Công tác nghiên cứu chế tạo "Hằng Nga 3" và "Hằng Nga 4" đang được khẩn trương tiến hành. Trung Quốc hy vọng năm 2013 sẽ phóng tàu "Hằng Nga 3", thực hiện sáng tạo đổi mới ba kỹ thuật lớn là: đáp xuống, thăm dò không người và sự sống ban đêm trên mặt trăng. Phó Tổng công trình sư Chương trình thăm dò mặt trăng của Trung Quốc Vu Đăng Vân cho biết, hiện nay vấn đề kỹ thuật khó nhất của "Hằng Nga 3" và "Hằng Nga 4" là việp đáp xuống mặt trăng. Ông nói: "Mục tiêu chính của "Hằng Nga 3" và "Hằng Nga 4" khả năng đáp xuống mặt trăng, và xây dựng hệ thống cơ bản công trình vũ trụ thăm dò mặt trăng. Các kỹ thuật then chốt cần giải quyết bao gồm: Hệ thống động lực hạ cánh, giá đỡ hãm khi đáp xúng, thiết bị ghi hình phải di động trên mặt trăng cũng như điều khiển tư xa..."
Hiện nay công tác luận chứng giai đoạn 3 Công trình thám hiểm mặt trăng đang được khẩn trương triển khai. Theo kế hoạch giai đoạn 3 Công trình thám hiểm mặt trăng sẽ được thực hiện vào năm 2017. Ông Vu Đăng Vân nói: Nhiệm vụ cốt lõi của Công trình thám hiểm mặt trăng giai đoạn 3 là phải lấy mẫu vật từ mặt trăng sau đó đưa về trái đất, cụ thể là phải hạ cánh xuống bề mặt mặt trăng sau đó tiến hành lấy mẫu vật bằng cách đâm đục và lấy mẫu vật ngẫu nhiên sau đó phải rời khỏi mặt trăng quay trở về trái đất mang theo mẫu vật, tiến hành phân tích thử nghiệm tỉ mỉ mẫu vật. Về mặt khoa học, Công trình thám hiểm mặt trăng giai đoạn 3 sẽ tiến hành tìm hiểu sâu về thổ nhưỡng, sự hình thành và tiến hoá của mặt trăng. Về mặt kỹ thuật, Công trình thăm dò mặt trăng giai đoạn 3 phải có đột phá các kỹ thuật then chốt như : kỹ thuật bay khỏi mặt trăng và tăng khả năng vận chuyển, kỹ thuật tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu hóa lỏng kiểu mới có sức đẩy lớn, và không độc hại.
Ông Vu Đăng Vân còn cho biết, mặc dù hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có kết hoạch đưa người lên mặt trăng nhưng các nhà khoa học và các cơ quan có liên quan đang tiến hành luận chứng, tích cực nghiên cứu, tìm tòi việc triển khai đưa người lên mặt trăng và xây dựng cơ sở trên mặt trăng.
Trong Chương trình thăm dò mặt trăng đầy tham vọng này, thái độ của Trung Quốc rất cởi mở. Cục trưởng Cục Công nghiệp khoa học công nghiệ quốc phòng quốc gia Trung Quốc Trần Cầu Phát có nói, Trung Quốc mong muốn thông qua hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ Công trình thăm dò mặt trăng
Ông Trần Cầu Phát nói: "Cùng với việc tự chủ phát triển khoa học kỹ thuật, Trung Quốc mong muốn thông qua hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ Công trình thăm dò mặt trăng, cùng các nước khác chia sẻ và bổ sung cho nhau công nghệ và tài nguyên, cùng hưởng thành quả khám phá. Sử dụng không gian vũ trụ vì mục đích hòa bình là chủ trương nhất quán của Chính phủ Trung Quốc, sử dụng kỹ thuật không gian vào mục đích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, gây hạn cho nhân loại là mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ trước sau như một ủng hộ hoạt động sử dụng không gian vũ trụ vì mục đích hòa bình, cùng với các nước chung tay đẩy mạnh, nỗ lực đóng góp ;ớn hơn cho phát triển hoà bình và tiến bộ khao học kỹ thuật của nhân loại trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển.