Các bài thuốc dưỡng sinh điều trị bằng cách tân lương giải biểu phần lớn bao gồm các thực phẩm và dược liệu vị cay, tính mát, giải biểu như bạc hà, hoa kim ngân, hoa cúc, tang diệp v.v, chủ yếu dùng cho điều trị chứng ngoại cảm phong nhiệt với các triệu chứng: sốt khá cao, hơi sợ gió lạnh, khó ra mồ hôi, đau đầu, ho, đờm dính hoặc đờm vàng, khô họng, đau họng, ngạt mũi, sổ mũi đặc, màu vàng, khát nước, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch phù.
Cháo bạc hà
Thành phần đơn thuốc: Bạc hà tươi 30 gam (bạc hà khô 10 gam), gạo lốc 60 gam, đường phèn lượng vừa phải.
Phối chế và cách dùng: Đun bạc hà trong 5 phút, bỏ bã lấy nước; vo gạo lốc, nấu cháo cho đến chín, cho thêm nước bạc hà, đun thêm một lát, cho đường phèn vào hòa tan là được, lần lượt ăn vào bữa sáng và bữa tối.
Công hiệu: Trừ gió giải biểu, giúp tỉnh táo đầu óc, sáng mắt.
Phạm vi ứng dụng: Ngoại cảm phong nhiệt với các triệu chứng đau đầu, mắt đỏ, sưng họng, đau họng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc mỏng vàng, mạch phù.
Đặc tính dược hiệu: Bạc hà có tác dụng sơ tán phong nhiệt, mát họng, "Bản thảo Cương mục" viết, "Bạc hà vị cay, phát tán, tính lương, thanh lợi, chuyên dùng cho thanh phong tán nhiệt, cho nên, Bạc hà là vị thuốc quan trọng trong chữa trị chứng đau đầu do cảm gió cũng như trị các bệnh mắt, họng, miệng và răng"; gạo lốc vị cam, tính bình hòa, bổ ích tỳ, vị. Gạo lốc nấu cháo với bạc hà, có tác dụng thanh tâm, làm cho tinh thần sảng khoái, sơ phong tán nhiệt, giúp ăn ngon miệng, trợ tiêu; bên cạnh đó đây còn là món cháo chống nắng giải nhiệt trong mùa hè.
Nước bạc hà-hoa cúc
Thành phần đơn thuốc: Bạc hà 12 gam, hoa cúc 12 gam, hoa kim ngân 25 gam, liên kiều 25 gam, quán chúng 15 gam, gừng tươi 10 gam.
Phối chế và cách dùng: Cùng lúc cho sáu dược liệu kể trên vào cốc giữ nhiệt, pha nước đun sôi, đậy nắp ngâm khoảng 30 phút là có thể uống. Mỗi ngày 2-3 lần, dùng từ 3-5 ngày liền.
Công hiệu: Sơ tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc.
Phạm vi ứng dụng: Ngoại cảm phong nhiệt với các triệu chứng: sốt, hơi sợ lạnh, đau đầu, không ra mồ hôi, hoặc khó ra mồ hôi, ho, đau họng, khát nước, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù.
Đặc tính dược hiệu: Bạc hà và hoa cúc có tác dụng sơ tán phong nhiệt ở thượng tiêu; hoa kim ngân và liên kiều có thể thanh nhiệt trên phần ngực; quán chúng có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, mát máu. Các vị thuốc trên dùng chung với nhau có công hiệu sơ tán phong hàn, thanh nhiệt giải độc.
Nước trà-đỗ xanh
Thành phần đơn thuốc: Đỗ xanh 30 gam, trà 9 gam, đường trắng 6 gam.
Phối chế và cách dùng: Gói trà trong vải màn, lượng nước sạch vừa phải, đun cùng đỗ xanh, đợi đỗ xanh chín nhừ, bỏ lá trà, cho thêm đường trắng là được, dùng hết trong một lần hoặc uống nhiều lần khi còn nóng.
Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu chống nắng.
Phạm vi ứng dụng: Ngoại cảm phong nhiệt với các triệu chứng: sốt, sưng họng, đau họng, tiểu tiện không thông hoặc đau rát khi đi tiểu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù.
Đặc tính dược hiệu: Đỗ xanh vị cam, tính hàn, thanh nhiệt giải độc; trà lợi tiểu, thanh nhiệt; đường trắng thanh nhiệt. Các thành phần trên dùng chung với nhau, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, giải thử chống nắng.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |