• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Phong tục đám cưới

    2011-04-05 15:36:03     cri

    Nghe Online I                                        Nghe Online II

    Gần đây, Lễ cưới của Từ Hy Viên với "chàng phi công trẻ" kém cô 5 tuổi Uông Tiểu Phi dã diễn ra vào lúc 16h30 chiều 22/3, trong khuôn viên một khách sạn 6 sao ở Tam Á.

    Theo một số nguồn tin, Từ Hy Viên hạn chế số khách mời và tăng cường an ninh ở khu vực diễn ra lễ cưới để đảm bảo hình ảnh trong ngày trọng đại của cô sẽ không bị phát tán một cách bừa bãi. Chủ đề hôm nay chính là phong tục đám cưới.

    Những phong tục cưới lý thú trên thế giới

    Nga

    Chú rể cùng bạn bè tổ chức chuộc cô dâu. Còn họ hàng và bạn gái của cô dâu thì tổ chức "phòng thủ". Một trong những kiểu "phòng thủ" mới được áp dụng là phía nhà gái khóa chặt cửa rồi giấu chìa khóa ở đâu đó, chẳng hạn như trong những quả bóng nhỏ sặc sỡ treo phía trên khung cửa.

    Dĩ nhiên, chú rể phải suy nghĩ đến toát mồ hôi mới đoán ra được (không loại trừ khả năng có sự mách nhỏ của "tay trong" phía nhà gái) là phải làm nổ tung những quả bóng ấy để chìa khóa rơi xuống.

    Sau khi vào được nhà cô dâu, chú rể và các bạn của chú rể đặt những tờ giấy bạc (giờ đây có thể có cả những tờ đô-la Mỹ) lên 4 góc bàn và giữa bàn.

    Cô dâu và các bạn gái của cô phải tìm mọi cách lấy được càng nhiều tiền càng tốt trong khi vẫn phải chú ý bảo vệ cô dâu, không cho chú rể chạm vào người cô dâu. Nếu chú rể chạm được vào người cô dâu thì coi như vụ chuộc kết thúc.

    Chechnya

    Trong thời gian diễn ra lễ cưới, bàn ăn chuẩn bị riêng biệt cho nam giới và nữ giới.

    Trong lúc mọi người ăn uống và trò chuyện vui vẻ, cô dâu đầu phủ khăn đỏ, đứng ở góc nhà.

    - Mang nước lại đây, - những ai muốn chúc mừng cô dâu nói với cô như vậy. Cô dâu mang ca nước đến cho người đó. Người đó uống một ngụm nước, nói đôi lời chúc mừng cô rồi bỏ tiền mừng vào ca.

    Ni-giê-ri-a

    Trên đường đến chỗ cô dâu, chú rể phải đi giữa hai hàng họ hàng thân thích của cô dâu. Những người này cầm gậy và có nhiệm vụ nện thẳng cánh vào chú rể để kiểm tra xem chú rể có sẵn sàng chịu đựng những khó khăn thử thách trên quãng đường đời mới hay không (!).

    Phong tục quy định là như vậy, nhưng dĩ nhiên chẳng ai lại nỡ đánh vào chỗ hiểm như đầu và mặt chú rể chẳng hạn.

    Đức

    Tại thành phố Bremen, chú rể cũng bị kiểm tra sức chịu đựng nhưng không phải bằng cách bị đánh như ở Nigeria mà bằng một cách khác có ý nghĩa hơn. Thử thách của chú rể là quét cho thật sạch dãy bậc thềm khá rộng của Tòa thị chính cổ.

    Còn nhiệm vụ của cô dâu là kiểm tra thật kỹ lưỡng chất lượng công việc của chú rể để đánh giá xem người chồng tương lai của cô chịu khó tới mức nào.

    Nếu thấy chú rể quét theo kiểu "một nhát đến tai hai nhát đến gáy" thì cô dâu có quyền bắt phải quét lại mới được phép đón mình về nhà. Nhưng chuyện này chẳng bao giờ xảy ra bởi vì cả cô dâu chú rể đều "sĩ".

    Chú rể phải quét cẩn thận, vì trước mặt không chỉ có cô dâu mà còn có rất đông người đến xem. Còn cô dâu thì đương nhiên là không nỡ hành hạ người yêu rồi, bởi "xấu chàng hổ ai".

    Ma-xê-đô-ni-a

    Vào đêm tân hôn, đôi vợ chồng mới cưới tự giam mình trong căn hầm nhà trải lá thông và tranh giành nhau dữ dội hai "giải thưởng cưới" là thanh gươm và đôi giày.

    Nếu cô dâu tranh được thanh gươm, thì cô sẽ được hưởng hạnh phúc trong hôn nhân. Còn nếu cô giành được cả đôi giày nữa thì tức là người chồng sẽ suốt đời nằm dưới gót giày cô.

    Anh

    Khác với Nigeria và Đức, tại Anh cô dâu mới là người bị thử thách. Vào hôm cưới, cô phải dùng một tay nâng chiếc nắp nặng của một chiếc rương nhà thờ cổ để xem sức chịu đựng của cô đến mức nào.

    Những phong tục cưới kỳ lạ nhất thế giới

    Bắt cóc cô dâu

    Đây là truyền thống lâu đời của một vài dân tộc thiểu số ở Ru-ma-ni. Những người đàn ông khi đã có ý định với cô gái nào đó chỉ cần bắt cóc đem về nhà, nếu cô gái chấp nhận ở lại trong 2-3 ngày thì sau đó họ sẽ trở thành vợ chồng.

    Truyền thống lâu đời này có một ý nghĩa rất thú vị, nó giúp các đôi trai gái tránh được những yêu cầu khắt khe từ phía bố mẹ vợ. Dù vậy, sau khi đã được cô gái đồng ý, họ sẽ phải cùng anh em họ hàng ăn một bữa cơm tối như để bày tỏ sự biết ơn.

    Kết hôn với động vật để trừ tà ma

    Có thể bạn sẽ không tin vào điều này nhưng đây là một phong tục có thật tại bộ lạc Santhal ở Ấn Độ. Người dân ở đây tin rằng khi một cô gái có răng khểnh thì đó là do cô bị ma ghét. Để trừ tà ma thì cô gái phải kết hôn với một con chó.

    Rất may đây chỉ là một nghi lễ của bộ lạc, sau đó cô dâu bất đắc dĩ cũng sẽ tổ chức đám cưới. Tất nhiên lần này chú rể không là một con chó nữa.

    Dội nước sốt lên người cô dâu

    Trong đám cưới truyền thống của người Xcốt-len chú rể phải mặc những chiếc váy, còn cô dâu thì sẽ bị ném trứng thối, dội nước sốt lên người.

    Đây là một phần của nghi thức đám cưới có tên gọi "bôi nhọ cô dâu". Nó mang ý nghĩa giúp cho cô dâu có thể thích nghi với cuộc sống hôn nhân sau này.

    Cô dâu được "vỗ béo" trước đám cưới

    Trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá cái đẹp. Có thể đối với bạn đó là một cô gái với thân hình thon gọn, nóng bỏng. Nhưng đối với người dân ở Mô-ri-ta-ni - một quốc gia ở châu Phi - những cô gái càng béo thì càng được các chàng trai để ý.

    Chính vì thế trước khi lấy chồng những cô gái này sẽ được đưa đến một nơi có tên là "Fat Farm". Ở đây họ sẽ được chăm sóc với chế độ đặc biệt để tăng cân nhanh chóng với mục đích trở nên hấp dẫn hơn.

    Không được đi vệ sinh trước khi cưới

    Đối với những người Tidong ở Malaysia thì đám cưới là ngày đầu tiên của một cuộc hành trình mệt mỏi như địa ngục. Theo đó, cô dâu và chú rể sẽ phải ngừng việc đi vệ sinh 3 ngày trước đám cưới. Người ta tin rằng điều đó sẽ giúp đôi vợ chồng trẻ có cuộc sống tương lai hạnh phúc hơn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>