Quả khô là phần hạt ăn được, bọc trong vỏ cứng. Theo hàm lượng chứa chất béo của các loại hạt khác nhau, quả khô được chia làm hai loại gồm quả khô chứa chất béo và quả khô chứa bột. Quả khô chứa chất béo gồm có Hồ Đào ( Hạch Đào hoặc Óc chó), hạt Thông v.v, chủ yếu chứa Axít béo không no; quả khô loại chứa bột thì thành phần chất béo rất ít, ví dụ như hạt Dẻ, Bạch quả v.v, do kết cấu bột trong quả khô khác với kết cấu bột của gạo và mì, chỉ số sản sinh đường (glucose)thấp hơn rất nhiều so với gạo và mì, có lợi cho ổn định đường trong máu. Nhìn chung, quả khô có giá trị dinh dưỡng khá cao, với đặc tính chung là lượng nước thấp, năng lượng cao, hàm lượng các loại chất khoáng và vitamin nhóm B phong phú, protein trong quả khô là sự bổ sung quan trọng cho đạm thực vật thực phẩm, trong khi đó giá trị sinh học tương đối thấp, cần phải phối hợp với thành phần dinh dưỡng của các thực phẩm khác mới có thể phát huy giá trị dinh dưỡng tốt nhất.
Quả khô chứa hàm lượng chất béo khá cao, phần lớn vị cam, tính bình hòa hoặc tính ôn, có hiệu quả tốt trong bổ dưỡng tinh huyết, nhuận táo thông đại tiện, quả khô dạng sao có hiệu quả ôn bổ cao hơn, nổi bật nhất là hạt Óc chó và hạt Thông. Quả khô chứa hàm lượng bột cao, phần lớn vị cam, vị chát, tính bình hòa, ví dụ như Bạch quả và hạt Sen, chúng ngoài có công hiệu bổ ích ra còn có thể liễm phế sáp tràng.
Chuyên gia kiến nghị mỗi người mỗi ngày ăn quả khô từ 30-50 gam.
* Hồ Đào Nhân( hạt Hạch Đào hoặc hạt Óc chó)
Hồ Đào Nhân là hạt chín của loài thực vật thuộc họ Hồ Đào, còn có tên gọi là Hồ Đào Nhục và Hạch Đào Nhân, Hồ Đào Nhân vị cam, vị chát, tính ôn, quy kinh lạc phổi, gan và thận.
Công hiệu: Bổ thận ích tinh, ôn phổi trị hen suyễn, nhuận tràng thông đại tiện.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp ù tai và di tinh do thận hư gây nên, có thể dùng Hồ Đào Nhân phối hợp với Ngũ Vị Tử, mật Ong lượng vừa phải, ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
--Trường hợp phổi khí thận khí không đủ dẫn đến hen suyễn, có thể dùng Hồ Đào Nhân phối hợp với Nhân Sâm sắc nước uống.
--Trường hợp đường ruột khô dẫn đến táo bón, có thể dùng Hồ Đào Nhân trộn với chút mật Ong ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ .
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày dùng từ 10-30 gam, ăn hạt sống, nấu cháo, làm thành dạng cao hoặc dạng viên.
* Hạt Thông
Hạt Thông là hạt chín của Thông đỏ, loài thực vật cây cao thuộc họ Thông, còn có tên gọi là Hải Thông Tử, Tân La Thông Tử và Thông Tử. Hạt Thông vị cam, tính ôn nhẹ, quy kinh lạc phổi và đại tràng.
Công hiệu: Bổ hư nhuận phế, nhuận tràng thông đại tiện.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp âm hư phế táo, ho khan không đờm hoặc họ kèm theo đờm nhờn, có thể dùng hạt Thông phối hợp với hạt Óc chó nghiền thành dạng cao, trộn với mật Ong ăn.
--Trường hợp đường ruột khô dẫn đến táo bón, có thể dùng hạt Thông và gạo Lốc cùng nấu cháo ăn theo giới thiệu về món cháo hạt Thông của "Sĩ Tài Tam Thư".
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày dùng từ 10-30 gam, ăn hạt sống, nấu cháo, làm thành dạng cao hoặc dạng viên.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |