![]() |
|
![]() |
![]() |
Thực phẩm thường dùng hàng ngày là nguyên liệu cơ bản cho dưỡng sinh và điều trị trong Y Dược Trung Hoa, có thể chia theo 12 loại: Ngũ cốc, đỗ, rau, hoa, nấm, hoa quả, quả khô, thủy sản, gia súc gia cầm, trứng, sữa, dầu ăn, gia vị và các loại khác. Qua phối chế hợp lý, có thể chế biến thành các món ăn dinh dưỡng phong phú. Mỗi món ăn đều có đặc tính riêng, ngoài có thể dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe ra, còn có chức năng điều trị.
*Đậu Ván
Đậu Ván là hạt chín hoặc hạt giống chưa chín của loài thực vật thân thảo họ đậu. Đậu Ván còn có tên gọi là Tất đậu, Mạch đậu, đậu Ván vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ,vị.
Công hiệu: Hòa trung hạ khí, sinh tân giải khát (đậu Ván tươi )。
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp tỳ vị hư nhược, trung khí không đủ, đậu Ván bóc vỏ nấu thịt Cừu theo giới thiệu trong cuốn " Chính thiện Chính khí",cũng có thể phối chế với Thảo quả.
--Trường hợp tỳ vị bất hòa, nôn mở, có thể dùng đậu Ván và gạo Nếp thơm đun nước uống.
--Trường hợp vị âm không đủ, họng khô khát nước, dùng đậu Ván non nấu canh, có thể cho thêm ít muối tinh hoặc đường kính.
Cách dùng và liều lượng: nội phục mỗi lần dùng từ 30-60 gam, đậu Ván có thể ăn dạng nấu, đun nước uống, dạng rang, dạng bột v.v.
*Đậu Tằm
Đậu Tằm là hạt chín hoặc hạt giống chưa chín của loài thực vật thân thảo họ đậu. Đậu Tằm còn có tên gọi là Hồ đậu, Nam đậu, Mã Xỉ đậu, Hạ đậu, Phật đậu. Đậu Tằm vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ, vị.
Công hiệu: Kiện tỳ lợi thấp, giải độc tiêu sưng.
Thích ứng sử dụng:
--Trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn không tiêu, phân loãng, có thể nghiền Đậu tằm thành dạng vụn, rang chín, cho thể cho thêm đường đỏ, pha nước đun sôi uống theo giới thiệu trong cuốn " Chỉ Nam phương".
--Trường hợp mọc mụn nhọn trên đầu có thể giã nát Đậu tằm tươi, bôi lên mụn, đợi thuốc khô ráo lại bôi tiếp, cứ thế cho đến khỏi; cũng có thể ngâm Đậu tằm khô cho nở rồi giã nát làm thuốc bôi theo giới thiệu trong cuốn "Mật phương Tập nghiệm".
Cách dùng và liều lượng: nội phục mỗi lần dùng từ 30-60 gam, có thể đun nước uống, cũng có thể nghiền thành dạng vụn pha nước đun sôi uống; dùng ngoài da có thể giã nát đắp lên hoặc bôi lên chỗ mọc mụn.
Điều cần phải lưu ý trong sử dụng: Ăn nhiều có thể dẫn đến trướng bụng, một số ít người trong đó thường gặp ở em trai, sau khi ăn Đậu tằm có thể dẫn đến chứng thiếu máu huyết tán cấp tính theo sự ghi chép trong cuốn "Đậu tằm Hoàng bệnh" .
*Đao đậu (quả giống như con dao )
Đao đậu là hạt giống chín hay hạt chưa chín của loài cây họ đậu thân đứng. Đao đậu còn có tên gọi là Đao Đậu tử, Đao Mã đậu, Đại Đao đậu. Đao đậu vị cam, tính ôn, quy kinh lạc vị và thận.
Công hiệu: Ôn trung hạ khí, bổ thận trợ dương.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp tỳ vị hư hàn, ợ ngược bị nôn, có thể nghiền Đao đậu thành dạng bột, uống với nước đun sôi như giới thiệu trong cuốn "Y cấp"; cũng có thể dùng Đao đậu sao(giữ tính ôn), ăn cùng rượu hong nóng theo giới thiệu trong cuốn "Lan đài Quỹ phạm".
--Trường hợp thận hư đau lưng, bệnh sa đì đau tức, có thể nghiền Đao đậu thành dạng bột cho dễ uống hoặc nấu chín ăn; cũng có thể nhồi Đao đậu trong thận lợn nấu chín ăn theo giới thiệu trong cuốn "Trùng Khánh Thảo dược".
--Trường hợp chảy nước mũi đặc có thể dùng lửa nhỏ hong khô Đao đậu già, nghiền thành dạng bột, ăn cùng 3 ly rượu theo giới thiệu trong cuốn "Niên hy Nhiêu tập nghiệm lương phương".
Cách dùng và liều lượng: mỗi lần dùng từ 9-15 gam, nghiền Đao đậu sao thành dạng bột ăn, hoặc đun nước uống.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |