Ngọc: Xin chào quý vị và các bạn
Ánh: Ngoài ra còn có anh Hoàng, biên dịch viên kỳ cựu của Ban Việt Ngữ chúng tôi.
Hoàng: Chào các bạn, chào chị Như Ngọc, chào Ngọc Ánh.
Ánh: Ngoài ra còn có một vị khách mời đặc biệt, đó là giáo sư Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện nghiên cứu vấn đề Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, giáo sư hiện đang ở Hà Nội, lát nữa giáo sư sẽ cùng trao đổi với chúng ta qua làn sóng điện.
Hoàng: Trong cuộc đối thoại trực tuyến có hình về "Hai kỳ họp" ở Trung Quốc năm 2010 nhan đề "Láng giềng hữu nghị, cùng chung phát triển", chúng tôi đã từng mời Giáo sư Đỗ Tiến Sâm từ Hà Nội nối đường dây nóng với chúng tôi ở Bắc Kinh để tham gia chương trình giao lưu trực tuyến, chắc các bạn còn có ấn tượng.
Ánh: Hôm nay chúng ta với hình thức là nối đường dây nóng giao lưu trên sóng với giáo sư Đỗ Tiến Sâm. Sau đây chúng ta cùng xoay quanh báo cáo công tác Chính phủ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, để chia sẻ với các bạn thính giả và cư dân mạng Việt Nam quan tâm đến tình hình phát triển cũng như tình hình mọi mặt của Trung Quốc trong 5 năm qua cũng như trong thời gian 5 năm tới. Chị Như Ngọc, là người Việt Nam đang công tác tại Trung Quốc, tin chắc chị cũng rất quan tâm đến nội dung Báo cáo của thủ Tướng Ôn Gia Bảo. Ấn tượng đầu tiên của chị như thế nào nhỉ?
Ngọc: Tôi cảm thấy Báo cáo Chính phủ năm nay của thủ tướng Ôn Gia Bảo rất dễ hiểu, sử dụng những ngôn từ rất thông dụng và dễ nhớ, rất gần dân, cứ như là đàm thoại trực tiếp với dân vậy, đọc một cái là hiểu ngay.
Ánh: Ấn tượng của chị cũng rất giống với đông đảo nhân dân Trung Quốc, rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc cho rằng, nội hàm báo cáo công tác Chính phủ năm nay của Thủ tướng Ông Gia Bảo gói gọn hai chữ là "Tình cảm" , trong đó bao hàm thứ tình cảm rất chân thành đối với lợi ích an sinh của mỗi người dân bình thường Trung Quốc.
Ngọc: Tôi xin bật mí với các bạn rằng, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc là cơ quan thông tin đầu tiên của Trung Quốc chuyển ngữ Báo cáo công tác Chính phủ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo sang tiếng Việt, rất cập nhật và rất chi tiết, mà người đảm đương công tác chuyển ngữ là anh Hoàng, biên dịch kỳ cựu.
Ánh: Vâng, đúng vậy: Anh Hoàng ạ, có người đã thống kê một cách rất thú vị những con số trong Báo cáo, ví dụ như: 43 từ "ra sức",83 từ "tăng cường",24 từ "cải thiện",36 từ "toàn diện",41 từ "kiên trì",40 từ "xúc tiến",42 từ "hoàn thiện",9 từ "hài hòa",18 từ "sâu sắc",64 từ "tăng nhanh",và 23 tràng vỗ tay.
Hoàng: Vâng, đây là những con số rất thú vị, trong quá trình phiên dịch tôi cũng đã phát hiện, nhưng lại chưa tổng kết một cách cụ thể như vậy.
Ánh: Xin cảm ơn chị Như Ngọc và anh Hoàng. Vậy bây giờ chúng ta cùng nghe Giáo Sư Đỗ Tiến Sâm Viện trưởng Viện nghiên cứu vấn đề Trung Quốc thuộc Viên Khoa học Xã hội Việt Nam từ Hà Nội Việt Nam thông qua đường dây nóng bày tỏ sự quan tâm như thế nào đối với Báo cáo công tác Chính phủ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đọc tại buổi lễ khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội Trung Quốc khóa 11 vào ngày 5 tháng 3 nhé.
Đỗ Tiến Sâm
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc- Viện Khoa học-Xã hội Việt Nam
Đỗ Tiến Sâm: Theo tôi thì bối cảnh có hai cái điểm mới tôi rất quan tâm, một là Trung Quốc vưà mới kết thúc cái kế hoạch 5 năm thứ 11, và thông qua kế hoạch 5 năm mới - 5 năm lần thứ 12, hai là Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, vì vậy kỳ họp năm nay, càng có hơn những sự quan tâm của dư luận. Qua theo dõi cái Báo cáo Công tác Chính phủ do Thủ tướng Ôn Gia Bảo trình bày, ở đây ông đã tổng kết đánh giá tình hình năm 2010, phương hướng năm 2011, đánh giá lại, nhìn lại cái tình hìng thực hiện 5 năm lần thứ 11, và hướng hướng nhiệm vụ của 5 năm tới. Đây là một cái báo cáo với nội dung phong phú, đề cập tới nhiều vấn đề, vừa cấp bách vừa lâu dài, cho nên cần có thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu. Riêng đối với tôi cảm nhận một số điểm sau đây, ấn tượng sâu sắc nhất thì là cái thành tựu 5 năm qua mà Trung Quốc đã giành được trong cái điều kiện rất là nhiều khó khăn, vừa phải đối phó với thiên tai ở trong nước, vưà phải ứng phó với khủng hoảng toàn cầu trong 5 năm, cái GDP bình quân có tăng trưởng tới 11,2%, thu nhập bình quân đầu người của cư dân thành phố và nông thôn cũng lần lượt tăng là 9,7% và 8,9%.
Ánh: Không những có rất nhiều các chuyên gia về vấn đề Trung Quốc như giáo sư Đỗ Tiến Sâm rất quan tâm đến kỳ họp lần này, mà rất nhiều báo giới trong và ngoài nước cũng đưa "ống kính" và "tai nghe" đến kỳ họp.
Như Ngọc: Vâng, qua theo dõi Trung tâm báo chí "Hai kỳ họp" tôi được biết là, năm nay có tới hơn 3000 phóng viên Trung Quốc và nước ngoài hội tụ về Bắc Kinh để phỏng vấn "Hai kỳ họp", ngang bằng số phóng viên năm ngoái. Đây quả là kỳ họp thông thoáng và mở cửa.
Hoàng: Đúng vậy, số phóng viên năm này có diện che phủ rộng và tính đại diện mạnh, bao gồm phóng viên của 5 châu lục thế giới. Phóng viên "Hai kỳ họp" năm nay sẽ trọng điểm quan tâm đề cương Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 và xây dựng hệ thống pháp luật mang xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, đồng thời, phóng viên cũng rất quan tâm những vấn đề như vật giá, bảo đảm xã hội và cải cách y tế, v.v.
Ngọc: Để càng nhiều khán thính giả cũng như cư dân mạng trên thế giới tìm hiểu tình hình của kỳ họp lần này, tôi thấy tất cả các ban ngoại ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã làm thêm giờ thêm ca, phỏng vấn đưa tin cập nhật.
Ánh: Xin cảm ơn chị. Là chuyên gia của Ban Việt ngữ, thực ra chị cũng đang sốt sắng tham gia vào công tác đưa tin với chúng tôi. Mà Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc cũng có rất nhiều chuyên gia thuộc các Ban ngoại ngữ khác nhau tham gia vào đội ngũ truyền thông đối ngoại chúng tôi.
Hoàng: Vâng, những vấn đề phóng viên trong và ngoài nước quan tâm cũng chính là những vấn đề mà chúng ta muốn chia sẻ với các khán thính giả các nước trong có Việt Nam.
Ánh: Anh Hoàng và chị Như Ngọc nói đúng, vậy thì bây giờ chúng ta cùng trở lại với Báo cáo công tác Chính phủ của Thủ tướng Ông Gia Bảo tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Trung Quốc khóa 11 nhé. Chị Như Ngọc, chị có cảm hứng thú và quan tâm đến nội dung gì trong Báo cáo nào?
Ngọc: Theo tôi thì nước nào cũng vậy, các vấn đề như vật giá, an sinh xã hội và cải cách y tế, v.v. liên quan đến lợi ích của mỗi người dân, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã dành một thời lượng khá dài để giới thiệu về mặt này, Thủ tướng đã tổng kết những thành quả về an sinh xã hội đã thu được trong thời kỳ Quy hoạch 5 năm lần thứ 11.
Ánh: Vậy, xin mời chị Như Ngọc giới thiệu để các bạn cùng tìm hiểu.
Ngọc: Vâng. Trong 5 năm qua, việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội che phủ thành thị và nông thôn Trung Quốc và đã thu được tiến triển đột phá, bảo hiểm dưỡng lão cơ bản của công nhân viên chức ở thành thị đã thực hiện trù tính tổng thể ở cấp tỉnh, thực hiện việc chuyển và tiếp nhận bảo hiểm dưỡng lão, liên tục 7 năm nâng cao mức lương hưu của cán bộ, công nhân viên doanh nghiệp nghỉ hưu, mức tăng trung bình đạt 10%/năm, việc thí điểm bảo hiểm dưỡng lão xã hội nông thôn mới đã che phủ 24% số huyện. Tích cực đẩy mạnh vững chắc cải cách thể chế y tế khám chữa bệnh, xây dựng toàn diện chế độ bảo hiểm y tế cơ bản cho dân cư thành thị, chế độ y tế hợp tác nông thôn mới, khiến cho 432 triệu người ở thành thị và 835 triệu người ở nông thôn được hưởng lợi.
Hoàng: Mức thu nhập là tiêu điểm thu hút sự quan tâm của mọi người, trong 5 năm qua, chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu đã che phủ cả nước, hệ thống cứu trợ xã hội thành thị và nông thôn được thành lập về cơ bản, sự nghiệp phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khỏe, từ thiện và giúp đỡ người khuyết tật thu được tiến triển mới. Qũy an sinh xã hội của cả nước lên tới 781 tỷ Nhân dân tệ, tăng hơn 580 tỷ so với 5 năm trước.
Ánh: Vâng đây là những thành quả các con số đáng mừng, vậy thì trong con mắt của chuyên gia nghiên cứu vấn đề Trung Quốc, giáo sư Đỗ Tiến Sâm đang có mặt tại Hà Nội có sự nhìn nhận như thế nào nhỉ? Xin mời giáo sư Sâm ạ.
Đỗ Tiến Sâm: Về mặt phát triển cơ sở hạ tầng, trong 5 năm mà xây mới tới 16 nghìn ki-lô-mét đường sắt, 639 nghìn ki-lô-mét đường ô-tô, trong đó có tới 33 nghìn ki-lô-mét đường cao tốc, theo tôi đấy là thành tựu hết sức nổi bật, rất đáng khấn khởi. Riêng về mặt xuất nhập khẩu, mặc dù trong bối cảnh tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng mà trong 5 năm tổng kim ngoạch xuất nhập khẩu vẫn tăng bình quân là 15,9%/năm, theo tôi đấy là những thành tựu mà toàn thể nhân dân Trung Quốc rất đáng tự hào mà cũng thu hút cái sự chú ý của thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ánh: Ngọc Ánh có nhận được thư của thính giả, bày tỏ muốn tìm hiểu đôi nét về chế độ chức năng của Quốc hội Trung Quốc. Chị Như Ngọc và Anh Hoàng, nhân dịp này xin mời hai vị giới thiệu sơ qua để đáp ứng yêu cầu của thính giả nhé.
Như Ngọc: Vâng, thưa các bạn, như chúng ta đều biết, hai nước Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm giống nhau, cùng thực hiện chế độ kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Ví dụ như chế độ Quốc hội của Trung Quốc và Việt Nam cũng rất giống nhau.
Hoàng: Đúng vậy. Chế độ Đại hội đại biểu nhân dân là hình thức tổ chức chính quyền của TQ, là thể chế chính trị của TQ. Ở TQ mọi quyền lực của nhà nước là thuộc về nhân dân, cơ quan thi hành quyền lực nhà nước của nhân dân là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Bất kể đại biểu quốc hội hay hội đồng nhân dân các cấp đều được sản sinh qua bầu cử dân chủ, chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Ngọc: Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính:
1. Lập pháp
2. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
3. Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước. Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.
Ánh: Vâng, hình thức trình bày về văn tự tuy hơi khác nhau, nhưng tính chất của hai cơ quan Quốc Hội Trung Quốc và Việt Nam rất giống nhau đó là: do dân và vì dân. Bây giờ chúng ta trở lại với báo các công tác chính phủ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhé.
Đỗ Tiến Sâm: Cái bản Báo cáo của Thủ tướng đã thẳng thắn, nghiêm túc đánh giá, nói rõ tinh thần, không giấu giếm những cái khó khăn vấn đề nổi bật mà Trung Quốc đang đối mặt, trong đó vấn đề như là chênh lệnh giầu nghèo vẫn còn khá lớn, vấn đề phát triển vùng miền giữa thành thị và nông thôn vẫn chưa được nhịp nhàng, vấn đề kết nối ngành nghề vẫn chưa hợp lý, bởi vì bản thân cái việc kim phí trong nghiên cứu triển khai mà trong báo cáo nói là chiếm trong GDP vẫn chưa hoàn thành mục tiêu đề ra, đặc biệt là bản báo cáo cũng nói lên là những vấn đề mà nhân dân quan tâm, nhưng mà chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp vẫn chưa giải quyết được cơ bản, như là vấn đề vật giá tăng, vấn đề nhà ở một số thành phố quá cao, vấn đề giải phóng mặt bằng trái phép dẫn đến mâu thuẫn xã hội ngày một gia tăng, vấn đề an toàn thực phẩm nổi cộm, vấn đề tham nhũng một số lĩnh vực còn rất nghiêm trọng, và Thủ tướng cũng nói rằng là Chính phủ cần có trách nhiệm cao để giải quyết những khó khăn này, làm cho nhân dân có thể hài lòng, tôi cho đây là những cái nhận định đánh giá hết sức nghiêm túc của người đứng đầu Chính phủ, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với nhân dân.
Ánh: Anh Hoàng, tin rằng anh cũng có đồng cảm như giáo sư Đỗ Tiến Sâm chứ nhỉ?
Hoàng: Vâng, thực sự cầu thị là tác phong công tác của Chính phủ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc không những phát hiện những vấn đề còn bất cập mà còn bày tỏ thái độ quyết tâm để khắc phục, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói: Chúng ta nhất định phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với Nhà nước và nhân dân, thông qua công tác gian khổ, cặn kẽ và nỗ lực không ngừng để đẩy nhanh việc giải quyết những vấn đề này, để cho nhân dân hài lòng. Thủ tướng đã nhìn lại công tác của Chính phủ trong thời gian "Quy hoạch 5 năm lần thứ XI", và đã nhận thức và thể hội sâu sắc, đồng thời đã đưa ra bốn biện pháp cụ thể.
Ngọc: Tôi cũng đã chú ý tới bốn biện pháp này của Chính phủ Trung Quốc: Một là, cần phải kiên trì phát triển một cách khoa học. Hai là, cần phải kiên trì sự thống nhất hữu cơ giữa điều tiết của Chính phủ với cơ chế thị trường. Ba là: Cần phải kiên trì tính toán tổng thể hai đại cục trong nước và quốc tế. Bốn là: Cần phải kiên trì lấy cải cách mở cửa làm động lực căn bản cho phát triển kinh tế-xã hội.
Ánh: Chị Như Ngọc ạ, giáo sư Đỗ Tiến Sâm cũng rất quan tâm đến vấn đề này, chúng ta cùng nghe nhé:
Đỗ Tiến Sâm: Đầu tiên là vấn đề cần phải dựa vào phát triển để giải quyết mọi vấn đề, thì báo cáo nói rằng là phải chiến thắng những khó khăn trong 5 năm qua cũng kế hoạch dựa vào phát triển, những thành tựu, những tiến bộ đạt được trong 5 năm qua cũng dựa vào phát triển, và việc giải quyết những khó khăn và vấn đề phải đối mặt sắp tới đây, tức là lấy phát triển để chiến thắng mọi khó khăn, giải quyết mọi vấn đề phải nhờ vào sự phát triển.
Ánh: Ngoài ra giáo sư Đỗ Tiến Sâm rất có hứng thú đối với những giải pháp của Chính phủ Trung Quốc, giáo sư nói:
Đỗ Tiến Sâm: Trong Báo cáo nêu lên mà tôi cũng rất là hướng thú đó phải lấy cải cách mở cửa làm động lực, đặc biệt trong đó là vấn đề phải loại bỏ căn bản trợ ngại về thể chế, về cơ chế, cuối cùng mà giải phóng và phát triển một cách tối đa. Tôi cho đây là những điều hết sức quan trọng.
Ánh: Vâng, có thể nói, 5 năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng những giải pháp có hiệu quả để khắc phục những vấn đề tồn tại. Và hiện nay mọi người trở nên rất quan tâm đến quy hoạch trong 5 năm tới của chính phủ Trung Quốc.
Ngọc: Đúng vậy, Nhân dân khắp cả nước Trung Quốc rất quan tâm tới Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 của chính Trung Quốc. Tôi muốn ví kỳ họp lần này của Quốc hội Trung Quốc là "khép lại 5 năm qua, mở ra 5 năm mới", anh Hoàng có đồng ý với cách ví von của tôi không?
Hoàng: Cười... vâng. Bởi vì đây là thời kỳ then chốt trong xây dựng toàn diện xã hội khá giả, là thời kỳ đột phá trong sâu sắc cải cách mở cửa, đẩy nhanh chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc Trong Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 của Chính Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nêu ra đề cương phấn đấu "7 phải",
Ánh: Ồ, thế anh cũng có con số tổng kết rồi nhé. Mời anh giới thiệu nào:
Hoàng: "7 phải" mà tôi phát hiện trong quá trình báo cáo công tác Chính phủ, đó là: Phải thúc đẩy phát triển kinh tế bước lên thềm cao mới; phải tăng nhanh chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế và điều chỉnh kết cấu kinh tế; phải ra sức phát triển các sự nghiệp xã hội; Phải thúc đẩy vững chắc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường; phải cải thiện toàn diện đời sống nhân dân; phải sâu sắc toàn diện cải cách mở cửa; phải không ngừng tăng cường cải cách và xây dựng của bản thân Chính phủ.
Ngọc: Ồ, anh Hoàng đã khái quát 7 mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu trong thời kỳ "Quy hoạch 5 năm lần thứ XII" của Chính phủ Trung Quốc trong 5 năm tới. Theo tôi biết việc kiểm soát giá nhà ở đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của cư dân mạng, vượt cả những vấn đề "nóng" như công ăn việc làm, phân phối xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm và cải cách y tế. Dự kiến giá nhà vẫn sẽ là một trong những vấn đề dân sinh được quan tâm nhất trong "Hai kỳ họp" năm nay.
Hoàng: Đúng vậy, vấn đề nhân dân bức xúc quan tâm, cũng là những vấn đề mà Chính phủ Trung Quốc trăm phương nghìn kế ra sức giải quyết, và đây là một trong những trọng điểm công tác chính phủ trong năm nay.
Ngọc: Trong quá trình phiên dịch Báo cáo công tác Chính phủ, phải chăng anh cũng rất để tâm đến vấn này, xin mời anh giới thiệu nào.
Hoàng: Vâng. Nơi ăn chốn ở là việc hết sức quan trọng của mỗi chúng ta. Những biện pháp của Chính phủ Trung Quốc sẽ áp dụng để giải quyết vấn đề nhà ở trong năm 2011 như sau: Một là, tiếp tục mở rộng quy mô xây dựng nhà ở chính sách. Năm nay phải khởi công xây dựng và cải tạo nhà xuống cấp tổng cộng 10 triệu căn hộ nhà ở chính sách, cải tạo nhà ở xuống cấp cho 1,5 triệu gia đình nông thôn. Trọng điểm phát triển nhà ở công cho thuê. Năm nay sẽ trợ cấp 103 tỷ Nhân dân tệ từ ngân sách Trung ương, tăng 26,5 tỷ so với năm 2010. Các cấp chính quyền phải huy động nguồn vốn bằng nhiều kênh, tăng mạnh đầu tư. Gấp rút xây dựng cơ chế quản lý việc sử dụng, vận hành và rút khỏi nhà ở chính sách, nâng cao độ minh bạch, tăng cường sự giám sát của xã hội, bảo đảm cho những gia đình phù hợp điều kiện được hưởng lợi. Hai là, tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chính sách điều tiết thị trường bất động sản, kiên quyết ngăn chặn đà gia tăng quá nhanh của giá nhà ở tại một số thành phố. Xây dựng và công bố trước xã hội kế hoạch xây dựng nhà ở trong năm, bảo đảm việc cung cấp đất cho xây dựng nhà ở chính sách. Trọng điểm tăng thêm xây dựng các căn hộ thương phẩm có diện tích vừa và nhỏ. Quy phạm và phát triển thị trường nhà cho thuê. Thực hiện nghiêm chính sách tín dụng và thuế khác biệt, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách thuế liên quan bất động sản, tăng cường trưng thu thuế, kiềm chế hữu hiệu mua nhà để đầu cơ và đầu tư. Tăng cường giám sát và quản lý thị trường bất động sản và hành vi thị trường, điều tra xử lý nghiêm các hành vi phạm pháp và vi phạm quy định. Ba là, xây dựng và kiện toàn cơ chế sát hạch và chất vấn. Công tác ổn định giá nhà và nhà ở chính sách thi hành theo cơ chế Chính quyền nhân dân cấp tỉnh phụ trách chung, chính quyền nhân dân các huyện, thị có trách nhiệm trực tiếp. Các bộ ngành liên quan phải nhanh chóng hoàn thiện cơ chế rà soát, đánh giá sát hạch, yêu cầu trả lời chất vấn, phải truy cứu trách nhiệm đối với các địa phương không ổn định được giá nhà và xây dựng nhà ở chính sách làm ảnh hưởng đến sự phát triển và ổn định xã hội.
Ánh: Vâng, xin cám ơn anh. Trong cuộc nói chuyện qua đường dây nóng, Ngọc Ánh phát hiện, Giáo sư Đỗ Tiến Sâm theo dõi rất kỹ nội dung Báo cáo chính phủ Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Giáo sư cũng rất quan tâm đến những chỉ tiêu đặt ra trong năm 2011 của Chính phủ Trung Quốc, giáo sư nói:
Đỗ Tiến Sâm: Riêng về năm 2011 sắp tới đây, Báo cáo Thủ tướng có nêu lên một loạt các giải pháp với cái mục tiêu mà tôi cho rằng cũng hết sức đáng chú ý, đó là mục tiêu đặt ra là cái GDP tăng 8%, khống chế vật giá 14%, thất nghiệp thành thị khoảng 4,6%, giải quyết việc làm khoảng 9 triệu người, v.v. Tôi cho là những mục tiêu này là có tính khả thi, và đã nêu lên 10 giải pháp, trong đó có giải pháp đầu tiên tức là vấn đề mà nhân dân quan tâm nhất, đảm bảo mặt bằng giá trong điều kiện là vật giá tăng, lạm phát tăng, liên quan đến dân sinh, nhưng mà báo cáo của Thủ tướng nói tức là ổn định vật giá là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của điều khiển vĩ mô, cái điều này hết sức quan trọng, khẳng định cái điều nữa là không để vật giá tăng ảnh hưởng đến đời sống bình thường của những người có thu nhập thấp. Trong mấy cái giá thì giá lương thực, giá nhà ở, giá dầu cũng là những cái giá mà hiện nay tác động đến đời sống người dân. Cái giải pháp thứ hai là xung quanh những vấn đề là mở rộng kích cầu trong nước, coi đây không chỉ là phương châm chiến lược lâu dài, mà còn là cái điểm nhấn cơ bản trong phát triển, là con đường cơ bản, và cái yêu cầu nội tại bên trong cho sự phát triển cân đối ở Trung Quốc. Báo cáo đặt vấn đề tăng thêm chi tiêu Chính phủ, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tôi hết sức hướng thú với cái phần là vấn đề nghiêm chỉnh thực hiện 36 điều để khuyến khích và hướng dẫn kinh tế phi quốc hữu, kinh tế tư nhân, đặc biệt là vấn đề phải nâng đỡ một cách công khai và minh bạch, tạo điều kiện để cho cái vốn nhân dân tham gia các lĩnh vực công nghệ cơ bản, cơ sở hạ tầng, sự nghiệp công, xã hội dịch vụ tài chính,v.v. Cái giải pháp thứ 3 cũng là tăng cường cái vị trí nền đà của nông nghiệp, trong đó có nêu lên một số nội dung tức là phải đảm bảo cung ứng các mặt hàng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân bằng nhiều kênh, qua cái đảm bảo an ninh lương thực là cái mục tiêu quan trọng hàng đầu, tôi cho đấy là quan niệm hết sức quan trọng.
Ngọc: Nội dung báo cáo công tác Chính phủ của thủ tướng Ông Gia Bảo rất phong phú và thực sự cầu thị.
Hoàng: Kế hoạch mục tiêu phấn đấu năm 2011 trong Báo cáo công tác Chính phủ của Thủ tướng Ông Gia còn rất nhiều.
Ánh: Đúng vậy. Ồ, anh Hoàng, thời lượng chuyên mục "Hai kỳ họp" hôm nay đã đến thời điểm nước rút rồi, còn rất nhiều nội dung muốn chia sẻ với các bạn, vào giờ này ngày mai, xin mời chị Như Ngọc và anh Hoàng, đồng thời cả Giám Đốc viện nghiên cứu vấn đề Trung Quốc thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Giáo sư Đỗ Tiến Sâm lại họp bên nhau để tiếp tục giới thiệu và phân tích một số nội dung mà chúng ta cùng quan tâm.
Như Ngọc: Vâng, xin sẵn sàng.
Hoàng: Xin hẹn gặp lại các bạn.
Ánh: Ngọc Ánh xin cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi, hẹn gặp lại các bạn vào giờ này ngày mai.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |