quốc ngày nay đến đây dựng dừng, Hải Vân và Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào giờ này tuần sau.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>