Các loại hoa quả
Hoa quả là tên gọi chung của loài thực phẩm thực vật vị ngọt mọng nước, phần lớn là quả và hạt giống của cây thực vật, một phần nhỏ là thân và rễ của cây thực vật, có thể ăn luôn không cần chế biến.
Hoa quả tươi chứa lượng nước khá cao, nhưng hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp. Thế nhưng, Vitamin C và Carotin trong hoa quả rất phong phú, là nguồn cung cấp chất xơ thực phẩm rất tốt, có lợi cho làm cân bằng thực phẩm như "Ngũ quả vi trợ" theo ghi chép của "Hoàng Đế Nội Kinh".
Phần lớn hoa quả vị ngọt kèm theo vị chua, tính mát hơi hàn, có công hiệu nổi bật về ích vị sinh tân, thanh nhiệt lợi thủy. Phần lớn hoa quả khá ngọt, ví dụ như nho, vải, long nhãn, v.v, các loại hoa quả này đều tính bình hòa hoặc tính hơi ấm, có công hiệu khá về bổ máu, bổ gan thận, nếu chế biến thành hoa quả khô thì có thể tăng thêm công hiệu cam ôn bổ ích.
Chuyên gia đề nghị mỗi người mỗi ngày ăn từ 200-400 gam hoa quả.
* Dứa
Dứa là quả chín của loài thực vật thân thảo thuộc họ Dứa (Bromeliaceae), còn có tên gọi là Phan Lê, Phượng Lê và Hoàng Lê, Dứa vị cam, hơi chua, hàn nhẹ, quy kinh lạc vị và bàng quang.
Công hiệu: Sinh tân giải khát, thông tiểu tiện.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp vị âm không đủ, buồn bực khát nước, ợ nghịch ăn ít, có thể ăn quả hoặc ép nước uống.
--Trường hợp tiểu tiện không thông, thủy thũng kèm theo chứng nhiệt, có thể dùng Dứa phối hợp với Bạch Mao Căn đun nước uống.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày dùng từ 60-200 gam, ăn quả, chế biến theo các dạng ép nước uống hoặc đun nước uống.
* Dưa Hấu
Dưa Hấu là quả chín của loài thực vật thân thảo thuộc họ bầu, bí, cây dây leo, còn có tên gọi là Hàn Qua, Hạ Qua, Thủy Qua. Dưa Hấu vị cam, tính hàn, quy kinh lạc vị, tim và bàng quang.
Công hiệu: Thanh nhiệt giải thử, trừ buồn giải khát, thông tiểu tiện.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp thử nhiệt hoặc ôn nhiệt, chứng nhiệt thương tân dẫn đến buồn bực khát nước, có thể ép nước Dưa Hấu uống theo giới thiệu của "Bản thảo Hối ngôn", cũng có thể phối hợp với Ngân Hoa tươi, Trúc Diệp tươi và Sinh Địa Hoàng đun nước uống.
--Trường hợp tim hỏa bốc lên phía trên dẫn đến viêm loét miệng lưỡi, có thể ăn quả, hoặc phối hợp với Sinh Địa Hoàng và Đạm Trúc Diệp cùng sắc nước uống.
Cách dùng và liều lượng: mỗi ngày dùng từ 100-200 gam, ăn quả, chế biến theo các dạng ép nước uống hoặc đun nước uống.
* Me Chua
Me Chua là quả gần chín của loài thực vật cây cao thuộc họ Đậu (Leguminosae), còn có tên gọi là Toan Giảo, La Hoảng Tử và La Vọng Tử. Me Chua vị chua, vị cam, tính mát, quy kinh lạc vị và đại tràng.
Công hiệu: thanh thử nhiệt, tiêu tích trệ.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp thử nhiệt thương tân dẫn đến buồn bực khát nước, có thể dùng Me Chua đun nước, pha thêm đường trắng dạng uống.
--Trường hợp thực tích không tiêu, ợ nghịch ăn ít, có thể dùng riêng Me Chua, cũng có thể cùng đun nước với Sơn Tra và Mạch Nha dạng uống.
--Trường hợp táo bón kèm theo chứng nhiệt, có thể pha nước đun sôi uống.
Cách dùng và liều lượng: mỗi ngày dùng từ 30-60 gam, phối chế theo các dạng sắc nước, pha nước dạng uống hoặc đun cho cô đặc thành dạng cao.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |