"Ký bệnh phòng biến" gồm hai ý nghĩa, một là sau khi phát bệnh thì phải tích cực điều trị để nhanh chóng khỏi bệnh; hai là căn cứ động thái phát triển của bệnh, kiểm soát sự phát triển và quy luật diễn biến của bệnh, giữ quyền chủ động và đề phòng bệnh tiếp tục diễn biến và xấu đi. Đúng như cuốn "Kim quĩ Yếu lược" viết: "kiến can chi bệnh, tri can truyền tỳ, đương tiên thực tỳ". Lại như cuốn "Y dược nguyên lưu luận, dụng dược như dụng binh" đã viết: "truyền kinh chi tà, nhi tiên đoạt kỳ vị chí, tắc sở dĩ đoạn địch chi yếu đạo giã, hoành bạo chi tật, nhi cấp bảo kỳ vị bệnh, tắc sở dĩ thủ ngã chi nham cương giã". Trong dưỡng sinh và điều trị, chúng ta nên tích cực khử tà mà không quên củng cố cường tráng chính khí trong cơ thể, kết hợp song song phù chính với khử tà.
"Phòng bệnh tái phát khi khỏi bệnh" là chỉ lúc đầu mới khỏi bệnh cần phải áp dụng biện pháp đề phòng bệnh tái phát. Trường hợp tái phát sau khi khỏi bệnh gồm hai nguyên nhân, một là cơ thể ở vào thời kỳ hồi phục sau cơn ốm, chính khí chưa khôi phục hoàn toàn; hai là cho dù chứng bệnh đã khỏi qua điều trị, song vẫn chưa loại bỏ nguồn gốc gây bệnh, tàn dư tà khí chưa được thanh trừng. Trước tình hình này, nếu có tác nhân nhất định thì bệnh sẽ tái phát. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tái phát trong lâm sàng rất nhiều, trường hợp phổ biến nhất về ăn uống là "thực phúc", tức là do ăn uống không chế độ dẫn đến bệnh cũ tái phát. Vì vậy, khi bổ sung dinh dưỡng sau khi khỏi bệnh nhất định phải chú trọng củng cố tỳ khí và vị khí. Thích hợp lựa chọn thực phẩm tẩm bổ, dinh dưỡng phong phú và dễ tiêu. Đối với những người tỳ vị hư nhược, lượng ăn nên từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, thực phẩm từ dễ tiêu đến bình thường, ăn thanh đạm trước ăn dầu mỡ sau, kiêng cố ăn, đợi vị khí phục hồi mới bồi bổ theo tình hình. Hai là cần phải điều dưỡng bằng thực phẩm một cách biện chứng sau khi khỏi bệnh, có nghĩa là lựa chọn thực phẩm căn cứ theo bệnh tình và tình hình cơ thể. Ví dụ như trường hợp sốt cao tất sẽ tiêu hao nguyên khí tổn thương chất dịch, sau khi khỏi bệnh có thể lựa chọn các món ăn tính hàn và tính mát có công hiệu thanh nhiệt sản sinh chất dịch như dưa hấu, lê, đỗ xanh, ngó sen, thịt rùa, thịt vịt già; trường hợp sau cơn bệnh lâu ngày dẫn đến các chứng dương khí suy yếu, sợ lạnh, tay chân lạnh, nên lựa chọn sử dụng các món ăn ôn nhiệt có công hiệu ích khí tráng dương, ôn lý như táo đỏ, long nhãn khô, hạt dẻ, hồ đào(hạt óc chó), mật ong, sơn dược, vừng, thịt bò, thịt cừu, thịt cầy, sữa bò, gừng v.v. Ngoài ra, điều dưỡng bằng ăn uống sau khi khỏi bệnh, cần phải chú ý đặc điểm thể chất, nhất là thực phẩm trong thời kỳ hồi phục sức khỏe của người bệnh thể chất đặc biệt, nhất định phải tránh dùng các món ăn tán phát như tôm, cá, gà,vịt, nhiều dầu mỡ ...nhằm đề phòng bệnh tái phát.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |