![]() |
|
![]() |
![]() |
Đỗ Đỏ là hạt giống chín của loài thực vật thân thảo họ đậu. Đỗ Đỏ còn có tên gọi là Hồng Tiểu đậu, Hồng đậu, Xích đậu, Hồng Phạn đậu, Mễ Xích đậu. Đỗ Đỏ vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ, đại tràng (ruột già)và tiểu tràng(ruột non).
Công hiệu: Lợi thủy tiêu sưng, giải độc trị mụn nhọt.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp tỳ hư thủy thũng, tê phù, tiểu tiện không thông, tiêu chảy. Trường hợp Tỳ hư thủy thũng, tê phù, tiểu tiện không thông, dùng đỗ Đỏ nấu cá Chép ăn theo giới thiệu trong cuốn "Thực liệu Bản thảo"; trường hợp tiêu chảy, dùng đỗ Đỏ, Biển đậu, hạt Ý dĩ cùng đun nước uống.
-- Trường hợp mụn nhọt, kiết ly, dùng đỗ Đỏ, Bồ Công anh, hạt Ý dĩ và Cam thảo đun nước uống; bệnh trĩ, đại tiện ra máu dùng đỗ Đỏ, rau Giền và dấm đun nước uống.
Cách dùng và liều lượng: nội phục mỗi lần dùng từ 9-30 gam, đun nước uống, nấu chín ăn; dùng ngoài da: nghiền đỗ Đỏ sống thành dạng bột trộn với dầu Vừng đắp lên chỗ bị bệnh.
*Đỗ Xanh
Đỗ Xanh là hạt giống chín của loài thực vật thân thảo họ đậu. Đỗ Xanh còn có tên gọi là Thanh Tiểu đậu. Đỗ Xanh vị cam, tính mát, quy kinh lạc tim và vị.
Công hiệu: Thanh nhiệt chống nắng, lợi thủy giải độc.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp buồn bực khát nước do bị sốt và say nắng gây nên, có thể dùng đỗ Xanh đun nước uống, cũng có thể phối chế với hoa Kim ngân, Trúc diệp tâm đun nước uống.
--Trường hợp tiểu tiện không thông, dùng Hỏa Ma nhân sắc nước, bỏ bã lấy nước nấu đỗ Xanh và Trần bì ăn theo giới thiệu trong cuốn "Thánh Huệ phương"; trường hợp thủy thũng có thể dùng riêng đỗ Xanh, hoặc cùng nấu với hạt Ý dĩ và Tang Bạch bì.
--Trường hợp tiêu khát tiểu tiện bình thường, dùng đỗ Xanh 1000 gam, vo sạch, lượng nước sạch 5000 gam, nấu đỗ Xanh nhừ nát, nghiền nát, lọc bã lấy nước, lần lượt dùng một chén nhỏ trước khi ăn sáng và ăn tối.
Cách dùng và liều lượng: nội phục mỗi lần dùng từ 15-30 gam, lượng tối đa có thể dùng 120 gam, đun nước uống, nấu chín ăn...
Điều cần phải lưu ý: Thanh nhiệt không bỏ vỏ, giải nắng không nên đun lâu.
*Đỗ Tương
Đỗ Tương là hạt giống chín hoặc hạt đỗ của loài thực vật thân thảo họ đậu. Đỗ Tương còn có tên gọi là Phạn đậu, Trường đậu, Dương đậu, Đậu giác. Đỗ Tương vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ và thận.
Công hiệu: Bổ tỳ lợi thấp, bổ thận xát tinh.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp tỳ hư thực tích, trướng bụng, ợ hơi, đỗ Tương lượng vừa phải, nhai kỹ mới nuốt, hoặc giã nát pha nước đun sôi để nguội mới uống.
--Trường hợp tỳ hư bạch đới phụ nữ, có thể dùng đỗ Tương và rau Muống và Bạch quả ninh thịt gà ăn; trường hợp thấp nhiệt nước tiểu đục, tiểu tiện không thông, có thể dùng đỗ Tương nấu canh với rau Muống và rau Tề Thái.
--Trường hợp thận hư mỏi lưng, nấu đỗ Tương chín nhừ, cho thêm ít muối tinh làm thức ăn.
Cách dùng và liều lượng: Nội phục mỗi lần dùng từ 30-60 gam, đỗ Tương có thể ăn dạng nấu và đun nước uống.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |