Quả khô chứa hàm lượng chất béo khá cao, phần lớn vị cam, tính bình hòa hoặc tính ôn, có hiệu quả tốt trong bổ dưỡng tinh huyết, nhuận táo thông đại tiện, quả khô dạng sao có hiệu quả ôn bổ cao hơn, nổi bật nhất là hạt Óc chó và hạt Thông. Quả khô chứa hàm lượng bột cao, phần lớn vị cam, vị chát, tính bình hòa, ví dụ như Bạch quả và hạt Sen, chúng ngoài có công hiệu bổ ích ra còn có thể liễm phế sáp tràng.
Chuyên gia kiến nghị mỗi người mỗi ngày ăn quả khô từ 30-50 gam.
* Điềm Hạnh Nhân
Điềm Hạnh Nhân là hạt chín của loài thực vật thân gỗ cây dạng leo, vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc phổi, tỳ và đại tràng.
Công hiệu: Nhuận phổi trị hen suyễn, bổ tỳ ích vị, nhuận tràng thông đại tiện.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp ho và hen suyễn do phế táo hoặc hư lao gây nên, có thể dùng Điềm Hạnh Nhân phối hợp với Hồ Đào Nhân, giã nát, trộn với mật Ong lượng vừa phải, pha với nước đun sôi uống.
--Trường hợp tỳ hư ăn ít, người gầy đuối sức, có thể dùng Điềm Hạnh Nhân phối hợp với hạt Lạc, đậu Nành chế biến thành dạng sữa theo giới thiệu về món sữa nhân tạo trong "Y Học Toái Kim Lục".
--Trường hợp đường ruột khô dẫn đến táo bón có thể dùng Điềm Hạnh Nhân phối hợp dùng chung với Hồ Đào Nhân và hạt Thông.
Cách dùng và liều lượng: mỗi ngày dùng từ 10-30 gam, ăn hạt sống, nghiền thành dạng bột, chế biến thành dạng sữa, nấu cháo v.v.
* Hạt Lạc
Lạc là hạt chín của loài thực vật thân thảo thuộc họ Đậu. Lạc còn có tên gọi là Hoa Sinh, Lạc Hoa Sâm, Trường Sinh Quả, hạt Lạc vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ và phế.
Công hiệu: Bổ tỳ ích khí, nhuận phổi tiêu đờm.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp tỳ hư ăn ít, người gầy đuối sức, có thể nấu hạt Lạc ăn, cũng có thể phối hợp dùng chung với đỗ đỏ và táo đỏ.
--Trường hợp khí huyết không đủ và ít sữa sau khi sinh nở, có thể dùng hạt Lạc ninh chân giò theo giới thiệu của "Lục Xuyên Bản Thảo".
--Trường hợp phế hư dẫn đến ho lâu ngày hoặc ho bởi phế táo gây nên, có thể dùng hạt Lạc và Điềm Hạnh Nhân nghiền thành dạng vụn ăn, cũng có thể đun nước uống ( đun bằng lửa nhỏ).
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày dùng từ 30-60 gam, ăn hạt sống, nấu chín ăn, chế biến thành dạng vụn, rang chín ăn.
* Vừng đen
Vừng đen là hạt giống chín màu đen của loài thực vật thân thảo thuộc họ Vừng, còn có tên gọi là Hồ Ma, Cự Thắng, Ô Ma, Hắc Chi Ma. Vừng đen vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc gan, thận và đại tràng.
Công hiệu: Bổ gan thận, ích tinh huyết, nhuận tràng táo.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp gan thận hư nhược, tinh huyết không đủ, có thể ăn Vừng đen hoặc nấu cháo Vừng đen theo giới thiệu về món rượu Cự Thắng trong "Thọ thân dưỡng lão tân thư", Vừng đen dùng chung với Sinh Địa Hoàng và hạt Ý Dĩ có công hiệu nổi bật trong điều trị các chứng phong thấp lâu ngày, chân tay rã rời đuối sức, đau lưng, mỏi lưng do gan thận bất túc gây nên.
--Trường hợp huyết hư tinh khuyết, táo bón do đường ruột khô gây nên, có thể dùng Vừng đen nấu cháo ăn, cũng có thể ép dầu Vừng uống. Đồng thời cũng có thể dùng chung với Tang Diệp và mật Ong trong điều trị chứng mắt, chứng da khô không mịn, táo bón theo giơi thiệu về Tang Ma Hoàn trong cuốn "Y Cấp".
Cách dùng và liều lượng: mỗi ngày dùng từ 9-15 gam, theo các dạng ăn Vừng đen sống, nấu cháo, làm thành dạng viên, ép dầu v.v.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |