• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Hán Cao Tổ Lưu Bang -- II

    2015-11-12 11:30:56     cri

    Đối với Nho giáo

    Trong những ngày đầu tiên, Cao Tổ không thích đọc và hạ thấp Nho giáo. Sau khi ông lên ngôi, ông vẫn giữ quan điểm tương tự đối với Nho giáo như trước, cho đến khi ông được soi sáng bởi học giả Lục Cố. Lục Cố đã viết một cuốn sách 12 chương tên Tân Dư (新语), nhấn mạnh lợi ích của việc quản lý đất nước bằng đạo đức hơn là sử dụng pháp luật cưỡng chế. Lục Cố đọc từng chương cho hoàng đế sau khi viết xong, khiến Cao Tổ vô cùng ấn tượng. Dưới triều đại của Hán Cao Tổ, ảnh hưởng của Nho giáo trỗi lên và dần dần thay thế Pháp gia, vốn chiếm ưu thế và thắng thế trong triều đại trước. Các học giả Nho giáo, bao gồm Lục Cố, đã được tuyển dụng vào triều đình và Cao Tổ cũng tiến hành cải cách hệ thống pháp luật, giảm bớt các luật lệ khắc nghiệt từ thời nhà Tần và giảm mức hình phạt. Năm 196 TCN, sau khi chinh phạt Anh Bố, quân đội của Cao Tổ đi ngang qua Sơn Đông, nơi Cao Tổ đích thân chuẩn bị cho một buổi lễ để tỏ lòng kính trọng của mình với nhà triết học Khổng Tử.

    Cân nhắc ngôi thái tử

    Trong những năm sau này, Cao Tổ bắt đầu sủng ái Thích phu nhân và bỏ mặc Lã hậu. Ông cảm thấy rằng đương kim thái tử Lưu Doanh, con Lã Hậu, quá yếu đuối để là một người cai trị. Cao Tổ do vậy có ý phế Lưu Doanh và thay bằng con của Thích phu nhân là Lưu Như Ý. Lã hậu trở nên lo lắng và hỏi Trương Lương cách để giúp con trai bà giữ ngôi thái tử. Trương Lương đề nghị dùng bốn hiền sĩ ẩn dật, được gọi chung là Thương Sơn Tứ Hạo (商山四皓) để giúp Lưu Doanh.

    Năm 195 TCN, khi Cao Tổ trở về sau khi dẹp loạn Anh Bố, sức khỏe của ông xấu đi và càng muốn đổi ngôi thái tử. Trương Lương cố gắng can ngăn nhưng Cao Tổ lại bỏ ngoài tai, khiến Trương Lương từ chức với lý do rằng bị ốm. Gia sư của thái tử là Thúc Tôn Thông và Chu Xương phản đối mạnh mẽ lại quyết định thay thế thái tử Cao Tổ. Chu Xương nói rằng: "Thần tuy không khuyên can được, nhưng thần biết điều này là không nên. Nếu bệ hạ phế thái tử, thần quyết không thể phụng chiếu." . Sau đó, Thương Sơn Tứ Hạo xuất hiện và khiến Cao Tổ ngạc nhiên vì họ đã từng từ chối ra giúp ông trước kia. Họ hứa sẽ giúp Lưu Doanh trong tương lai khi trở thành hoàng đế, khiến Cao Tổ quyết định giữ ngôi thái tử của Lưu Doanh.

    Đối với chư hầu

    Hán Cao Tổ cũng rất quan tâm tới việc hạn chế thế lực của các chư hầu là công thần được phân phong. Ông lần lượt trừ khử hoặc phế truất các công thần làm vua chư hầu và phong cho các hoàng tử cũng như những người khác trong hoàng tộc thay thế. Đồng thời, ông giao ước với các quan đại thần rằng:

    " Ai không phải họ Lưu mà làm vương thì thiên hạ cùng đánh nó. "

    Việc trừ khử các chư hầu được Lưu Bang tiến hành ngay từ khi mới lên ngôi hoàng đế.

    Tề: Sau khi cải phong Tề vương Hàn Tín làm Sở vương, Lưu Bang phong cho con lớn là Lưu Phì làm Tề vương

    Lâm Giang: Theo ghi chép của Sử ký, Lâm Giang vương phản Hán, Cao Tổ sai Lư Quán, Lưu Giả mang quân đến bao vây nhưng không hạ được thành. Mấy tháng sau Lâm Giang vương đầu hàng và bị giết ở Lạc Dương.

    Sở: Năm 200 TCN, Hán Cao Tổ lấy cớ nghi Hàn Tín làm phản vì có người tố giác, bèn theo kế của Trần Bình giả cách ra chơi ở Vân Mộng gần chỗ trấn nhậm của Hàn Tín. Hàn Tín vội ra đón rước, liền bị Lưu Bang bắt giữ mang về kinh đô và giáng làm Hoài Âm hầu. Tới năm 196 TCN, Hàn Tín bị Lã Hậu giết tại kinh đô khi Lưu Bang đang đi đánh Trần Hy. Lưu Bang chia nhỏ nước Sở, lập người con thứ 6 là Lưu Hữu làm Hoài Dương vương, người cháu là Lưu Giao làm Sở vương, Lưu Giả làm Kinh vương.

    Lương: Năm 197 TCN, Trần Hy làm phản. Lưu Bang triệu tập Lương vương Bành Việt đến hội quân để đánh Hy, nhưng Bành Việt cáo ốm không đi, chỉ cho bộ tướng đi thay. Lưu Bang bèn sai sứ bất ngờ đến bắt ông và giải về Lạc Dương. Lưu Bang nghĩ Bành Việt có công lao nên không giết mà chỉ đày vào huyện Thanh Y đất Thục. Đi nửa đường đến đất Trịnh, Bành Việt gặp Lã Hậu từ Tràng An ra Lạc Dương, bèn đến xin nhờ Lã hậu nói với Hán Cao Tổ tha tội. Lã hậu nhận lời, nhưng khi trở về Lạc Dương lại khuyên Lưu Bang giết Bành Việt. Lưu Bang giết Bành Việt và phong người con thứ 5 là Lưu Khôi làm Lương vương.

    Triệu: Triệu vương Trương Ngao vốn là con rể Hán Cao Tổ. Do Lưu Bang có hành động sỉ nhục Trương Ngao trong lần đến nước Triệu năm 199 TCN, các thủ hạ của Trương Ngao có ý định giết Lưu Bang để trả thù. Năm 198 TCN, ý đồ ám sát lộ ra, các thủ hạ nhận tội, nhất định nói Trương Ngao không biết việc ám sát. Trương Ngao vẫn bị truất ngôi Triệu vương, bị giáng làm Tuyên Bình hầu. Lưu Bang phong cho người con thứ 3 là Lưu Như Ý làm Triệu vương.

    Hàn: Năm 201 TCN, Lưu Bang dời Hàn vương Tín sang vùng Thái Nguyên xa xôi ở phía bắc, đóng đô ở Mã Ấp, tiếp giáp với Hung Nô. Cùng năm, vua Hung Nô là Mặc Đốn mang quân vây đánh Mã Ấp. Hàn Vương Tín không chống nổi, nhiều lần phải cầu hoà. Lưu Bang nghe tin Hàn vương Tín nhiều lần cầu hoà với Hung Nô nên nghi Tín làm phản, sai sứ đến khiển trách. Hàn Vương Tín lo sợ, bèn quay sang đầu hàng Hung Nô và cùng Hung Nô đánh Hán. Năm 197 TCN, ông sai Vương Hoàng đi thuyết phục Trần Hy làm phản nhà Hán. Tướng Hán là Sài Vũ tấn công Tham Hợp, giết chết Hàn Vương Tín.

    Đại: Năm 197 TCN, sau khi diệt Trần Hy ở nước Đại, Lưu Bang phong con thứ 4 là Lưu Hằng làm Đại vương

    Hoài Nam: Sau khi giết Lương vương Bành Việt, Lưu Bang sai người lấy thịt Việt làm mắm gửi cho các chư hầu. Năm 195 TCN, Hoài Nam vương Anh Bố sợ mình sẽ bị thanh trừng bèn cất quân chống lại. Anh Bố giết chết Kinh vương Lưu Giả và đánh tan Sở vương Lưu Giao, nhưng sau đó Lưu Bang cầm quân đi tiêu diệt được Anh Bố. Dẹp xong, Lưu Bang phong cho con thứ 7 là Lưu Trường làm Hoài Nam vương, cháu là Lưu Tỵ làm Ngô vương.

    Yên: Sử ghi Tháng 10 năm 201 TCN, Yên vương Tạng Đồ làm phản. Cao Tổ thân hành cầm quân đánh, bắt được Yên vương Tạng Đồ, lập thái úy Lư Quán (vốn là bạn thân) làm Yên vương. Năm 195 TCN, sau khi Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố, Trần Hy đều bị giết, đến lượt Lư Quán bị nghi có mưu phản. Lưu Bang sai Phàn Khoái mang quân đi đánh Yên. Lư Quán biết không giữ được nước Yên, bèn mang gia quyến cùng vài ngàn quân rời bỏ nước Yên chạy ra Vạn Lý Trường Thành. Lưu Bang đã ốm nặng, bèn lập con thứ 8 là Lưu Kiến làm Yên vương, rồi qua đời. Lư Quán không thể phân trần với Lưu Bang, đành phải chạy sang hàng Hung Nô.

    1 2 3 4 5
    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>