Các loại dầu ăn
Dầu ăn bao gồm dầu thực vật và mỡ động vật, chiếm vị trí hết sức quan trọng trong ăn uống hàng ngày.
Trong tất cả các loại dầu ăn, đều không chứa protein và hydrocacbon, hàm lượng chất khoáng cũng rất ít, nhưng hàm lượng vitamin hòa tan trong mỡ khá cao. Nói chung, độ bão hòa của dầu thực vật không cao, không chứa côlextêrôn, chứa nhiều vitamin E, là nguồn cung cấp vitamin E rất tốt. Độ bão hòa của mỡ động vật khá cao, mà còn chứa côlextêrôn lượng khá cao, trong mỡ động vật chủ yếu chứa vitamin A và D.
Dầu thực vật và mỡ động vật vị cam, tính ôn, chỉ có số ít dầu thực vật và mỡ động vật thuộc vị cam, tính bình hòa hoặc vị cam tính mát, phần lớn dầu ăn đều có công hiệu bổ hư và nhuận táo, ăn quá mức sẽ dẫn đến hoạt tràng, thích hợp dùng cho trường hợp táo bón.
Mật độ năng lượng (calo )của dầu ăn khá cao, vì vậy không nên ăn nhiều, đề nghị lượng dầu ăn của mỗi người mỗi ngày tối đa từ 25-30 gam.
*Dầu Vừng
Dầu Vừng vị cam, tính mát, quy kinh lạc đại tràng.
Công hiệu: nhuận táo thông đại tiện, giải độc, mọc da non.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp trẻ sơ sinh đại tiểu tiện không thông, có thể dùng 50 gam Dầu Vừng, sodium Sulfate lượng ít, cùng đun nước, để nguội bơm dần vào mồm trẻ sẽ có tác dụng thông đại tiểu tiện theo giới thiệu của "Lận Thị Kinh Nghiệm Phương".
--Trường hợp ngộ độc thực phẩm, để người bệnh uống một bát Dầu Vừng sống, sẽ gây nôn ra chất độc theo giới thiệu của "Dị Giản Phương".
Cách dùng và liều lượng: mỗi người mỗi ngày dùng từ 15-60 gam Dầu Vừng theo các dạng, ăn sống hoặc dùng cho chế biến thực phẩm; trường hợp dùng ngoài da với dạng bôi là chính.
*Dầu Lạc
Dầu Lạc vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ,vị và đại tràng.
Công hiệu: hoạt tràng tiêu tích.
Thích hợp sử dụng: nhuận tràng, trị táo bón.
Cách dùng và liều lượng: mỗi người mỗi ngày dùng từ 15-30 gam Dầu Lạc theo các dạng, ăn sống hoặc dùng cho chế biến thực phẩm; trường hợp dùng ngoài da với dạng bôi là chính.
*Dầu Hạt Cải
Dầu Hạt Cải vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc phổi và vị .
Công hiệu: giải độc tiêu sưng, nhuận tràng.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp tắc nghẽn đường ruột, lần lượt uống Dầu Hạt Cải từ 50-250 gam theo tuổi khác nhau, uống hết trong một lần hoặc hai lần, bệnh nhân không thể uống tự chủ, có thể bơm bằng ống tiêm, đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị đồng bộ cần thiết. Phương pháp này có hiệu quả chữa trị khá đối với chứng tắc nghẽn ruột do giun đũa và thực phẩm gây nên, nhưng hiệu quả điều trị chứng tắc nghẽn do ruột xoắn gây nên không tốt.
--Trường hợp mụn nhọt không khỏi, có thể dùng Dầu Hạt Cải và Xuyên Sơn Giáp dạng bột đun thành dạng cao bôi lên chỗ mọc mụn theo giới thiệu của "Nhiếp Sinh Chúng Diệu Phương".
--Trường hợp mụn độc không rõ nguyên nhân, chứng ban sởi, ngứa da, thấp chẩn v.v. có thể bôi Dầu Hạt Cải sống, mỗi ngày bôi vài lần. Trong thời gian điều trị, kiêng rửa bằng nước.
Cách dùng và liều lượng: mỗi người mỗi ngày dùng từ 15-30 gam Dầu Hạt Cải theo các dạng, ăn sống hoặc dùng cho chế biến thực phẩm; trường hợp dùng ngoài da với dạng bôi là chính.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |