Lý luận Trung Y cho rằng, thời tiết mùa thu tương đối khô, không khí khô rất dễ tổn hại tới phổi, có thể xuất hiện các triệu chứng mồm khô, mũi khô, ho khan, ít đờm, táo bón, mệt mỏi, gầy đi, thậm chí ho khan có máu.
Bác sĩ Trung y cho biết, để đề phòng những triệu chứng trên, chúng ta nên uống nhiều nước; về ăn uống cũng phải chú ý, ăn những thức ăn dưỡng âm nhuận khô là chính, có thể dùng một số thức ăn có tác dụng sản sinh nước bọt.
Dùng một số thức ăn dưỡng âm, như: Bách Hợp, bột Sen, hạt Sen, Ngân Nhĩ, Lê, Hạnh Nhân, mật Ong, Chuối, quả Ki-ri đều có công hiệu mát, nhuận khá tốt. LQ - Mùa thu rau quả rất nhiều, chúng ta nên ăn với lượng vừa phải. Cũng có thể dùng một số Trung Dược được bào chế sẵn, cũng có thể dùng Mạch Đông, Cát Ngạnh và Cam Thảo pha nước uống.
chè Ngân nhĩ nấu với hạt sen và Bách hợp
Trung Quốc có câu tục ngữ nói rằng "Mùa xuân giữ ấm mùa thu để lạnh", có nghĩa là mặc dù nhiệt độ mùa thu bắt đầu se lạnh, nhưng không nên mặc thêm quần áo vội.
Để cho cơ thể thích ứng với sự kích thích của thời tiết lạnh một cách thích hợp, như vậy sẽ có lợi cho rèn luyện khả năng chống lạnh và nâng cao tính thích ứng của cơ thể đối với nhiệt độ thấp.
Chuyên gia đồng thời nêu rõ, biện pháp thích ứng kể trên cần phải áp dụng đúng mức, nhiệt độ ban ngày và ban đêm trong mùa thu chênh lệch khá nhiều và luôn thay đổi, không nên tham lạnh mà mặc quá ít , cần phải tăng giảm quần áo theo sự biến đổi của thời tiết, tránh cảm lạnh.
Bác sĩ còn nói, một trong những cách dưỡng sinh trong mùa thu là nên ngủ sớm dậy sớm, bên cạnh đó phải chú ý thông gió. Mùa thu trời cao nắng đẹp, nên thường xuyên tham gia hoạt động ngoài trời, ví dụ như đi bộ, chạy, leo núi, đánh bóng, còn có thể đi du lịch ở ngoại thành, tham gia hoạt động hái quả ở nông thôn.
Khi triển khai hoạt động ngoài trời, nên tập hít thở mạnh để tăng cường chức năng phổi.
Mùa thu cũng là mùa dễ xảy ra một số bệnh tật với các triệu chứng như ho, có đờm, môi khô, mũi khô, họng khô, da khô v.v. Bác sĩ hướng dẫn làm dịu các triệu chứng đó bằng một số thực phẩm chế biến đơn giản như sau:
Có thể dùng Lê, Lư Căn tươi, Mạch Đông tươi và ngó Sen ... xay lấy nước uống, có công hiệu nhuận phổi và chữa trị các chứng ho, khát nước, mồm khô, mũi khô. LQ - Ngoài ra, dùng Bách Hợp tươi, Hạnh Nhân và gạo nấu cháo, cho đường phèn với lượng vừa phải là được. Mỗi ngày uống hai ba lần, món cháo này thích hợp cho những người có những triệu chứng, như: Ho khan, có đờm, táo bón.
Còn một cách nữa là lấy Củ cải xanh rửa sạch, thái sợi, đun nước, cho thêm ít mật Ong và đường phèn uống như uống nước trà, có công hiệu nhuận phổi trị ho.
Bác sĩ còn cho biết, trường hợp triệu chứng nhẹ có thể điều trị bằng các món ăn, trường hợp triệu chứng nặng cần phải dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, một số thuốc bào chế sẵn có hiệu quả rất tốt.
Ví dụ như thuốc dưỡng âm thanh phổi dạng si-rô có thể chữa trị chứng mồm khô lưỡi khô; Cao lê tức dạng thuốc cao chế biến bằng quả Lê cũng có công hiệu nhuận phổi sản sinh nước bọt, thanh nhiệt tiêu đờm.
Ăn uống không ngon miệng là một trong những triệu chứng thường thấy trong mùa thu, đặc biệt là ở trẻ em rất nhiều. Nếu hiện tượng này kéo dài, thậm chí là nhìn thấy cũng không muốn ăn, giảm lượng ăn một cách rõ rệt, cứ thế kéo dài trên hai tháng thì rất có thể trở thành chứng chán ăn.
Trung Y cho rằng, ăn không theo chế độ sẽ phương hại tới tỳ, vị, làm suy giảm chức năng tiêu hoá, sẽ xuất hiện các triệu chứng ăn không ngon miệng hoặc không muốn ăn, trường hợp nghiêm trọng còn xuất hiện các triệu chứng người mệt mỏi, thái độ lạnh nhạt không có hào hứng.
Chuyên gia đề nghị, muốn đề phòng chứng chán ăn, cần phải ăn uống đúng chế độ, không ăn vặt, không kén ăn, ít ăn đồ ngọt, các món ăn phải phong phú đa dạng, dinh dưỡng cân bằng; Trước khi ăn cơm đừng uống nhiều nước và ăn vặt, đồ ăn quá mát và nguội dễ tổn thương chức năng tỳ và dạ dày.
Trong khi đó còn phải tăng thêm hoạt động ngoài trời một cách vừa phải, tăng cường hoạt động của đường ruột và dạ dày, như vậy có lợi cho ăn ngon miệng.
Bác sĩ kiến nghị, những người chán ăn có thể làm vài món thức ăn có tác dụng điều trị và tẩm bổ sức khỏe để điều chỉnh chức năng tỳ, vị, để cho ăn ngon miệng. Bánh Mạch Nha-Sơn Trà: Nguyên liệu hồm có: Mạch Nha, Sơn Trà, Hoài sơn, Kê nội kim tức mề gà và gạo vào chảo cùng sao chín, nghiền thành bột, rồi trộn đều với đường kính, cho thêm ít mật Ong, ép thành bánh, món này có thể dùng thường xuyên.
Bên cạnh đó, có thể uống nước cà chua và nước gừng. Lượng nước cà chua vừa phải, pha với nửa thìa nước gừng, mỗi ngày uống 2-3 lần, có công hiệu kiện tỳ, khai vị.
Bước sang mùa thu, khí hậu khô hanh, khiến chúng ta dễ bị nhiệt, rất nhiều người sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm loét mồm lưỡi, niêm mạc mồm bị sưng, lở loét v.v.
Chuyên gia cho biết, dùng nước trà đặc súc miệng có công hiệu chữa trị viêm loét mồm lưỡi, mỗi ngày súc miệng trên 10 lần, có thể thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng giảm đau. Ngoài ra, còn có thể dùng Trung dược dạng viên như thuốc viên Ngưu Hoàng giải độc v.v. Cháo Tâm Sen lá Sen cũng là phương pháp đơn giản thực dụng.
Bác sĩ cho biết: Dùng tâm Sen, lá Sen, hoa Cúc, Cam Thảo sắc nước, lọc bỏ bã lấy nước, đợi cháo nhừ thì cho vào, cho đường phèn với lượng vừa phải, ăn bữa sáng và bữa tối. Bác sĩ còn nhắc nhở những người viêm loét mồm lưỡi, đặc biệt cần phải giữ gìn vệ sinh miệng, tốt nhất nên súc miệng trong khoảng 1 tiếng sau khi ăn cơm, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tránh ăn các thực phẩm quá nóng, quá mặn, quá chua và kích thích mạnh.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |