Đỗ Đen là hạt giống chín màu đen của loài thực vật thân thảo họ đậu. Đỗ Đen còn có tên gọi là Ô đậu, Hắc đậu, Đông Đậu tử. Đỗ Đen vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ và thận.
Công hiệu: Bổ thận ích âm, kiện tỳ lợi thấp, giải độc.
Thích hợp sử dụng:
-- Trường hợp thận hư tiêu khát ( bệnh tiểu đường )hay khát hoặc gan thận bất túc, hoa mắt choáng váng. Trường hợp chứng thận hư tiêu hay khát, cuốn "Phổ Tế Phương" giới thiệu, dùng Cứu Hoạt Hoàn và bột Thiên Hoa cùng nghiền thành dạng viên, rồi đun nước đỗ Đen cùng uống; trường hợp gan thận bất túc, hoa mắt choáng váng, cuốn "Nhãn khoa Long mộc luận" viết, dùng mật trâu ngâm đỗ Đen ăn.
--Trường hợp tỳ hư thủy thũng, bệnh tê phù hoặc tê thấp, chân tay co giật và đau. Trường hợp tỳ hư thủy thũng, bệnh tê phù, thường dùng đỗ Đen đun nước uống, hoặc cùng hạt Ý dĩ và Phục linh nghiền thành dạng bột, cuốn "Phúc Kiến dược vật chí" viết, đỗ Đen đun nước với Tỏi và đường Đỏ có thể chữa trị chứng phù nề khi mang thai; trường hợp dùng cho trừ thấp trị tê, có thể dùng đỗ Đen đun nước với hạt Ý dĩ và quả Đu đủ.
--Trường hợp ngộ độc hoặc có sự phản ứng không tốt bởi các vị thuốc tính nhiệt như Ô đầu, Ba đậu v.v gây nên, có thể dùng đỗ Đen và Cam thảo đun nước uống theo giới thiệu trong cuốn "Bản thảo Cương mục".
Cách dùng và liều lượng: Nội phục mỗi lần từ 9-30 gam, gồm các phương pháp đun nước uống, ngâm rượu, nghiền nát, nấu cháo..., dùng ngoài da đun nước bôi.
Đậu nành
Đậu Nành là hạt chín hay hạt giống gần chín màu vàng của loài thực vật thân thảo họ đậu. Đậu Nành còn có tên gọi là Hoàng đậu, Đại đậu. Đậu Nành vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc tỳ, vị và đại tràng.
Công hiệu: Làm cho trung vị dễ chịu thoải mái, thông tắc, kiện tỳ lợi thấp, giải độc tiêu sưng.
Thích hợp sử dụng:
--Trường hợp tỳ vị hư nhược, khí huyết không đủ, gầy gò mặt vàng. Một là dùng đậu Nành xay sữa đậu, đun sôi uống là được; hai là cùng với Đại táo nghiền thành dạng nát nấu chín ăn; ba là ngâm nước đậu Nành, lấy nước nấu cháo ăn theo giới thiệu trong cuốn "Thực liệu Chúc phổ".
--Trường hợp tỳ hư thủy thũng, tê phù. Dùng đậu Nành cùng hạt Lạc và hạt Ý dĩ nấu cháo ăn; hoặc xay sữa đậu uống.
--Trường hợp ngộ độc hoặc có sự phản ứng không tốt bởi ăn nhầm chất có thành phần độc tố và dùng thuốc tính nhiệt. Một là có thể nghiền đậu Nành sống thành dạng nước, rót vào họng để gây nôn, trường hợp không gây nôn có thể đun nước Đậu nành đặc uống, còn có thể cùng Cam thảo đun nước uống.
--Trường hợp viêm loét mụn nhọt. Ngâm đậu Nành cho nở, giã nát đắp lên mụn nhọt theo giới thiệu trong cuốn "Tùy tức Cư ẩm thực phổ".Cuốn "Bản thảo Cương mục" còn viết, nghiền đậu Nành sao thành dạng bột, trộn với dầu Vừng, trị mụn nhọt sau khi mọc thủy đậu.
Cách dùng và liều lượng: Nội phục mỗi lần dùng từ 30-90 gam, có thể uống sữa đậu, đun nước uống, nấu chín ăn; dùng ngoài da: Giã nát hoặc sao đậu Nành biến thành màu vàng, nghiền thành dạng bột pha trộn dầu Vừng đắp lên chỗ viêm loét.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |