* Củ cải
Củ cải là củ của Lai phục, loài thực vật thân thảo họ thập tự ( họ Cải). Củ cải còn có tên gọi là Lai phục, Lô phục, La phục và Tử tùng. Củ cải vị cay, vị cam, tính mát( củ cải chín vị cam tính bình ). Củ cải quy kinh lạc phổi và vị.
Công hiệu: Thanh nhiệt tiêu đờm, ích vị tiêu thực, hành khí làm cho trung vị dễ chịu, sinh tân dịch mát máu, lợi tiểu thông lậu.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp phổi nhiệt đờm đặc, bị ho, có thể dùng Củ cải sống, thái dạng nhát hoặc vắt nước, cho thêm chút đường kính hoặc phối chế với nước Gừng tươi để uống.
--Trường hợp bị sốt khát nước hoặc bệnh tiêu khát miệng khô, có thể dùng Củ cải sống vắt nước uống theo giới thiệu của cuốn "Thực y Tâm kính", nếu giã nước cùng Ngó sen, Mía, Lê, Lư căn tươi để uống sẽ có hiệu quả tốt hơn.
--Trường hợp chảy máu cam, khạc ra máu, đại tiện ra máu, có thể giã nước Củ cải sống, pha với Mật ong hoặc cùng giã nước Ngó sen để uống. Theo giới thiệu của cuốn "Vệ sinh Giản dị phương" cho biết, giã nước Củ cải, nhổ vào lỗ mũi, hoặc cho thêm chút rượu, hong nóng để uống, có thể điều trị chứng chảy máu cam không ngớt.
--Trường hợp nhiệt lậu, thạch lậu, tiểu tiện không thông, có thể dùng Củ cải sống, thái nhát, nhúng Mật ong nướng có mùi thơm, để nguội ăn cùng nước muối. Trong khi đó cũng có thể giã nước uống.
--Trường hợp ăn không tiêu, đầy bụng trướng bụng, có thể dùng Củ cải nấu cháo ăn; Những người tỳ vị hư nhược, có thể dùng Củ cải ninh Bầu dục lợn hoặc thịt lợn ăn. Trường hợp ăn nhiều quá , ăn xong ợ chua, có thể ăn Củ cải sống.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi lần dùng từ 30-120 gam, chế biến theo các kiểu giã nước uống, ăn sống, đun nước, nấu cháo...; Trường hợp dùng ngoài da có thể giã nát đắp lên chỗ đau hoặc vắt nước nhỏ mũi.
Điều cần phải lưu ý là: Trường hợp dùng thuốc bổ như Nhân sâm, Địa hoàng, Hà thủ ô v.v không được dùng chung với Củ cải.
Lá củ cải (Lai phục diệp)
Lá củ cải là lá của Lai phục, loài thực vật thân thảo họ thập tự ( họ Cải), vị cay, vị đắng, tính bình, quy kinh lạc tỳ, vị và phổi, có công hiệu tiêu đờm trị ho, tiêu thực hành khí, thích hợp dùng cho điều trị chứng bị nấc, bị ợ, tiểu tiện ra máu. Trường hợp điều trị chứng tiểu tiện ra máu có thể vắt nước Lá củ cải, pha thêm chút Kinh Mặc để uống theo giới thiệu của cuốn "Y giới Xuân thu".
Cách dùng và liều lượng: Chế biến theo các kiểu đun nước hoặc vắt nước uống (ăn sống ), cũng có thể chế biến thành dạng bột.
* Cà rốt
Cà rốt là rễ của Cà rốt, loài thực vật thân thảo họ Hoa tán. Cà rốt còn có tên gọi là Hồ lô phục, Củ cải đỏ, Củ cải vàng. Cà rốt vị cam, tính bình, ăn sống tính thiên mát. Cà rốt quy kinh lạc tỳ, gan và phổi.
Công hiệu: Kiện tỳ tiêu thực, bổ gan sáng mắt, hạ khí trị ho, thanh nhiệt giải độc.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp chức năng tiêu hóa không tốt, thực tích đầy căng, đại tiểu tiện không thông, có thể dùng Cà rốt nấu đường đỏ. Trường hợp chế biến phối hợp với Củ cải sẽ thu được hiệu quả điều trị tốt hơn.
--Trường hợp gan hư mắt mờ, quáng gà hoặc trẻ em mắt mờ mắt khô bởi cam tích gây nên, có thể dùng Cà rốt nấu mỡ lợn hoặc nấu gan lợn ăn.
--Trường hợp phổi nhiệt dẫn đến ho hoặc ho gà, có thể dùng Cà rốt giã nước uống hoặc cùng đun nước với Táo đỏ để uống.
Cách dùng và liều lượng: Mỗi lần từ 60-120 gam, chế biến theo các kiểu nấu, đun nước, ăn sống hoặc giã nước uống.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |