Lạp Bát là ngày tết đầu tiên trong tháng chạp âm lịch, mỗi độ mồng tám tháng chạp hàng năm, tại Trung Quốc hầu như tất cả các gia đình đều ăn Cháo (chè) Lạp Bát.
Cội nguồn của ngày tết Lạp Bát: Lạp Bát tức là mồng tám tháng chạp âm lịch hàng năm, là ngày cúng tổ tiên và tế thần và cầu mong ngũ cốc phong đăng, mọi điều tốt lành của người cổ đại Trung Quốc.
Trong tiếng Trung Quốc, từ "Lạp" gồm có ba ý nghĩa: Một là tiếp nối, có nghĩa chuyển tiếp giữa cái cũ và cái mới; hai là đồng nghĩa với từ săn, tức là săn bắn chim rừng, gà rừng và động vật hoang dã dùng cho cúng tổ tiên và tế thần; ba là có nghĩa xua ma trừ tà.
Cháo (chè) Lạp Bát: Sở dĩ mồng tám tháng chạp âm lịch có truyền thống ăn Cháo (chè) Lạp Bát, là vì người thời cổ cho rằng, cháo là món ăn tẩm bổ nhất. "Bản thảo Cương mục" của danh y Lý Thời Trân viết:
"Cháo có công hiệu ích khí, sinh tân dịch, dưỡng tỳ, vị, trị hư hàn, là món ăn tuyệt vời".
Nguyên liệu Cháo (chè) Lạp Bát: Cháo (chè) Lạp Bát được chế biến từ các nguyên liệu như Kê nếp, gạo lốc, gạo nếp, bột củ ấu, hạt dẻ, đỗ đỏ, táo đỏ. Lượng nước sạch vừa phải, nấu cháo cùng các nguyên liệu kể trên, đợi cháo chín cho thêm hạt óc chó, hạnh nhân, hạt dưa, hạt lạc, hạt thông, nho khô, đường trắng, đường đỏ v.v, làm cho màu cháo đẹp mắt hơn, hấp dẫn hơn, ngon miệng hơn, tẩm bổ hơn.
Ngày xưa, cứ đến mồng bảy tháng chạp, các gia đình đã nô nức chuẩn bị nấu Cháo (chè) Lạp Bát, các hàng hiệu thì làm việc thâu đêm, để sáng sớm hôm sau mở cửa đón khách ăn Cháo (chè) Lạp Bát. Ngoài cúng tổ tiên và tế thần ra, mọi người cùng chia sẻ và thưởng thức Cháo (chè) Lạp Bát vào buổi sáng và trước bữa trưa.
Công hiệu của Cháo (chè) Lạp Bát: Y học cổ truyền có bài viết: Nếu muốn nước da đẹp, nấu cháo với táo đỏ; Nếu muốn giấc ngủ ngon, nấu cháo với sen trắng; Mỏi lưng thận khí hư, nấu cháo với hẹt dẻ; Tim hư khí không đủ, nấu cháo với long nhãn khô; Chóng mặt ra nhiều mồ hôi, nấu cháo với hạt ý dĩ; Nhuận phổi lại trị ho, nấu cháo với quả bách hợp; Đen tóc lại bổ thận, nấu cháo với hạt óc chó; Dưỡng sinh hạ huyết áp, nấu cháo với lá sen; Kiện tỳ trợ tiêu hóa, nấu cháo với quả sơn tra; ngủ mơ nhiều và hay quên, nấu cháo với lòng đỏ trứng.
Tập tục muối tỏi Lạp Bát: Ở miền Bắc, đặc biệt là vùng Hoa Bắc Trung Quốc, ngoài tập tục ăn Cháo (chè) Lạp Bát vào mồng tám tháng chạp ra, trong dân gian còn có một tập tục đặc sắc, đó là mồng tám tháng chạp âm lịch hàng năm, mọi người đều muối tỏi Lạp Bát. Thực ra, phương pháp muối tỏi rất đơn giản: Bóc vỏ tỏi, tách tỏi thành từng nhánh, đựng trong ấm, đổ dấm vào ngập qua tỏi, đậy nắp, ngâm khoảng 1 tháng là được.
Ngoài ra, tại tỉnh An Huy còn có tập tục làm đậu phụ vào mồng tám tháng chạp, thành phố Tây Ninh tỉnh Thanh Hải Trung Quốc có phong tục ăn mì Lạp Bát v.v.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |