Tại trung tâm Bắc Kinh Thủ đô Trung Quốc, có một cụm kiến trúc cổ mái vàng rực rỡ, trang nghiêm huyền bí, đó là Tử cấm Thành, tức Cố Cung, Cố cung Bắc Kinh là viên ngọc sáng ngời trong các kiến trúc cung đình cổ đại Trung Quốc, mà cũng là cụm kiến trúc kết cấu bằng gỗ có quy mô lớn nhất và nguyên vẹn nhất trên thế giới. Năm 1987, Cố Cung Bắc Kinh được đưa vào "Danh mục di sản thế giới".
Cố Cung là do Chu Đệ, đời vua thứ hai nhà Minh ra lệnh xây dựng vào năm 1406 trong thời gian 14 năm mới xây xong. Trong suốt gần 500 năm lịch sử, cho đến khi triều đình nhà Thanh bị lật đổ, tổng cộng có 24 đời vua từng sống và xử lý quốc sự tại đây. Quy mô to lớn, phong cách đẹp mắt, kiến trúc hoành tráng, bày biện sang trọng của Cố Cung đều hiếm có trên thế giới. Diện tích Cố cung hơn 20 nghìn mét vuông, chiều dài nam bắc gần 1000 mét, chiều đông tây rộng 800 mét, xung quanh có tường thành cao hơn 10 mét bao bọc, bên ngoài bức tường có sông hộ thành rộng hơn 50 mét. Cố Cung được xây dựng nghiêm ngặt theo trật tự lễ giáo, quy phạm chính trị và tinh thần luân lý của các vương triều phong kiến Trung Quốc.
Bố cục chỉnh thể cũng như quy mô, hình dáng, màu sắc trang trí và trưng bày của Cố Cung v,v... hết thảy đều thể hiện quyền vua tối cao và đẳng cấp nghiêm ngặt. Ba ngôi điện lớn trong Cố cung là thu hút tầm mắt của mọi người nhất, đó là điện Thái Hoà, điện Trung Hòa và điện Bảo Hoà, là những ngôi điện chính của các nhà vua thi hành quyền lực thống trị và ̉ tổ chức các nghi lễ long trọng. Điện Thái hoà là kiến trúc tráng lệ nhất trong Cố Cung. Trên quảng trường hướng nam rộng 30 nghìn mét vuông, điện Thái Hoà được xây trên các bậc thang màu trắng cao 8 mét, chiều cao của điện gần 40 mét, là kiến trúc cao nhất trong Cố Cung. Trong nền văn hóa Trung Quốc, rồng là tiêu biểu cho quyền lực nhà vua, nhà vua được coi là "chân long thiên tử", các vật trang trí trong điện Thái Hoà đều sử dụng nhiều hình ảnh của rồng, phía trên bên dưới có tới gần 13 nghìn hình ảnh con rồng. Kiến trúc của Cố Cung còn nhiều thứ để nghiên cứu. Các cung điện trong Cố Cung đồ sộ, lầu các trùng điệp, truyền rằng tổng cộng có 9999,9 gian.
Thì ra, người thời xưa cho rằng, nhà ở của Thiên Đế tức vua trời trên tiên cung có 10 nghìn gian, nhà vua là con của Thiên hoàng, cho nên phải hạn chế bản thân, không được vượt quá Thiên đế, cho nên số lượng các gian nhà trong Cố cung ít hơn Thiên cung nửa gian. Cụm kiến trúc Cố cung đồ sộ, đã tập trung kết tinh trí tuệ vượt bậc của nhân dân lao động Trung Quốc. Lớn đến kết cấu của cả cụm kiến trúc, nhỏ đến mỗi thứ trang trí các loại trên mái nhà, cửa ra vào, tường vách đều giàu trí tưởng tượng kỳ diệu. Ví dụ, nền móng bằng đá trắng của điện Thái Hoà đã khiến ngôi điện này trở nên càng đồ sộ và hoành tráng. Cố Cung là cụm kiến trúc bằng gỗ, thợ kiến trúc các đời vua đã vắt óc cho phương pháp phòng hỏa hoạn. Vị dụ, trong Cố Cung có bốn dãy nhà bên trong bằng đá, bên ngoài trông như nhà cửa, nhưng tường bên trong toàn bộ đều do những phiến đá tạo thành, đây là tường phòng hỏa do các kiến trúc sư dày công thiết kế. Trong các khuôn viên của Cố Cung, tổng cộng đặt 308 chiếc vạc lớn , bên trong vạc quanh năm đều chứa đầy nước dùng để phòng hỏa. Đến mùa đông, cho người đốt lửa ở dưới để giữ cho nước ấm không bị đóng băng. Cố Cung là cụm kiến trúc cung điện cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất và lớn nhất trên thế giới hiện nay, theo sách sử ghi chép lại, trong thời gian xây dựng Cố Cung, triều đình nhà Minh từng huy động hàng trăm nghìn thợ các loại và hàng triệu phu xây dựng, tất cả các nguyên vật liệu đều chở từ khắp các nơi trong cả nước đến, kể cả từ tỉnh Vân Nam cách Bắc Kinh hằng mấy nghìn km.
Ngoài ra, là Hoàng cung, Cố Cung còn tàng trữ rất nhiều văn vật quý hiếm, theo thống kê, có tới hơn hàng triệu văn vật còn lưu giữ, chiếm một phần sáu tổng số văn vật của cả nước Trung Quốc, trong đó có rất nhiều quốc báu duy nhất có một không hai. Những năm 80 của thế kỷ trước, chính phủ Trung Quốc đã cho xây hơn 100 gian nhà kho ngầm, phần lớn văn vật được cất giữ ở bên dưới "địa cung" này. Cụm kiến trúc Cố Cung đồ sộ hoành tráng đã trở thành biểu tượng của nền văn hóa sán lạn Trung Quốc. Các nhà kiến trúc trong và ngoài nước công nhận rằng, ̣ thiết kế và kiến trúc của Cố Cung Bắc Kinh là một kiệt tác không gì sánh nổi, nó là tiêu chí của truyền thống văn hóa lâu đời Trung Quốc, thể hiện thành tựu xuất sắc về kiến trúc của các thợ Trung Quốc cách đây hơn 500 năm. Cố Cung đã trải qua hơn 580 năm kể từ khi xây xong đến nay, phần lớn kiến trúc trong Cố Cung đã cũ, những năm gần đây, các du khách đến thăm quan Cố Cung ngày một đông, lưu lượng du khách hằng năm gần 10 triệu lượt người. Để bảo tồn Cố Cung được tốt hơn, bắt đầu từ năm 2003, chính phủ Trung Quốc bắt đầu cho trùng tu từng phần cho đến toàn diện Cố Cung, được biết, công trình trùng tu này sẽ được tiến hành liên tục trong 20 năm.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |