"Chính phủ trực tiếp ra tay, xoay chuyển đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, là giai đoạn thứ nhất ứng phó với khủng hoảng. Trong thời kỳ then chốt kinh tế trụ vững chuyển biến tốt, đồng thời các thói xấu lại bộc lộ, chỉ có hạ quyết tâm, đưa ra sự điều chỉnh sâu sắc đối với cơ cấu kinh tế và hình thức phát triển, mới có thể đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững sau này."
Sự thực là, nhìn lại gói kích thích ứng phó với khủng hoảng của Chính phủ Trung Quốc, điều chỉnh cơ cấu luôn luôn được đặt ở vị trí quan trọng, các từ then chốt như "nâng cấp cải tạo công nghệ", "đào thải năng lực sản xuất lạc hậu", "sáng tạo tự chủ" v.v luôn xuất hiện, các cố tật cơ cấu công nghiệp không hợp lý, phát triển khu vực không cân đối v.v trở thành điểm quan trọng chú ý cả hiện thực và lâu dài.
Trên cơ sở mức tăng đầu tư ở vùng miền Trung, miền Tây nhanh hơn vùng miền Đông trong 6 tháng đầu năm 2009, ba quý đầu năm, mức tăng đầu tư ở thành phố, thị trấn vùng miền Đông, miền Trung, miền Tây lần lượt là 28,1%, 38,3%, 38,9%, vùng miền Trung, miền Tây tiếp tục cao rõ rệt so với mức tăng trung bình vùng miền Đông và toàn quốc. Có chuyên gia bình luận: Mặc dù mức tăng trưởng cao của vùng miền Trung, miền Tây chủ yếu dựa vào đầu tư còn có thể kéo dài được bao lâu còn phải đợi xem, nhưng tình hình phát triển không cân đối "Đông mạnh Tây yếu" tồn tại lâu nay đang lặng lẽ bị phá vỡ, sự thay đổi này rất đáng quý.
Còn các tỉnh duyên hải miền Đông, trọng điểm hiện nay từ duy trì vận hành bình ổn kinh tế lúc đầu khủng hoảng, chuyển sang nhân cơ hội khủng hoảng hướng dẫn theo đà phát triển tăng nhanh điều chỉnh, ưu hoá cơ cấu kinh tế loại hình đối ngoại. Hiện tượng này biểu hiện rất nổi bật tại vùng châu thổ sông Châu Giang, châu thổ sông Trường Giang. Thành phố Đông Quản là khu vực lớn nhất chịu tác động của khủng hoảng tài chính lần này, Bí thư Thành uỷ Lưu Chí Canh nêu ra, mấy năm tới thà hy sinh một chút tốc độ, cũng phải điều chỉnh cho tốt cơ cấu công nghiệp.
Những năm qua, thông qua ra sức thúc đẩy tiết kiệm năng lượng giảm thiểu khí thải, kinh tế tuần hoàn, khai thác năng lượng mới v.v, Trung Quốc đã có cơ sở công nghiệp xanh nhất định. Trong ứng phó với khủng hoảng tài chính, tăng nhanh tạo dựng công nghiệp liên quan cũng trở thành hướng phát triển nêu rõ của Trung ương, nhất là công nghiệp năng lượng mới như điện sức gió, năng lượng mặt Trời v.v cùng công nghiệp ô tô năng lượng mới v.v, đều đã được xác định là trọng điểm khuyến khích và hỗ trợ của chính sách ./.