Quả khô là phần hạt ăn được, bọc trong vỏ cứng. Theo hàm lượng chứa chất béo của các loại hạt khác nhau, quả khô được chia làm hai loại gồm quả khô chứa chất béo và quả khô chứa bột. Quả khô chứa chất béo gồm có Hồ Đào ( Hạch Đào hoặc Óc chó), hạt Thông v.v, chủ yếu chứa Axít béo không no; quả khô loại chứa bột thì thành phần chất béo rất ít, ví dụ như hạt Dẻ, Bạch quả v.v, do kết cấu bột trong quả khô khác với kết cấu bột của gạo và mì, chỉ số sản sinh đường (glucose)thấp hơn rất nhiều so với gạo và mì, có lợi cho ổn định đường trong máu. Nhìn chung, quả khô có giá trị dinh dưỡng khá cao, với đặc tính chung là lượng nước thấp, năng lượng cao, hàm lượng các loại chất khoáng và vitamin nhóm B phong phú, protein trong quả khô là sự bổ sung quan trọng cho đạm thực vật thực phẩm, trong khi đó giá trị sinh học tương đối thấp, cần phải phối hợp với thành phần dinh dưỡng của các thực phẩm khác mới có thể phát huy giá trị dinh dưỡng tốt nhất.
Quả khô chứa hàm lượng chất béo khá cao, phần lớn vị cam, tính bình hòa hoặc tính ôn, có hiệu quả tốt trong bổ dưỡng tinh huyết, nhuận táo thông đại tiện, quả khô dạng sao có hiệu quả ôn bổ cao hơn, nổi bật nhất là hạt Óc chó và hạt Thông. Quả khô chứa hàm lượng bột cao, phần lớn vị cam, vị chát, tính bình hòa, ví dụ như Bạch quả và hạt Sen, chúng ngoài có công hiệu bổ ích ra còn có thể liễm phế sáp tràng.
Chuyên gia kiến nghị mỗi người mỗi ngày ăn quả khô từ 30-50 gam.
Bạch Quả
* Bạch Quả
Bạch Quả là hạt chín của loài cây thân gỗ thuộc họ Ngân Hạnh, Bạch Quả còn có tên gọi là Ngân Hạnh, Bạch Quả Nhân, Linh Nhãn, Phật Chỉ Giáp. Bạch Quả vị cam, hơi đắng, vị chát, tính bình hòa, quy kinh lạc phổi và thận.
Công hiệu: liễm phổi trị hen suyễn, trị bạch đới phụ nữ và giảm thiểu nước tiểu.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp phổi hư hen suyễn hoặc hen suyễn nhiều đờm, có thể dùng riêng Bạch Quả, cũng có thể phối hợp với Gừng tươi, Tô tử và vỏ Quýt ninh thịt gà ăn.
--Trường hợp bạch đới phụ nữ và tiêu chảy do tỳ hư thận hư gây nên, có thể dùng Bạch Quả, hạt Sen và gạo Nếp nghiền thành dạng vụn, nhét vào bụng gà đen, nấu chín ăn. Trường hợp trị chứng tiêu chảy ở trẻ, có thể dùng 2 hạt Bạch Quả, bỏ vỏ nghiền thành dạng bột, nhét vào trứng gà(khoét một lỗ ), luộc chín ăn.
--Trường hợp thận khí bất cố, nước tiểu nhiều, đái dầm, di tinh có thể dùng Bạch Quả. Ví dụ như nước tiểu nhiều có thể ăn Bạch Quả dạng ninh, cũng có thể phối chế với Ích Trí Nhân và thịt Cừu; chứng di tinh có thể dùng vài hạt Bạch Quả nấu rượu, ăn liền trong bốn năm ngày theo giới thiệu của "Hồ Nam Dược Vật Chí"; trường hợp tiểu tiện trắng đục có thể dùng 10 hạt Bạch Quả sống giã nước uống, mỗi ngày một thang.
--Trường hợp trị sâu răng bằng Bạch Quả, có tác dụng diệt sâu tiêu độc, nhai Bạch Quả sống sau khi ăn cơm theo giới thiệu của "Vĩnh Loại Linh Phương"; trường hợp trị mụn nhọt trên mặt và đầu, có thể bổ đôi Bạch Quả tươi, không ngừng xát vào mụn nhọt theo giới thiệu của "Bí Truyền Kinh Nghiệm Phương".
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày dùng từ 10-30 gam, theo các dạng nấu chín, sắc nước uống; trường hợp dùng ngoài da, Bạch Quả lượng vừa phải, giã nát đắp lên chỗ mọc mụn nhọt, hoặc thái lát xát vào chỗ mọc mụn.
Điều cần phải lưu ý: Bất cứ ăn Bạch Quả sống hay chín, nếu như quá liều đều dễ dẫn đến ngộ độc.
Hạt Dẻ
* Hạt Dẻ
Hạt Dẻ là hạt chín của loài thực vật thân gỗ thuộc họ Dẻ (Fagaceae ), còn có tên gọi là Bản Lật và Lật Quả. Hạt Dẻ vị cam, tính ôn, quy kinh lạc tỳ và thận.
Công hiệu: Bổ thận cường tráng gân cốt, ích khí kiện tỳ, hoạt huyết tiêu sưng.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp thận khí hư nhược, mỏi lưng chân yếu, có thể ăn hạt Dẻ sống, cũng có thể dùng hạt Dẻ và Cật lợn nấu cháo ăn theo giới thiệu của "Kinh Nghiệm Phương"; trường hợp trẻ em chân yếu, ba bốn tuổi vẫn chưa đi được, hàng ngày có thể cho trẻ ăn vài hạt Dẻ theo giới thiệu của "Thực Vật Bản Thảo".
--Trường hợp tỳ vị hư nhược, phân loãng tiêu chảy, có thể ăn hạt Dẻ dạng sao hoặc dạng nướng; cũng có thể phối chế với Sơn dược (Hoài sơn ), hạt Sen và Khiếm thực.
--Trường hợp gân cốt sưng đau, vết thương do dao búa đâm chém, có thể giã nát hạt Dẻ sống đắp lên chỗ bị thương.
Cách dùng và liều lượng: mỗi ngày dùng từ 30-100 gam, theo các dạng ăn sống, nấu chín hoặc sao hạt Dẻ biến màu vàng nghiền thành dạng bột ăn; trường hợp dùng ngoài da thì giã nát hạt Dẻ để đắp.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |