![]() |
|
![]() |
![]() |
"Bản thảo Cương mục" viết: "Miễn là các loại cây cỏ ăn được đều gọi là rau, gồm năm loại như rau Hẹ, củ Kiệu, Quỳ thái (đông Quỳ), Hành, Hoắc(rau dại)",các loại thực vật dùng làm thức ăn được gọi chung là rau.
* Củ nưa
Củ nưa là thân củ của loài cây thuộc họ Thiên nam tinh, Củ nưa còn có tên gọi là Quỷ vu, Ma Vu tử và Tinh vu. Củ nưa vị cay, vị đắng, tính hàn, chứa độc tố, quy kinh lạc tỳ và gan.
Công hiệu: tiêu đờm, tiêu tích, giải độc, tan hạch tan cục, phá ứ giảm đau.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp kiết lỵ lâu ngày không khỏi, có thể dùng Củ Nưa và Hà Thủ ô ninh thịt gà ăn theo giới thiệu của "Tứ Xuyên Trung dược chí".
Cách dùng và liều lượng: Mỗi lần dùng từ 9-15 gam, đun nước uống; bên cạnh đó có thể giã nát để đắp ngoài da.
Điều cần phải lưu ý là: Không được ăn sống, chế biến trên 3 tiếng đồng hồ mới có thể ăn, trường hợp ngộ độc sẽ có các triệu chứng rát lưỡi, rát họng, ngứa họng, đau họng và sưng họng. Hiện nay, chủ yếu áp dụng công nghệ khử độc tố trong quá trình chế biến như xay bột, hấp, luộc và tẩy rửa.
*Ngó sen
Ngó sen là rễ củ to của loài cây thân thảo họ sen súng. Ngó sen còn có tên gọi là Quang Bàng, Ngó sen vị cam, tính hàn, Ngó sen chín tính ôn nhẹ, quy kinh lạc tỳ, vị và tim.
Công hiệu: Dùng Ngó sen sống có công hiệu thanh nhiệt mát máu, phá ứ; dùng Ngó sen chín có công hiệu kiện tỳ, trị ỉa chảy, ích máu.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp bị sốt nóng khát nước, có thể dùng Ngó sen ép nước và pha mật Ong uống theo giới thiệu của "Thánh Tuệ Phương", bên cạnh đó cũng có thể pha nước Lê và nước Mía uống.
--Trường hợp chảy máu cam, nôn ra máu và đại tiện ra máu do huyết nhiệt gây nên, có thể ăn Ngó sen sống hoặc ép nước uống, cũng có thể dùng chung với Bạch Mao căn và Trắc Bách diệp.
--Trường hợp nhiệt lậu, có thể dùng nước Ngó sen, nước Địa hoàng và nước quả Nho lượng như nhau, pha mật Ong uống khi còn ấm theo giới thiệu của "Bản thảo Cương mục".
--Trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn ít tiêu chảy, có thể dùng Ngó sen tươi non nấu chín nhừ làm thành dạng bột trộn với cơm làm thành bánh, cho thêm đường trắng lượng vừa phải theo giới thiệu của "Sĩ tài Tam thư", ngoài ra, cũng có thể dùng Ngó sen cùng phối chế với táo đỏ và gừng tươi.
--Trường hợp huyết hư, có thể dùng Ngó sen đun nước cô đặc, uống thường xuyên trong nhiều ngày, cũng có thể ninh thịt lợn và Đương quy ăn.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày dùng từ 50-150 gam, theo các dạng ăn sống, ép nước, xào thức ăn, ninh chín v.v, cũng có thể giã nát đắp ngoài da.
Điều cần phải lưu ý là: Ngó sen sống tính hàn, những người tỳ vị hư hàn kiêng ăn; không dùng nồi sắt và chảo sắt làm dụng cụ chế biến.
Sản phẩm phụ của Ngó sen
* Đốt sen
Đốt sen vị cam, vị chát, tính bình hòa, quy kinh lạc vị, gan và tỳ, có công hiệu cầm máu, phá ứ, thích hợp dùng cho các chứng xuất huyết như nôn máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam v.v. Trường hợp chảy máu cam có thể ép nước Ngó sen uống hoặc nhỏ mũi theo giới thiệu của "Bản thảo Cương mục".
* Bột Ngó sen
Bột Ngó Sen vị cam,vị mặn, tính bình hòa, quy kinh lạc vị, tim và tỳ, có công hiệu ích máu, cầm máu, hòa trung khai vị. Dùng nước đun sôi pha với lượng đường vừa phải uống.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |