Ông Âu Dương Tự Viễn - Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nhà khoa học hàng đầu của Công trình thám hiểm mặt trăng cho biết, công trình thám hiểm mặt trăng giai đoạn 2 của Trung Quốc bao gồm nhiệm vụ tàu "Hằng Nga 2" và tàu "Hằng Nga 3", trong đó tàu "Hằng Nga 3" thực hiệm nhiệm vụ đổ bộ xuống mặt trăng, khó khăn lớn nhất là đáp xuống mặt trăng.
Ông Âu Dương Tự Viễn nói: tàu "Hằng Nga 2" là phiên bản của "Hằng Nga 1" nhưng có nhiều cải tiến. Tàu "Hằng Nga 2" sẽ thực hiện hàng loạt thử nghiệm kỹ thuật và thao tác tinh vi. Đối với tàu "Hằng Nga 3", thiết bị hạ cánh sẽ là một khó khăn lớn, do bề mặt mặt trăng khác với trái đất, khi thiết bị hạ cánh tiếp đất, phải cần lực đẩy để giảm bớt tốc độ khi hạ cánh, điều chỉnh tư thế, thực hiện việc treo lơ lửng, cuối cùng mới hạ cánh xuống mặt trăng.
Ông Âu Dương Tự Viễn cho biết, ý nghĩa của Công trình thăm dò mặt trăng của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu bản chất mặt trăng, mà còn thúc đẩy các các lĩnh vực khoa học công nghệ khác phát triển.