Hoa quả là tên gọi chung của loài thực phẩm thực vật vị ngọt mọng nước, phần lớn là quả và hạt giống của cây thực vật, một phần nhỏ là thân và rễ của cây thực vật, có thể ăn luôn không cần chế biến.
Hoa quả tươi chứa lượng nước khá cao, nhưng hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp. Thế nhưng, Vitamin C và Carotin trong hoa quả rất phong phú, là nguồn cung cấp chất xơ thực phẩm rất tốt, có lợi cho làm cân bằng thực phẩm như "Ngũ quả vi trợ" theo ghi chép của "Hoàng Đế Nội Kinh".
Phần lớn hoa quả vị ngọt kèm theo vị chua, tính mát hơi hàn, có công hiệu nổi bật về ích vị sinh tân, thanh nhiệt lợi thủy. Phần lớn hoa quả khá ngọt, ví dụ như nho, vải, long nhãn, v.v, các loại hoa quả này đều tính bình hòa hoặc tính hơi ấm, có công hiệu khá về bổ máu, bổ gan thận, nếu chế biến thành hoa quả khô thì có thể tăng thêm công hiệu cam ôn bổ ích.
Chuyên gia đề nghị mỗi người mỗi ngày ăn từ 200-400 gam hoa quả.
* Sơn Tra
Sơn Tra là quả chín của loài thực vật thuộc họ cây leo, còn có tên gọi là Sơn Lý Hồng Quả, Ánh Sơn Hồng Quả, Xích Qua, Toan Tra. Sơn Tra vị chua, vị cam, tính ôn nhẹ, quy kinh lạc tỳ, vị và gan.
Công hiệu: Tiêu thực kiện vị, hành khí tiêu trệ, hoạt huyết giảm đau.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp ăn nhiều dẫn đến tích thực, đặc biệt ăn nhiều thịt dẫn đến không tiêu, có thể nấu Sơn Tra ăn cả cái lẫn nước theo giới thiệu của "Giản Tiện Đơn Phương". Chứng tích thực do các loại thực phẩm gây nên, có thể dùng Sơn Tra phối hợp với Bạch Truật và Thần Khúc hấp bánh dạng viên, uống với nước đun sôi theo giới thiệu của "Đan Khê Tâm Pháp".
--Trường hợp phụ nữ chảy máu và đau bụng sau khi sinh nở, có thể đập nát Sơn Tra( khoảng 100 quả)đun nước, cho thêm ít đường trắng uống trước khi ăn cơm.
--Trường hợp cao huyết áp, có thể dùng Sơn Tra khô đun nước cô đặc thành dạng sirô, uống sau khi ăn cơm, sẽ có tác dụng hạ huyết áp một cách trông thấy, đồng thời có thể cải thiện chức năng tiêu hóa và thúc đẩy ăn ngon miệng.
--Trường hợp trẻ em tỳ hư tiêu chảy lâu ngày, có thể dùng Sơn Tra tươi bỏ hạt và Hoài Sơn lượng như nhau, đường trắng lượng vừa phải, trộn đều hấp chín, làm thành dạng bánh ăn, sẽ có tác dụng kiện tỳ tỉnh vị, tiêu trướng trừ tích.
Cách dùng và liều lượng: mỗi ngày dùng từ 30-100 gam, phối chế theo các dạng đun nước, dạng viên, dạng bột; trường hợp dùng ngoài da với lượng vừa phải, đun nước rửa hoặc giã nát để đắp.
*Trái Dâu
Trái Dâu là quả chín của loài thực vật thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), còn có tên gọi là Thậm, Tang Thực, Ô Thậm, Văn Vũ Thực, Hắc Thậm, Tang Tảo, Tang Quả. Trái Dâu vị cam, vị chua, tính hàn, quy kinh lạc can, thận và đại tràng.
Công hiệu: Tư âm dưỡng huyết, bổ gan ích thận, sinh tân nhuận tràng.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp gan thận bất túc, tinh huyết suy nhược, có thể dùng trái Dâu đen và đậu Nành đen cùng nấu nhừ thành dạng cao, mỗi ngày ăn 15 gam, pha bằng nước đun sôi uống khi đói bụng, có tác dụng bổ thận điền tinh, dưỡng huyết thư giãn gân cốt.
--Trường hợp thường xuyên táo bón, có thể dùng trái Dâu từ 50-100 gam, lượng nước sạch vừa phải, đun nước uống theo giới thiệu của "Thảo dược dân gian Mẫn Nam".
--Trường hợp tóc bạc trước tuổi, có thể ăn trái Dâu hoặc đun trái Dâu thành dạng cao uống theo giới thiệu của "Thiên Kim Yếu Phương".
--Trường hợp lim phô cổ và nách có thể bọc trái Dâu đen chín vào trong vải màn ép nước, đun dạng cô đặc, cho thêm một thìa nước đun sôi, mỗi ngày uống 3 lần theo giới thiệu về Văn Vũ Cao trong "Tố Vấn Bệnh Cơ Bảo Mệnh Tập".
Cách dùng và liều lượng: mỗi ngày dùng từ 30-100 gam, phối chế theo các dạng đun nước, dạng cao, ăn quả hoặc ngâm rượu; trường hợp dùng ngoài da chủ yếu là ngâm nước rửa.
* Quả La Hán
Quả La Hán (tên khoa học Momordica grosvenori swingle), là quả chín của loài thực vật dạng leo thuộc họ Bầu bí, còn có tên gọi là La Hán Quả(拉汉果 ), vị cam, tính mát, quy kinh lạc phổi và đại tràng.
Công hiệu: Thanh phế nhuận trạng.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp phổi nhiệt dẫn đến ho, đau họng, mất tiếng, dùng quả La Hán sẽ có tác dụng thanh phế trị ho, mát họng, có thể dùng quả La Hán đun nước, để nguội uống thay nước; trường hợp ho gà có thể phối chế với mứt Trái Hồng, đun nước uống; trường hợp bị ho do đờm hỏa gây nên có thể dùng quả La Hán và thịt lợn nạc nấu canh ăn theo giới thiệu của "Lĩnh Nam Thái Dược Lục".
--Trường hợp đường ruột khô dẫn đến táo bón, có thể dùng riêng quả La Hán, cũng có thể phối hợp với hạt Đười Ươi đun nước uống.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày dùng từ 9-15 gam, phối chế theo các dạng đun nước, ninh thịt hoặc pha nước uống.
* Chỉ Củ Tử(Semen Hoveniae )
Chỉ Củ Tử là quả chín của loài thực vật cây cao thuộc họ Mận, còn có tên gọi là Mộc Mật, Quái Tảo, Vạn Thọ Quả. Chỉ Củ Tử vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc vị, phổi và bàng quang.
Công hiệu: Giải rượu sinh tân, nhuận táo lợi thủy.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp uống rượu quá chén hoặc nhiệt thương vị âm, họng khô khát nước, bị sốt, buồn bực bất an, có thể dùng Chỉ Củ Tử sắc nước uống, cũng có thể phối hợp với Mía ép nước uống.
--Trường hợp âm hư phế táo, họng khô dẫn đến ho, có thể phối hợp với trái Lê và lá Tỳ Bà sắc nước thành dạng cao uống.
--Trường hợp tiểu tiện không thông, đau rát, nước tiểu vàng, có thể phối hợp với Bạch Mao Căn sắc nước uống.
Cách dùng và liều lượng: dùng Chỉ Củ Tử khô mỗi ngày từ 9-15 gam, theo các dạng ăn quả, sắc nước, đun nước thành dạng cao.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |