Thực phẩm dưỡng sinh và điều trị thường dùng
Thực phẩm thường dùng hàng ngày là nguyên liệu cơ bản cho dưỡng sinh và điều trị trong Y Dược Trung Hoa, có thể chia theo 12 loại: Ngũ cốc, đỗ, rau, hoa, nấm, hoa quả, quả khô, thủy sản, gia súc gia cầm, trứng, sữa, dầu ăn, gia vị và các loại khác. Qua phối chế hợp lý, có thể chế biến thành các món ăn dinh dưỡng phong phú. Mỗi món ăn đều có đặc tính riêng, ngoài có thể dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe ra, còn có chức năng điều trị.
* Ý dĩ nhân
-- Ý dĩ nhân là hạt chín phơi khô của loài thực vật thân thảo họ lúa, còn có tên gọi là Ý dĩ, Ý mễ, Ý Nhân mễ, vị cam, vị đạm, tính mát, quy kinh lạc tỳ, vị và phổi.
Công hiệu: lợi thấp, kiện tỳ, thư gân trị tê thấp, thanh nhiệt, tiêu mủ.
Thích hợp sử dụng:
-- Tiêu khát(bệnh tiểu đường ), dùng hạt Ý dĩ nấu cháo ăn.
--Phong thấp đau tê, tay chân bị teo, đau lưng mỏi nhức. Dùng hạt Ý dĩ dạng bột và Khúc mễ (loại gạo cất rượu)ngâm rượu, hoặc bọc hạt Ý dĩ trong vải màn nấu với rượu, đó tức là rượu Ý dĩ nhân trong(Bản thảo Cương mục ).
--Sỏi đường tiết niệu, đau rát khó chịu. Dùng hạt Ý dĩ đun nước uống khi còn ấm, mùa hè uống nước nguội, nhằm làm thông đường tiết niệu.
--Phổi sưng mủ( phế ung ), đường ruột sưng mủ. Dùng hạt Ý dĩ 10 lạng, đập nát, 3 lít nước sạch, đun còn lại 1 lít nước, rót thêm chút ít rượu cùng uống.
Cách dùng và liều lượng: mỗi lần dùng từ 9-30 gam, có thể lần lượt dùng hạt Ý dĩ ở các dạng bột, đun nước, viên, ngâm rượu, nấu cháo, nấu canh.
* Ngọc Thục túc
Ngọc Thục túc là hạt giống chín hoặc sắp chín của loài thực vật thân thảo họ lúa, còn có tên gọi là Ngô, Ngọc Cao lương, Ngọc mạch, vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc vị, đại tràng và bàng quang.
Công hiệu: kiện vị hòa trung, lợi nước tiểu.
Thích hợp sử dụng:
--Tỳ vị bất kiện, giảm lượng ăn. Có thể làm thành dạng vụn cùng nấu cháo với gạo Lốc, hoặc cùng đun nước với Thích Lê(đặc sản Quý Châu ).
-- Tiểu tiện không thông, thủy thũng. Có thể dùng bột Ngô, Sơn dược nấu cháo ăn (Thực liệu Chúc phổ )
-- Sỏi đường tiết niệu hoặc viêm thận mãn tính dẫn đến thủy thũng. Dùng Ngô đun nước uống thay bằng uống nước trà hoặc cùng sắc nước với râu Ngô uống.
Cách dùng và liều lượng: mỗi lần dùng từ 30-100 gam, có thể đun nước uống, nghiền dạng vụn cùng nấu cháo.
* Râu Ngô
Râu Ngô là hoa của loài thực vật thân thảo họ lúa, vị cam, tính bình hòa, quy kinh lạc gan và thận, hành thủy tiết nhiệt, bình gan trừ phong, trị thủy thũng, sỏi thận và cao huyết áp nguyên phát. Râu Ngô có thể cùng đun nước với dưa Hấu và Chuối.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |