Qua thương lượng với các nước liên quan, các nước Ô-xtrây-li-a, Mỹ, Ca-na-đa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân và 6 nước ASEAN đã nhóm họp hội nghị cấp bộ trưởng lần thứ nhất về hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương tại Thủ đô Ca-bê-ra Ô-xtrây-li-a từ ngày 5-7 tháng 11-1989, đánh dấu Hội nghị hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương được thành lập. Tháng 6-1993 đổi tên thành Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương, gọi tắt là A-pếch.
Kể từ năm 1989 Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương hàng năm họp hội nghị thường niên gồm bộ trưởng ngoại giao hoặc thương mại các nước thành viên tham gia và nhóm họp ba đến bốn hội nghị quan chức cấp thứ trưởng, và còn có thể nhóm họp hội nghị đặc biệt cấp bộ trưởng về một chuyên đề nào đó.
Tháng 11-1991, Hội nghị bộ trưởng lần thứ 3 Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương diễn ra tại Xơ-un Hàn Quốc đã thông qua "Tuyên bố Xơ-un", chính thức xác định tôn chỉ và mục tiêu của Diễn đàn là: tùy thuộc lẫn nhau, cùng được lợi, kiên trì thể chế thương mại đa phương mở cửa và giảm thiểu hàng rào thương mại trong nội khối.
Tháng 1-1993, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương thành lập Ban Thư ký thường trực tại Xin-ga-po, phụ trách công việc mang tính sự vụ thường ngày của Diễn đàn.
Tháng 11-1991, Trung Quốc cùng Đài bắc Trung Quốc và Hồng Công Trung Quốc chính thức tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương. Hiện nay Diễn đàn có 21 nền kinh tế thành viên là: Ô-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi Lê, Trung Quốc, Hồng Công Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mê-hi-cô, Ma-lai-xi-a, Niu Di-lân, Pa-pu-a Niu Ghi-nê, Pê-ru, Phi-li-pin, Xin-ga-po, Đài Bắc Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Nga và Việt Nam.
Hội nghị cấp cao A-pếch là hội nghị tối cao của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất diễn ra ngày 20-11-1993 tại Xi-át-tơn Mỹ. Hội nghị ra "Tuyên bố về triển vọng kinh tế", mở màn cho tự do hóa thương mại và hợp tác kinh tế-kỹ thuật khu vực Châu Á-Thái bình dương. Sau đó, hội nghị cấp cao sẽ được tổ chức hàng năm luân phiên tại các nền kinh tế thành viên.
Hội nghị cấp cao lần này đã đề ra tinh thần A-pếch trong Tuyên bố hội nghị, tức tinh thần đại gia đình A-pếch vì kiến tạo tương lai ổn định và phồn thịnh của Nhân dân trong khu vực, xây dựng đại gia đình kinh tế Châu Á-Thái bình dương, sâu sắc mở cửa và tinh thần đối tác trong đại gia đình, đóng góp cho kinh tế thế giới và ủng hộ thể chế thương mại quốc tế mở cửa. Trong cuộc thảo luận về phương châm cơ bản của sự hợp tác kinh tế khu vực Châu Á-Thái bình dương, có 7 cụm từ có tần suất nhiều nhất là: mở cửa, tiệm tiến, tự nguyện, thương lượng, phát triển, cùng có lợi và lợi ích chung, được gọi là 7 cụm từ then chốt của tinh thần A-pếch.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |