Trong thực phẩm hoặc thực phẩm dùng cho điều trị ngoài quả khô và hoa quả tươi như Táo, cùi Long nhãn cùng một số rau xanh có thể trực tiếp sử dụng ra, nói chung đều phải căn cứ nguyên tắc dưỡng sinh, điều trị và nhu cầu cụ thể của từng người để xác định các món chế biến phối hợp thực phẩm và phương pháp sử dụng. Chủng loại thực phẩm hoặc phương pháp chế biến phối hợp thực phẩm bao gồm rất nhiều, chủ yếu có cơm, cháo, canh, chè, thức ăn, đồ uống, rượu, mật, cao, mứt, kẹo, bánh, mì, bánh bao không nhân, bánh bao có nhân v.v, với những khái niệm, phương pháp chế biến, ý nghĩa dưỡng sinh và điều trị như sau:
Cơm--Có cả cơm gạo Lốc và cơm gạo Nếp, cho thêm các thực phẩm hoặc nguyên liệu thuốc như Đại táo(táo đỏ), cùi Long nhãn, Sơn dược, Đảng sâm ..., có thể chế biến bằng cách nấu hoặc hấp, có tác dụng bổ khí, ích tỳ và dưỡng huyết. Ví dụ như cơm Nhân sâm Đại táo ghi trong cuốn "Tỉnh Viên lục", cơm Cát căn ghi trong cuốn "Thánh tế Tổng lục", cơm Thanh tinh, cơm Ngọc tỉnh và cơm Bàn đào(Đào dẹt)ghi trong cuốn "Sơn gia Thanh cung" v.v.
Cháo--Thông thường lấy các loại lương thực như gạo Lốc, gạo Nếp và gạo Kê nấu cháo, hoặc cho thêm các thực phẩm hoặc nguyên liệu thuốc cùng nấu với lượng nước sạch vừa phải thành cháo là được. Trường hợp các thực phẩm phụ và nguyên liệu thuốc không thích hợp cùng nấu, có thể đun trước bỏ bã lấy nước hoặc vắt nước cùng nấu cháo với loại gạo nào đó. Trong cháo có thể cho thêm đường kính hoặc muối tinh, dầu và mì chính thành cháo ngọt hoặc cháo mặn tùy sở thích. Cháo thích hợp dùng cho nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa và nhi khoa. Ví dụ như mùa hè ăn cháo đỗ Xanh hoặc cháo lá Sen có tác dụng chống nắng, sau khi ốm hoặc phụ nữ sau khi sinh có thể điều chỉnh lại sức khỏe. Cuốn "Chúc Phổ" của y gia Hoàng Hộc đời nhà Thanh đã giới thiệu các món cháo dùng cho trị bệnh và phòng bệnh.
Canh(chè)--Chủ yếu chế biến từ các thực phẩm như thịt động vật, trứng, sữa, cá, Ngân nhĩ ...co thể phối hợp với các nguyên liệu thuốc, đồng thời cũng có thể cho thêm đường kính lượng vừa phải cùng các gia vị gồm muối tinh, xì dầu, gừng, hạt tiêu v.v căn cứ vào vị và tính năng của thực phẩm. Phương pháp chế biến đại thể như sau: Cho thực phẩm qua sơ chế vào nồi, cho thêm lượng nước sạch vừa phải và các gia vị, đun sôi bằng lửa to đổi thành lửa nhỏ, ninh các nguyên liệu đến nhừ, nước cô đặc là được. Canh (chè)có tác dụng bồi bổ và tư dưỡng. Ví dụ như chè Ngân nhĩ công hiệu dưỡng âm nhuận phổi; cuốn "Ẩm thiện Chính yếu" giới thiệu món canh Sơn dược thịt Cừu có công hiệu bổ tỳ bổ thận.
Thức ăn—Có thể chế biến bằng rất nhiều thực phẩm, ví dụ như rau xanh, các loại thịt, trứng gia cầm, tôm, cá v.v. Chủng loại và phương pháp chế biến phong phú đa dạng, trong đó gồm có trộn (nộm), hấp, hầm, xào, nướng, chiên, tần, nấu, rán, kho, muối ....Về hình thức có cả canh, chè, súp, nhồi cũng như gà, vịt, thịt, cá cùng chế biến với các thực phẩm và nguyên liệu thuốc. Trong khi làm thức ăn nói chung cần cho thêm các gia vị lượng vừa phải như: Gừng, hành, tỏi, ớt, hoa tiêu(tiêu tê), hạt tiêu, mù tạt, muối, xì dầu, dấm, rượu, đường ....Ngoài bữa chính ra, có thể lựa chọn và chế biến phối hợp thực phẩm kể cả các lọai gia vị căn cứ mục đích dinh dưỡng và điều trị khác nhau, làm cho thức ăn không những sắc đẹp, mùi thơm, vị ngon, mà còn khiến chức năng thực hiện điều phối thống nhất. Nói chung các thức ăn thịt, cá, trứng gia cầm đều có tác dụng tẩm bổ, rau xanh có tác dụng nhiều hơn. Cuốn "Thái bình Thánh Huệ phương" giới thiệu món "bầu dục lợn nướng" viết, rửa sạch bầu dục lợn, nướng chính bằng lửa, cắt dạng tam giác, trộn đều với Phụ tử (hong khô), rượu, hành, hạt tiêu, xì dầu, cùng ninh chín là có thể ăn. Cuốn "Bản thảo thuật Câu nguyên"giới thiệu món cá chép nấu thân hành và bí đao viết: Thân hành 6 khúc, bí đao 250 gam, cá chép 1 con nặng 500 gam, làm sạch cá, bỏ ruột, không đánh vẩy, cùng nấu chín, cho thêm gia vị là có thể dùng trong bữa ăn.