• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Các nhà khoa học giải thích ý nghĩa và giá trị của Công trình thám hiểm mặt trăng: Tại sao chúng ta lại phải thám hiểm mặt trăng

    2010-09-30 10:23:14     cri

    Từ bom nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa,vệ tinh đến tàu vũ trụ có người lái, các nhà khoa học Trung Quốc luôn nêu cao tính độc lập tự chủ, dũng cảm đột phá sáng tạo công nghệ mới. Trung Quốc đã để lại dấu ấn trong vũ trụ bao la. Khi thông tin về tàu "Hằng Nga 1" sắp được phóng, đã thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Cùng với tiến triển của Công trình thám hiểm mặt trăng, sẽ càng khơi dậy sức gắn bó và lòng tự hào dân tộc của người dân, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

    Tài liệu khi phóng tàu thám hiểm mặt trăng "Hằng Nga 1": Chuyên gia diễn giải ý nghĩa và giá trị của công trình thám hiểm mặt trăng

    48 năm trước khi tàu thám hiểm mặt trăng 1 của Liên Xô bay vòng quanh mặt trăng, đến nay thế giới đã tiến hành 123 cuộc thám hiểm mặt trăng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tài nguyên nào của Mặt trăng-hành tinh gần Trái đất nhất này được ứng dụng trực tiếp trong cuộc sống loài người.

    Vậy thì tại sao Trung Quốc lại phóng tàu thám hiểm mặt trăng "Hằng Nga 1"?

    Cho dù trên thực thế, ngày mà còn người sử dụng nguồn tài nguyên trên mặt trăng vẫn còn xa vời vợi, nhưng các nhà khoa học không nghi ngờ ngày này sớm muộn rồi sẽ đến. Các nhà khoa học đã chia nguồn tài nguyên có thể khai thác, tận dụng trên mặt trăng thành 3 loại:

    - Tài nguyên về tầm cao. "Đứng cao trông xa", hiện tại các vệ tinh ứng dụng như vệ tinh thông tin, thời tiết, tài nguyên đều phát huy tác dụng vì chúng được phóng lên cao. Mặt trăng còn cao hơn so với vệ tinh, từ mặt trăng quan sát Trái đất sẽ cho hiệu quả hoàn toàn khác với vệ tinh.

    - Tài nguyên vi trọng lực và môi trường chân không cao. Mặt trăng với lực hút chỉ bằng 1/6 của Trái đất và không có từ trường, nếu như sản xuất vật liệu tổng hợp hay dược phẩm sinh học sẽ có thể sản xuất ra các sản phẩm hỗn hợp được trộn rất đều. Do mặt trăng không có bầu khí quyển, nên khi quan trắc vũ trụ từ mặt trăng, một kính viễn vọng có đường kính 40 cm sẽ cho hiệu quả tương đương với kính viễn vọng có đường kính 8 mét ở Trái đất.

    - Nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng. Trong nham thạch mặt trăng đã phát hiện có hơn 100 loại khoáng, trong đó có rất nhiều loại khoáng rất quý hiếm ở Trái đất. Có người dự tính, than đá của thế giới chỉ có thể khai thác trong vòng 100 năm nữa, dầu mỏ 70 năm. Điện hạt nhân cần phải có u-ra-ni, theo tốc độ phát triển hiện nay, chỉ có thể đủ dùng cho 50 năm. Nếu phát điện bằng phản ứng tập hợp hạt nhân, thì khí Hê-li 3 là an toàn và sạch nhất. Trong khi đó trữ lượng Hê-li 3 trên trái đất chỉ vỏn vẹn 15 tấn, không đủ để phát điện sử dụng trong nửa năm của Mỹ. Trữ lượng Hê-li 3 trên mặt trăng ước tính khiếm tôn có thể đủ cho thế giới khai thác trong vòng 500 năm.

    Ông Tôn Gia Đống – nguyên Tổng phụ trách kỹ thuật vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc cho biết, năm xưa khi vệ tinh Đông Phương Hồng 1 truyền bản nhạc từ vũ trụ về trái đất, lúc đó thậm chí cả tác giả truyện khoa học viễn tưởng cũng không ngờ rằng chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi, kỹ thuật vũ trụ đã làm thay đổi sâu sắc tư duy và cuộc sống của loài người

    Khi Cô-lôm-bô khởi hành từ một cảng của châu Âu, không ai có thể nghĩ ông sẽ phát hiện ra một lục địa mới; khi anh em nhà "Roi-tơ" chế tạo ra "phương tiện bay số 1" trong một xưởng nhỏ sửa chữa xe đạp, không ai nghĩ rằng bầu trời bao la lại nhanh chóng trở thành nơi hoạt động của loài người.

    50 năm qua, các nước trên thế giới phóng gần 100 vệ tinh thám hiểm sâu khoảng không vũ trụ, khám phá những nơi cách xa trái đất như mặt trời, 7 hành tinh, sao chổi và tiểu hình tinh, khiến cho một loạt lý thuyết cơ bản về vũ trụ như: thuyết tương đối được kiểm chứng, và thu được rất nhiều kiến thức mới về vũ trụ.

    Khám phá bí mật vũ trụ-Sao có thể vắng bóng Trung Quôc:

    30 năm trước, các nhà khoa học Trung Quốc công bố 12 công trình nghiên cứu dựa trên miếng đá lấy từ mặt trăng được Mỹ tặng. Viện sỹ Âu Dương Tự Viễn đã coi việc nghiên cứu những dữ liệu ban đầu của Trung Quốc là một giấc mơ của mình.

    Bước vào thế kỷ 21, khi kinh tế và kỹ thuật vũ trụ có nền tảng nhất định, Trung Quốc quyết định triển khai hoạt động thám hiểm vũ trụ, bước đầu là phóng tàu thám hiểm không người lái lên mặt trăng. Ông Âu Dương Tự Viễn thuộc lớp người "xưa nay hiếm" đã được bổ nhiệm làm chuyên gia trưởng khoa học về ứng dụng mặt đất của Công trình thám hiểm mặt trăng, Ông nói: 122 nhà khoa học cả nước bao gồm cả Hồng Kông, Ma cao đã thành lập Hội đồng chuyên gia ứng dụng khoa học Công trình thám hiểm mặt trăng, mọi người đều mong mỏi các dữ liệu khoa học mặt trăng sớm được truyền về trái đất, các nhà khoa học Trung Quốc mong muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho công cuộc khám phá vũ trụ"

    Trung Quốc lỡ chuyến tàu khám phá vũ trụ đầu tiên, sẽ quyết không đi sau trong vòng khám phá mới này.

    "Người ta đã thám hiểm mặt trăng mấy chục năm, tại sao chúng ta vẫn phải thám hiểm mặt trăng". Ông Loan Ấn Kiệt-Tổng chỉ huy công trình thám hiểm mặt trăng, thường xuyên nhận được câu hỏi như vậy.

    Những lúc như thế, ông Loan Ân Kiệt chỉ cười và hỏi lại: "Thế những nước khác đã sản xuất ô tô, chúng ta có cần sản xuất nữa không? Các nhà khoa học các nước nghiên cứu nguồn gốc của loài người rồi thì chúng ta có cần nghiên cứu nữa không?"

    Từ bom nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa và vệ tinh đến tàu vũ trụ chở người, các nhà khoa học Trung Quốc luôn nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, dũng cảm đột phá sáng tạo, để lại dấu ấn trong vũ trụ bao la.

    Năm 1984, Liên hợp quốc thông qua "Hiệp định Mặt trăng", trong đó quy định, mặt trăng là tài sản chung của nhân loại. Có một thực tế khách quan khó có thể thay đổi là, nếu như công cuộc thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc thu được thành quả, thì khi quốc tế thảo luận về việc sửa đổi "Hiệp định Mặt trăng" và chia sẻ quyền lợi mặt trăng, thì Trung Quốc sẽ có quyền phát ngôn lớn hơn, sẽ bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc tại mặt trăng".Ông Tôn Gia Đống nói.

    Cho dù, hàng năm quốc tế đều công bố một số thành tựu nghiên cứu về mặt trăng, nhưng tài liệu có giá trị và ý nghĩa thực tiễn thì từ trước đến nay chưa bao giờ được công bố. Ông Âu Dương Tự Viễn nói: "Chỉ dựa vào tài liệu của người khác, thì trình độ khoa học công nghệ của Trung Quốc mãi mãi đi sau người khác"

    Những lời nói mộc mạc của các nhà khoa học đã truyền đi một tiếng nói chung là: Người Trung Quốc phải có chỗ đứng của mình trong lĩnh vực khoa học-công nghệ mũi nhọn,

    Trong những năm 50 đến năm 70 của thế kỷ 20, hai siêu cường quốc đã triển khai hàng loạt hoạt động thám hiểm mặt trăng quy mô lớn trong chiến tranh lạnh. Qua 20-30 năm tìm tòi và suy nghĩ, loài người quay trở lại thám hiểm mặt trăng từ góc độ khoa học. Những năm đầu của thế kỷ 21, Mỹ, Nga, châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ….không ai bảo ai cùng khởi động chương trình thám hiểm mặt trăng, khơi dậy một trào lưu thám hiểm mặt trăng mới.

    Giống như khảo sát khoa học tại Nam cực vậy, ai đến trước thì người đó nắm quyền chủ động. "Nếu như đợi đến lúc người khác tìm ra cách tận dụng tài nguyên mặt trăng, Trung Quốc mới khởi động chương trình thám hiểm mặt trăng thì đã quá muộn." Ông Âu Dương Tự Viễn nói: "Chúng ta đã lỡ chuyến tàu thám hiểm mặt trăng đầu tiên, bởi vậy Trung Quốc quyết không thể tụt hậu trong đợt thám hiểm mới này."

    Chúng ta không lặp lại lối mòn của người khác, mà phải thực hiện bước nhảy vọt". Là Tổng kiến trúc sư Công trình thám hiểm mặt trăng, ông Tôn Gia Đống rất tự hào vì từ khi xây dựng đề án đến khi phóng tàu Hằng Nga 1 chỉ mất hơn 3 năm: "Tàu Hằng Nga 1 lần đầu tiên vẽ được bản đồ 3 chiều mặt trăng, khám phá được 9 loại nguyên tố mà thế giới chưa từng công bố".

    Công trình thám hiểm mặt trăng sẽ thúc đẩy việc đột phá khoa học cơ bản và ứng dụng công nghệ mới.

    Những năm 80 của thế kỷ trước, tại gian trưng bày sản phẩm sở hữu trí tuệ tiêu biểu của các nước tại trụ sở Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên hợp quốc ở Giơ-ne-vơ, Mỹ trưng bày một miếng đá lấy từ trên mặt trăng, Liên Xô trưng bày một bức ảnh của Ga-ga-lin, còn Trung Quốc trưng bày một bình hoa Cảnh Thái Lam.

    Lúc đó khi nhà khoa học trẻ Trung Quốc Diệp Bồi Kiến đến đây tham quan đã phải sững sờ

    Giờ đây, cái gì có thể đại diện cho sức sáng tạo của một quốc gia? Không còn nghi ngờ, kỹ thuật vũ trụ là một trong những thứ đó.

    Đến nay, ông Diệp Bồi Kiến đã trở thành Tổng chỉ huy kiêm Tổng thiết kế hệ thống vệ tinh công trình thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc. Ông nói, chương trình thám hiểm mặt trăng A-pô-lô của Mỹ tiêu tốn 25 tỷ 600 triệu đô la. Nhưng Mỹ đã xây dựng và hoàn thiện một hệ thống công nghiệp vũ trụ đồ sộ, nâng đỡ nền kinh tế và kỹ thuật của Mỹ phát triển nhanh chóng trong mười mấy năm qua. A-pô-lô đã mang lại khoảng 3 nghìn thành quả kỹ thuật ứng dụng.

    Hiện Trung Quốc đã có sê-ri tên lửa đẩy Trường Chinh và 7 hệ thống vệ tinh ứng dụng như vệ tinh thông tin, khí tượng, quan trắc mặt đất, vệ tinh định vị dẫn đường, vệ tinh khoa học thực tiễn, vệ tinh quay trở về, vệ tinh nhỏ đạt trình độ tiên tiến quốc tế. Trung Quốc cũng đã phóng 4 tàu vũ trụ không người lái, và hai tàu vũ trụ chở người, đưa 3 nhà du hành vũ trụ lên không gian.

    Sau khi công trình thám hiểm mặt trăng được thành lập, hàng nghìn nhà khoa học và cán bộ nghiên cứu đã tham gia vào chương trình này. Theo thống kê, độ tuổi trung bình của các nhà nghiên cứu trung cao cấp trở lên vào khoảng 35. Ông Tôn Gia Đống cho biết: "Thông qua chương trình thám hiểm mặt trăng, bồi dưỡng ra một đội ngũ cán bộ xuất sắc, đây là hy vọng của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc trong tương lai".

    Công trình thám hiểm mặt trăng phải đột phá hàng loạt kỹ thuật then chốt mới như việc truyền số liệu từ khoảng cách xa, thông minh nhân tạo, gia công tự động hóa, nguồn điện hạt nhân trên vũ trụ, liên quan đến rất nhiều lĩnh vực mới, những đột phá mới này sẽ thúc đẩy sự phát triển của hàng loạt lĩnh vực khoa học cơ bản và kỹ thuật ứng dụng.

    Tháng 2 năm 2006: "Đề cương quy hoạch phát triển khoa học-kỹ thuật trung và dài hạn quốc gia" chính thức đưa Công trình thám hiểm mặt trăng là một trong số 16 công trình trọng điểm của quốc gia.

    Ngày nay, năng lực và thành quả khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ đã trở thành một thước đo quan trọng về sức mạnh tổng hợp và trình độ văn minh của một nước.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>