Các loại gia vị lấy lương thực, rau củ quả làm nguyên liệu, được chế biến bằng các công nghệ lên men, ướp, phân giải bằng nước, chế biến phối hợp và các chất phụ gia thực phẩm.
Trong các loại gia vị , vị ngọt của đường, vị chua của dấm, vị mặn của muối, vị thơm, cay của rượu, gừng, tỏi, hạt tiêu ...đóng vai trò quan trọng nhằm tăng thêm vị đậm đà cho thực phẩm. Thực phẩm cho thêm gia vị sẽ tăng thêm vị thơm ngon và có lợi cho hấp thụ. Ngoài ra, công hiệu của mỗi gia vị một khác, ví dụ như đường có công hiệu bổ tỳ ích vị, làm dịu cơn đau; rượu có công hiệu hành huyết thông mạch, ôn kinh lạc tán hàn; gừng và tỏi có các công hiệu ôn trung kiện vị, tán hàn giảm đau.
*Hồ Tiêu (cây Hạt Tiêu)
Hồ Tiêu là quả chín của loài cây leo thuộc họ Hồ Tiêu. Khi thu hái vào cuối thu hoặc đầu xuân lúc quả biến thành màu xanh sẫm, phơi khô được gọi là Hắc Hồ Tiêu, thu hái quả khi quả biến thành màu đỏ, ngâm nước vài ngày, rửa sạch phơi khô được gọi là bạch Hồ Tiêu. Cây Hồ Tiêu còn có tên gọi là Phù Tiêu và Ngọc Tiêu. Hồ Tiêu vị cay, tính nhiệt, quy kinh lạc tỳ, vị và đại tràng.
Công hiệu: Ôn trung hạ khí, tiêu viêm giải độc.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn ít không tiêu, có thể nấu canh cá Diếc, cho thêm gia vị hạt Tiêu và muối là được.
--Trường hợp tỳ vị hư hàn, đau bụng lạnh bụng, buồn nôn, tiêu chảy, có thể nhét hạt Tiêu vào Táo đỏ hấp chín, làm dạng viên ăn theo giới thiệu của "Bách Thảo Kính"; trường hợp trị buồn nôn có thể dùng hạt Tiêu và Gừng tươi đun nước uống theo giới thiệu của "Thánh Huệ Phương"; trường hợp trị tiêu chảy, có thể dùng hạt Tiêu trộn cơm làm thành cơm nắm ăn theo giới thiệu của "Vệ Sinh Dị Giản Phương".
Cách dùng và liều lượng: Mỗi người mỗi ngày dùng từ 1-3 gam theo dạng nấu canh, dạng viên và dạng bột; trường hợp dùng ngoài da chủ yếu làm dạng đắp hoặc thuốc cao.
*Lá Chè
Lá Chè là lá non hay búp non của loài thực vật thuộc họ Sơn trà, còn có tên gọi là Khổ trà, Minh, Trà nha, Tế trà. Chè vị hơi đắng, vị cam, tính mát, quy kinh lạc tim, gan, vị, bàng quang và đại tràng.
Công hiệu: Làm tỉnh táo đầu óc, sáng mắt, trừ buồn bực, giải khát, tiêu thực, lợi tiểu, giải độc.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp đau đầu hoa mắt hoặc tham ngủ bởi phong nhiệt tấn công đầu gây nên, có thể pha trà uống, cũng có thể phối chế với các vị thuốc khác, ví dụ như dùng lá Chè sắc nước với Xuyên Khung và thân Hành uống theo giới thiệu của "Nhật Dụng Bản Thảo".
--Trường hợp sốt mùa hè, buồn bực, khát nước, có thể uống Chè, cũng có thể uống trà pha cùng Ô mai hoặc hoa Kim Ngân.
--Trường hợp ăn nhiều thịt hoặc nhiều dầu mỡ dẫn đến không tiêu và trướng bụng, có thể dùng riêng trà hoặc đun nước cùng quả Sơn tra uống.
--Trường hợp nhiệt lậu, nước tiểu vàng không thông, có thể dùng riêng lá Chè, hoặc phối chế với Hải kim sa theo giới thiệu của "Thánh Tế Tổng Lục".
--Trường hợp kiết lỵ hoặc tiêu chảy do nhiệt độc gây nên, có thể dùng riêng lá Chè, cũng có thể cùng sắc nước với Ô mai uống.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi người mỗi ngày dùng từ 6-15 gam theo dạng sắc nước, pha trà hoặc dạng viên; trường hợp dùng ngoài da chủ yếu làm dạng bột để đắp.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |