Suc-Khoe-2017-01-26
|
Tuổi thọ của con người tương đối cố định, y học cổ truyền (YHCT) Trung Hoa gọi là "tuổi trời". Theo Tả truyện thì "tuổi trời" dao động từ 100-120 năm. Nói chung tuổi thọ bị hạn chế do kết quả của hai quá trình. Một là do sự thay đổi chức năng sinh lý liên quan chặt chẽ với thời gian. Mặt khác biến đổi bệnh lý do kích thích tinh thần hay thể chất gây ra.
Y học cho rằng bẩm thụ tiên thiên, hoàn cảnh tự nhiên và nhân tố xã hội đều là yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ. Sự thịnh suy của tinh khí trong thận, trạng thái chức năng của tỳ vị là những mắt xích quan trọng trong cơ chế chống lão hóa và là những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Các phương pháp dưỡng sinh của YHCT đã được thực tiễn chứng minh có tác dụng đến dự phòng bệnh tật, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh và làm chậm sự lão hóa. Theo sự tiến bộ của y học và sự phát triển xã hội, triển vọng tuổi thọ con người còn có thể kéo dài.
1. Theo thời nhiếp dưỡng:
Theo thời nhiếp dưỡng là phương pháp dưỡng sinh thuận theo khí hậu bốn mùa, quy luật biến đổi của âm dương, phối hợp điều hòa tinh thần, nghỉ ngơi, ăn uống, vận động.
Mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi phát triển, dương khí thăng phát, có lợi cho cơ thể hóa sinh tính khí huyết tân dịch, các hoạt động dưỡng sinh cần chú ý dưỡng dương để thúc đẩy sự chuyển hóa trao đổi của cơ thể. Ví dụ: về điều dưỡng tinh thần có thể tham gia hoạt động dã ngoại làm tinh thần sảng khoái, dương khí thoáng đạt, nên ngủ muộn dậy sớm, tuy nhiên đầu xuân nhiệt độ còn lạnh nên chú ý phòng ngoại cảm, ăn uống nên dùng thức ăn cay ngọt hơn ôn, cay ngọt phát tán giúp dương khí thăng phát, ôn để bảo vệ dương. Đồng thời có thể chọn những động tác rèn luyện nhẹ nhàng để dưỡng sinh nhằm có lợi cho lưu thông khí huyết.
Mùa hè là mùa vạn vật phồn thịnh, dương vượng, dương khí của cơ thể dễ phát tiết nên những hoạt động dưỡng sinh chú ý dưỡng dương. Điều dưỡng tinh thần yêu cầu làm tinh thần hòa hoãn, thư giãn giúp khí cơ tuyên thông, nên ngủ muộn dậy sớm, buổi trưa lúc nhiệt độ cơ thể cao nhất nên nghỉ ngơi tránh hỏa nhiệt làm mệt mỏi, nên ăn các thức ăn thanh đạm dễ tiêu hóa, tránh các thức ăn quá lạnh, chú ý bảo dưỡng dương khí, vận động vừa phải, nên bố trí công việc vào lúc sáng sớm hay chiều mát nhằm tránh nắng nóng, bổ sung nước và muối tiêu hao do mồ hôi ra nhiều đề phòng dương khí tân dịch bị hao tổn.
Mùa thu là mùa vạn vật thành thục, dương khí bắt đầu thu liễm, âm khí bắt đầu sinh trưởng. Các hoạt động dưỡng sinh cần chú ý thu liễm tinh khí, bảo tân dưỡng âm. Nên giữ tinh thần lạc quan, duy trì trạng thái tinh thần ổn định giúp thần khí thu liễm. Nên ngủ sớm dậy sớm, quần áo nên dựa vào đặc điểm khí hậu đầu thu hay cuối thu mà điều chỉnh. Mùa thu khô táo cần chú ý trong phòng có độ ẩm thích hợp, ăn uống cần tránh táo bảo vệ âm. Trong mùa thu, khi vận động chú ý tập động tác tĩnh là chủ yếu.
Mùa đông là mùa của vạn vật thu tàng, âm hàn cực thịnh, dương khí bế tàng. Hoạt động dưỡng sinh nên chú ý liễm dương hộ âm nhằm dưỡng tàng làm chính. Điều dưỡng tinh thần cần dùng các phương pháp điều thần phù hợp, tránh làm tinh thần quá khích, không quấy nhiễu dương. Nên ngủ sớm dậy muộn, chú ý mặc ấm. Nên ăn các đồ nóng nhằm hộ âm tiềm dương, không nên dùng nhiều các thức ăn táo nhiệt cay đắng để tránh hóa nhiệt thương âm. Việc luyện tập cần tùy theo từng người. Luyện tập buổi sớm cần chờ lúc có mặt trời, nên tránh luyện tập lúc trời mù không khí nhiều ô nhiễm.
2. Điều thần dưỡng sinh:
"Mất thần thì chết, còn thần thì sống" (theo Linh khu – Thiên niên) nên dưỡng sinh cần chú ý điều thần. Ngoài việc điều thần theo bốn mùa, cần chú ý ba vấn đề sau:
2.1. Tĩnh dưỡng tàng thần:
Sách Tố vấn – Tý luận biên viết: "Tĩnh thì thần tàng, động thì thần vong". Sách Lão lão hằng ngôn còn trực tiếp chỉ ra: "Tĩnh dưỡng là việc đầu tiên của dưỡng sinh". "Tĩnh" ở đây chỉ trạng thái tinh thần yên tĩnh thư thái vô tư quả dục. Quan trọng nhất của tĩnh dưỡng là tiết dục. Tiết dục là sự tiết chế tất cả các nhu cầu không chỉ đơn thuần là nhu cầu tình dục. Nếu như ham muốn danh vọng, vật dục quá mức hay tửu sắc không biết tự chế ước, phóng túng buông thả, hay ham muốn không được đáp ứng sinh cáu giận đều tổn thương chính khí mà đoản thọ. Như vậy yêu cầu rèn luyện không ham danh lợi, xem nhẹ thanh sắc, liêm khiết, thành thật, không nịnh nọt, không đố kỵ.
Đồng thời trong khi tĩnh dưỡng tàng thần, dưỡng sinh học không hề cực đoan bài trừ thuận theo nguyện vọng để dưỡng thần. Trong những hoàn cảnh có thể cần cố gắng đáp ứng những nhu cầu về ăn, ở, mặc để làm việc. Thiết tha tình yêu với cuộc sống và duy trì những thái độ lạc quan yêu đời là thái độ tích cực để tự nuôi dưỡng tinh thần.
Cơ chế của tĩnh dưỡng tàng thần đầu tiên liên quan đến đặc tính sinh lý của tâm. Sách Tố vấn – Tàng khí pháp thời luận viết: "Tâm vốn mềm yếu" chỉ tâm có đặc tính sinh lý yên tĩnh, thu liễm, điều hòa. Nếu tâm hỏa quá thịnh sẽ thành "táo cuồng nhiệt", làm "mềm yếu" trở thành "cuồng loạn". Tâm tĩnh thì thần an, thần an thì khí huyết tạng phủ điều hòa, tà khó xâm phạm, kéo dài tuổi thọ. Mặt khác tĩnh dưỡng còn quan hệ mật thiết với trạng thái chân khí của cơ thể. Tĩnh dưỡng tàng thần chân khí không bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng, có lợi với phòng bệnh như sách Tố vấn – Thượng cổ thiên chân luận viết: "Điềm đạm hư vô chân khí được giữ gìn, tinh thần yên tĩnh không để mắc bệnh".
2.2. Vận động để tinh thần sảng khoái:
Vận động bao gồm đi bộ, tập các phương pháp truyền thống. Vận động có thể làm khí huyết lưu thông, thư cân hoạt lạc, điều hòa chức năng tạng phủ, giúp tinh thần thoải mái. Ngoài ra vận động còn giúp ngủ tốt góp phần tĩnh thần. Đặc biệt khi người ta đến lúc tuổi cao, khí huyết tạng phủ hư nhược, chức năng giảm sút, tinh thần mệt mỏi thích ngồi, ưa nằm, ngủ không ngon, phản ứng chậm chạp, tính tình thay đổi… thông qua vận động hợp lý có thể làm tinh thần sảng khoái, tĩnh thần.
2.3. Điều chỉnh tính tình:
Là chỉ sự di chuyển thay đổi cách nghĩ, hướng nghĩ sang sự việc khác, phương hướng khác. Hoặc thay đổi tâm tính, loại trừ những nhận thức sai, những định kiến, những thói quen không tốt…
Có nhiều phương pháp để thay đổi điều chỉnh tính tình. Ví như thường xuyên thưởng thức âm nhạc, xem văn nghệ, khiêu vũ, đọc sách, làm thơ, trồng hoa, nuôi chim cảnh… tạo những thú vui tao nhã nhằm bồi dưỡng hứng thú, tình yêu cuộc sống, trừ bỏ những phiền toái sẽ có tác dụng tốt tới tâm thần. Trừ những người gặp phải hoàn cảnh quá khó khăn không thể tránh khỏi, còn nếu tùy theo tố chất, cá tính, sở thích, hoàn cảnh và điều kiện có thể tham gia một vài hoạt động, có thể tự mình giải thoát, điều chỉnh tính tình có tác dụng tốt với việc kháng và phòng lão hóa.
2.3. Bảo vệ tinh dưỡng sinh:
YHCT gọi quan hệ sinh hoạt nam nữ là "phòng sự". Phòng sự đúng mức giúp vợ chồng hòa thuận, xã hội ổn định, giống nòi được duy trì và bản thân cũng khỏe mạnh. Nhưng cũng nên chế tiết, không nên quá mức để phòng thận tinh quá hao dẫn đến hư tổn..
2.4. Ăn uống dưỡng sinh:
Nội dung ăn uống để dưỡng sinh rất nhiều, bao gồm các mục vệ sinh thực phẩm, phối hợp thức ăn, gia công chế biến, loại thức ăn, cách thức và thời gian ăn uống, dùng thuốc kết hợp…
1. Ăn uống nên điều độ:
Nên xây dựng thói quen ăn uống tốt, hợp lý đúng giờ với số lượng vừa phải, không nên để quá đói hay quá no thất thường. "Ăn uống đúng giờ có thể không bị bệnh" (theo Lữ thị xuân thu – Trì số). Lượng thức ăn nên tùy theo mỗi người. Nếu ăn quá no hay quá đói đều dễ gây thực trệ tổn thương chức năng vị tràng hoặc có thể gây các bệnh khác. Nếu để đói lâu ngày làm tạng phủ và cơ thể không được nuôi dưỡng, chính khí ngày càng hư, tạo điều kiện cho ngoại tà xâm phạm.
2. Khắc phục thói quen nghiện một loại thức ăn:
Khắc phục thói quen này nhằm điều hòa ngũ vị là nội dung quan trọng của dưỡng sinh, nó phản ánh ăn uống để dưỡng sinh cần điều hòa hợp lý chất dinh dưỡng. Khắc phục thói quen chỉ thích ăn một loại thức ăn gồm hai mặt. Một là khắc phục thích ăn thức ăn thiên hàn hoặc thiên nhiệt. Ăn nhiều thức ăn sống lạnh dễ tổn thương dương khí tỳ vị. Ăn các thức ăn ôn táo nhiệt kéo dài làm vị tràng tích nhiệt hay làm trĩ nặng hơn. Vì vậy yêu cầu thức ăn phù hợp không cay nóng, không sống lạnh. Mặt khác cần khắc phục thói quen chỉ thích ăn một vị nào đó. Ngũ vị dưỡng tạng, nếu chỉ thích ăn một loại thức ăn nào đó sẽ làm khí của tạng thiên thắng, chức năng của nó sẽ rối loạn hoặc hình thành bệnh "cao lương" đồng thời làm cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng khác, dễ phát sinh bệnh tật. Sách Bảo sinh yếu lục – Luận ẩm thực môn chỉ ra: "Thức ăn dù ngon cũng không nên quá nghiện, nghiện sẽ gây tổn thương thành bệnh. Vị dù ghét cũng không thể không ăn, không ăn thì khí tạng sẽ thiếu".
2.5. Tập luyện dưỡng sinh:
Các phương pháp tập luyện dưỡng sinh theo YHCT rất phong phú, ví dụ: thái cực quyền, dịch cân kinh, bát đoạn gấm, các loại khí công, võ thuật. Có loại lấy động làm chính, vận động toàn thân nhằm các cơ khớp toàn thân đều được tập luyện tích cực, giúp cân mạch thông suốt, khí huyết điều hòa, các hệ thống chức năng đều được huy động, từ đó cơ thể khỏe mạnh trường thọ. Có loại lấy tĩnh làm chính, chủ động luyện "ý, khí, hình", nhấn mạnh rèn luyện tinh thần, từ đó phát huy tác dụng bảo vệ cơ thể chống lão hóa.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |