• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Danh sư võ thuật--Lâm Thế Vinh

    2016-12-15 17:16:08     cri

    Quan hệ nhân vật võ sư

    Lâm Thế Vinh 林世荣, danh sư võ thuật thời kỳ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 Trung Quốc, là cao đồ của Hoàng Phi Hồng. Lâm Thế Vinh nổi danh về Hổ hạc song hình quyền, Thiết tuyến quyền v.v Ông có công truyền bá, chỉnh lý, biên soạn bài quyền "Hổ hạc song hình quyền", "Công tự Phục hổ quyền", "Thiết tuyến quyền"… Ông là người có đóng góp to lớn cho công việc truyền bá võ thuật Trung Quốc. 

    Lâm Thế Vinh(1861—1943. Đầu năm 1861, Lâm Thế Vinh sinh tại Tây Hà, Bình Bắc, Bình Châu, Nam Hải, Quảng Châu. Ông nội là Lâm Bá Thiện cũng là nhân vật cao thủ võ lâm, ông yêu quý cháu Lâm Thế Vinh, đem những bài bản sở đắc của mình như Hồ điệp chưởng, Hành nguyệt đao… truyền cho đứa cháu nội. Ông còn đem Lâm Thế Vinh gửi cho bạn võ của mình, là cao thủ Hồng Quyền Hồ Kim Tinh rèn tập, chuyên luyện "Tiễn chưởng toán bàn quyền" và "Lục điểm bán côn", lại còn theo học các danh sư Lâm Phúc Thành, Ngô Toàn Mỹ.

    Lâm Thế Vinh sức khỏe hơn người, có thể mang bao cát vài trăm ký, khắp vùng đều biết danh tiếng của anh. Sau Lâm Thế Vinh vào làm nghề xẻ thịt heo cho chủ hàng thịt Nguyên Ký ở Quảng Châu, dần dần được lên làm quản lý lò mổ, do đó anh có biệt danh là "Vinh thịt heo".  

    Khi Hoàng Phi Hồng mở võ quán, Lâm Thế Vinh được cơ hội bái sư, võ công ngày càng tiến bộ. Từ đó hơn suốt hai mươi năm theo Hoàng sư phụ, ông trở thành đệ tử đích truyền, học được những công phu trấn môn như Hổ hạc song hình quyền, Công tự Phục hổ quyền, Tử mẫu công, Vô ảnh cước…

    Trong dân gian có nhiều giai thoại về "Vinh thịt heo". Các bộ sách như Lâm Thế Vinh chính truyện của Chu Ngu Trai, Tiên sư Lâm công Thế Vinh truyện của Hoàng Văn Khải cũng có chép nhiều.

    Hàng phục Thiết đầu tăng ở chùa Hải Tràng

    Trong dân gian có nhiều giai thoại về "Vinh thịt heo", Nổi tiếng nhất là chuyện "Đánh bại Thiết đầu tăng ở chùa Hải Tràng". Vào cuối đời Quang Tự(Quang Tự -- Hoàng đế thứ 11 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc), tại chùa Hải Tràng (nay là đường Nam Hoa) có một ác tăng tự gọi là "Thiết đầu đà", giỏi võ nghệ, luyện thành "Thiết đầu công", có thể đánh võ bằng đầu húc với người khác, đầu húc của ác tăng chua bị thua lần nào. Tên này ỷ thế muốn hại sư trụ trì, chiếm đoạt tài sản tự viện. Trụ trì nhờ Hoàng Phi Hồng cứu. Hoàng sư phụ dẫn Lâm Thế Vinh đến nói chuyện. Khi gặp nhau, Thiết đầu đà phi thân đến giao đấu, dùng đầu húc Lâm Thế Vinh, Thế Vinh sử dụng chiêu "Nguyệt ảnh cước" trong Hổ hạc song hình quyền đá Thiết đầu đà văng xa hơn 5 thước, đầu cắm vào trụ đá sưng to như quả trứng ngỗng. Như thế,  "Thiết đầu đà" đã biết đến "lợi hại" của Lâm Thế Vinh, kinh hãi quá bèn trốn đi luôn.

    Cuối đời Thanh, phủ Quảng Châu tổ chức một giải giao lưu thi đấu võ thuật quy mô lớn nhằm hoằng dương quốc túy võ thuật. Lâm Thế Vinh dự thi và đánh bại liên tiếp hơn 10 cao thủ, vinh dự đoạt giải vô địch, tiếng tăm vang dội Ngũ Dương thành (Quảng Châu). Vì thế, rất nhiều người đến bái sư với Lâm Thế Vinh, học võ với ông. Theo ghi chép của các đệ tử, Lâm Thế Vinh có mở 3 quán võ tại Quảng Châu, đệ tử của ông Lâm Thế Vinh rất đông đảo.

    Lâm Thế Vinh là nhân vật võ lâm rất ưa làm từ thiện. Năm 1921, đã ngoài 60 tuổi, Lâm sư phụ vẫn đưa đệ tử đi biểu diễn võ thuật để quyên tiền giúp đỡ Cô nhi viện Quảng Châu. Ông được Tôn Trung Sơn - bấy giờ là Đại Tổng thống, khen ngợi và tặng một huy chương bằng bạc.

    Người đầu tiên phổ biến võ thuật bằng sách

    Về sau Lâm Thế Vinh sang Hồng Kông, tiếp tục mở võ quán nhận đệ tử. Suốt hàng nghìn năm, giới võ thuật ở Quảng Đông nói chung và Trung Quốc nói riêng đều tuân thủ nguyên tắc "Canh ba luyện, canh năm nghỉ" vì sợ người khác học lén(đêm khuya tập võ, gần sáng thì nghỉ); "Dạy 6 giữ 4" vì sợ dạy hết bị phản… Vì thế sách dạy võ công cực hiếm, nếu có thì đều xếp vào hàng "bí bản", không dễ gì truyền ra.

    Nhưng Lâm Thế Vinh thì khác, ông dốc tâm sức để truyền bá võ công, ông cùng các đệ tử Lý Thế Huy, Chu Ngu Trai quyết tâm biên soạn các sách dạy võ của môn phái để truyền bá rộng rãi ra ngoài, không hề e ngại. Những bộ võ thư giá trị như "Hổ hạc song hình quyền", "Công tự Phục hổ quyền", "Thiết tuyến quyền"… lần lượt ra đời và Lâm sư phụ trở thành người đi đầu trong việc viết sách để truyền bá võ công.

    Dựa trên nền tảng của Hoàng Phi Hồng đã lập, Lâm Thế Vinh đã cải tiến, phát triển "Hổ hạc song hình quyền" trở thành bài bản mới lạ, kết cấu độc đáo, lộ tuyến rộng rãi, động tác mau lẹ. Trong quyền pháp này, Lâm Thế Vinh đã kết hợp tinh hoa của Hồng gia quyền và Phật gia quyền nên có tên gọi là "Hồng đầu Phật vĩ". Động tác hấp thu thế công mạnh mẽ của Phật gia cùng thế thủ vững chắc, thế công uy mãnh của Hồng gia, cương nhu tương tế, trường đoản đồng dụng, trừ bỏ lối đánh hẹp, động tác lặp lại nhiều trong Nam quyền truyền thống.

    Hổ hạc song hình quyền sử dụng "Hổ kình"(uy lực mạnh mẽ của loài hổ) và "Hổ hình" (hổ trảo) kết hợp với "Hạc tượng" (phong thái thanh thoát, nhẹ nhàng của loài hạc). Hổ hình luyện khí và lực, động tác trầm hùng, uy lực dũng mãnh; hạc hình luyện tinh và thần, thân thủ mau lẹ, khí tĩnh thần nhàn. Thủ hình có quyền, chưởng, chỉ, trảo, câu; thủ pháp có quăng, bấu, móc, xỉa; bộ pháp có cung bộ, mã bộ, hư bộ, độc lập bộ và kỳ lân bộ. Thân hình chú trọng sự ngay ngắn, bộ pháp chú trọng sự vững chắc.

    Hiện nay, Hổ hạc song hình quyền được truyền bá từ Hồng Kông, Macao, các nước Đông Nam Á, cho đến Mỹ, Canada… Các đệ tử thuộc phái hệ Lâm Thế Vinh đi đến khắp thế giới. Quyển sách Hổ hạc song hình quyền được dụng cho bản sách giáo khoa võ thuạt trong các trường đại học thể thao tại cả nước Trung Quốc.

    Năm 1943, Lâm Thế Vinh qua đời ở quê cũ(Quảng Châu), hưởng thọ 82 tuổi. Trong cuộc đời Lâm Thế Vinh,  Các học trò tập võ của ông hơn 10 nghìn người, Ông là người đoạt thành tựu lớn nhất của các đệ tử đích truyền Hoàng Phi Hồng.

    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>