thực vật dùng làm thức ăn được gọi chung là rau.
* Rau Diếp
Rau Diếp là củ và lá của loài thực vật họ Cúc( họ Cải). Rau Diếp còn có tên gọi là Oa Cự Thái, Thiên Kim Thái, Oa Duẩn và Oa Thái. Rau Diếp vị cam, vị đắng, tính mát, quy kinh lạc vị và tiểu tràng.
Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, thông sữa.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp tiểu tiện không thông hoặc tiểu tiện ra máu, có thể giã Rau Diếp thành dạng bột, làm thành hình bánh đắp lên rốn.
--Trường hợp sản phụ không ra sữa sau khi sinh con, Rau Diếp ba củ, giã thành dạng bột, pha rượu ngon uống theo giới thiệu của "Hải Thượng Phương".
Cách dùng và liều lượng: Mỗi lần dùng từ 30-60 gam để đun nước uống.
* Mã lan
Mã lan là rễ của lá Mã lan, loài thực vật thân thảo họ Cúc( họ Cải). Mã lan còn có tên gọi là Tử cúc, Mã Lan cúc, Mã lan đầu, Hồng Ngạnh thái, Điền Biên cúc, Soa Y liên. Mã lan vị cay, tính mát, quy kinh lạc gan, phổi và vị.
Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, mát máu cầm máu, lợi tiểu, trừ thấp, tiêu cơm.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp ỉa chảy, kiết lỵ do thấp nhiệt gây nên, có thể dùng Mã lan, hoặc dùng chung với rau Giền.
--Trường hợp đau họng, sưng họng, có thể cùng đun nước với Bồ Công anh để uống hoặc cùng giã nát để đắp ngoài da.
--Trường hợp xuất huyết do huyết nhiệt như: Chảy máu cam, nôn máu, đại tiện ra máu v.v, có thể dùng Mã lan vắt nước uống, hoặc dùng chung với cây rau Tề. Cũng có thể đun nước uống (không cho muối và dấm).
--Trường hợp trị bệnh trĩ, có thể đun nước (cho thêm ít muối tinh ) để hun hoặc rửa theo giới thiệu của "Bản thảo Cương mục".
--Trường hợp hoàng đản do thấp nhiệt gây nên có thể dùng chung với rau Cải cúc; trường hợp thủy thũng, tiểu tiện không thông do thấp nhiệt gây nên có thể phối chế với đỗ đen, tiểu mạch, dùng nước sạch và rượu lượng vừa phải đun nước uống theo giới thiệu của "Giản tiện Đơn phương ".
--Trường hợp thực tích không tiêu dẫn đến đầy bụng trướng bụng, có thể dùng Mã lan làm thức ăn nguội dạng luộc, cũng có thể cùng đun nước với gạo Lốc ( rang thành màu vàng) và Củ cải để uống.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi lần từ 30-120 gam, chế biến theo các kiểu đun nước, xào, luộc hoặc giã nước uống; trường hợp dùng ngoài da có thể vắt nước nhỏ và rửa hoặc giã nát để đắp ngoài da.
* Su hào
Su hào là thân và lá của loài thực vật thân thảo họ thập tự ( họ Cải). Su hào còn có tên gọi là Lam thái, Tây Thổ lam, Bao Tâm thái, Liên Hoa bạch. Su hào vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc vị và thận.
Công hiệu: Hòa vị hoãn gấp, bổ thận điền tinh.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp tỳ vị bất hòa, trướng bụng, đau bụng gấp, đau bụng dữ dội, có thể giã nước Su hào, cho thêm mạch nha hoặc mật Ong pha nước uống.
--Trường hợp thận suy nhược, thường xuyên ăn Su Hào sẽ đạt mục đích ích thận điền tinh, bổ tủy bổ não, cường tráng gân cốt.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi lần dùng từ 60-120 gam, chế biến theo các kiểu vắt nước hoặc đun nước uống, cũng có thể nấu chín ăn .
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |