Tháng 7-1991, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham đã dự lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 24, có cuộc gập không chính thức lần đầu tiên với ngoại trưởng các nước ASEAN. Nhận lời mời của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền, Tổng thư ký ASEAN Xinh đã dẫn đoàn đại biểu ASEAN thăm Bắc Kinh tháng 9-1993. Hai bên đã thảo luận về tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại và hợp tác khoa học-kỹ thuật, đạt được nhận thức chung rộng rãi. Trung Quốc năm 1993 đã trở thành đối tác đối thoại của ASEAN.
Tháng 7-1994, Trung Quốc và ASEAN đồng ý tổ chức thương lượng chính trị quan chức cấp cao. Cuộc thương lượng chính trị quan chức cấp cao Trung Quốc-ASEAN lần thứ nhất diễn ra tại Hàng Châu Trung Quốc tháng 4-1995. Ngày 25-7-1994, Trung Quốc tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ nhất với tư cách là đối tác thương lượng của ASEAN.
Năm 1996, Trung Quốc lần đầu tiên tham gia Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 29 và Hội nghị ASEAN với các nước đối thoại diễn ra tại Gia-các-ta với tư cách là đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN. Trung Quốc và ASEAN đã thành lập Ủy ban hợp tác liên hợp Trung Quốc-ASEAN, hỡ trợ quản lý quan hệ đối thoại, và tháng 2-1997 thành lập cơ chế hội nghị tại Bắc Kinh. Ngoài ra, hai bên còn thành lập Qũi hợp tác Trung Quốc-ASEAN để ủng hộ hai bên phát triển hợp tác.
Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu Á năm 1997 là bước ngoặt quan trọng trong quan hệ đối tác Trung Quốc-ASEAN. Trung Quốc đã khắc phục khó khăn, không phá giá đồng Nhân dân tệ và viện trợ cho các nước ASEAN bị tác động của cuộc khủng hoảng. ASEAN bắt đầu ghi nhận và tin tưởng rằng: nền kinh tế Trung Quốc ngày càng lớn mạnh là cực kỳ quan trọng đối với Đông Nam Á, Trung Quốc sẵn sàng viện trợ cho ASEAN trong giờ phút then chốt.
Tháng 12-1997, ASEAN đưa ra sáng kiến tổ chức Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN với ba nước Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc "10+3" và cuộc gặp không chính thức giữa lãnh đạo Trung Quốc và ASEAN. Từ đó, lãnh đạo Trung Quốc và ASEAN đã xây dựng cơ chế hội nghị cấp cao thường niên. Lãnh đạo hai bên đã ra tuyên bố chung, tuyên bố xây dựng quan hệ đối tác láng giềng hữu nghi, tin cậy hướng tới thế kỷ 21, đã chỉ rõ phương hướng phát triển của quan hệ song phương.
Dưới sự chỉ đạo của Tuyên bố chung, quan hệ chính trị song phương được nâng cấp nhanh chóng. Từ năm 1998-2000, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã lần lượt ký các văn kiện khung quan hệ song phương và Chương trình hợp tác. Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN ký văn kiện quan trọng về Biển Nam Trung Quốc và an ninh phi truyền thống.
Năm 2001, lãnh đạo hai bên xác định nông nghiệp, viễn thông-thông tin, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư lẫn nhau và khai thác lưu vực sông Mê-công là 5 lĩnh vực hợp tác trọng điểm trong đầu thế kỷ mới. Cùng năm, Trung Quốc đề xuất ý tưởng xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN trong vòng 10 năm. Hai bên năm 2002 ký "Hiệp nghị khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc-ASEAN", xác định đến năm 2010 xây dựng hoàn thành Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN.
Cuối năm 2002, Trung Quốc đề xuất mục tiêu phát triển xây dựng toàn diện xã hội khá giả và phương châm ngoại giao xung quanh "thân thiện với láng giềng, coi láng giềng là đối tác". Năm 2003 ASEAN xây dựng Qui hoạch cộng đồng ASEAN, thông qua "Tuyên bố thứ 2 điều phối nhất trí ASEAN" ?Tuyên bố Ba-li?, trong đó bao gồm cộng đồng an ninh ASEAN, cộng đồng kinh tế ASEAN, cộng đồng xã hội và văn hóa ASEAN. Mục tiêu phát triển của hai bên có sự nhất trí cao đã tạo khả năng nâng cấp toàn diện quan hệ song phương giữa Trung Quốc và ASEAN.
Tháng 10-2003, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo dự Hội nghị cấp cao Trung Quốc-ASEAN đã trình bày chính sách ngoại giao "láng giềng thân thiện, làm yên láng giềng, làm giàu cho láng giềng", tuyên bố Trung Quốc chính thức tham gia "Hiệp ước láng giềng hữu nghị, thân thiện và hợp tác Đông Nam Á", trở thành nước đối thoại của ASEAN đầu tiên tham gia Hiệp ước này. Hai bên còn ký "Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược hướng tới hoà bình và phồn thịnh Trung Quốc-ASEAN", làm cho Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược đầu tiên của ASEAN, ASEAN trở thành tổ chức khu vực đầu tiên xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc.
Cùng với việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc-ASEAN, sự hợp tác giữa hai bên được tăng cường hơn nữa. Tháng 3-2004, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao không chính thức của ASEAN diễn ra tại Việt Nam ra tuyên bố chủ tịch về vấn đề Đài Loan, tái khẳng định ASEAN tiếp tục thi hành chính sách một nước Trung Quốc. Tháng 9 cùng năm, 10 nước ASEAN nhất trí công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường hoàn toàn. Bên cạnh đó, kể từ đầu năm 2005, Trung Quốc và ASEAN bắt đầu thực hiện "Chương trình thu hoạch sớm" là một bộ phận của của tự do thương mại. Tháng 7-2005, Trung Quốc tuyên bố dành cho ba nước Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma ưu đãi về thuế quan.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |