Dưỡng sinh và Điều trị của Y dược Trung Hoa vừa có hệ thống lý luận độc đáo, lại có đặc trưng rõ nét, chủ yếu bao gồm ba đặc trưng: Một là không ngừng biến động tổng thể, thực hiện dưỡng sinh và điều trị một cách biện chứng; hai là vừa là thực phẩm lại là dược phẩm, kết hợp dưỡng sinh với điều trị; ba là điều chỉnh tạng phủ, coi trọng tỳ vị.
Dược phẩm cùng nguồn thực phẩm, kết hợp dưỡng sinh với điều trị
Dưỡng sinh và điều trị của Y dược Trung Hoa đã thể hiện đặc điểm Dược phẩm cùng nguồn với thực phẩm, kết hợp dưỡng sinh với điều trị. Dược phẩm và thực phẩm cùng nguồn còn bao gồm hàm ý cùng công hiệu và cùng nguyên lý.
Dược phẩm cùng nguồn với thực phẩm là chỉ Trung Dược và thực phẩm có cùng nguồn gốc. Trung Dược và thực phẩm đều đến từ động vật và thực vật trong giới thiên nhiên, đến từ thực tiễn đời sống hàng chục triệu năm của tổ tiên chúng ta, là kết tinh kinh nghiệm được tích lũy trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa con người với thiên nhiên và bệnh tật. Khi nếm thử và tìm kiếm thực phẩm trong trường hợp đói bụng, người nguyên thủy không tránh khỏi ăn nhầm một số động vật và thực vật chứa thành phần độc tố và gây phản ứng sinh lý dữ dội, sản sinh tác dụng dược lý rõ rệt thậm chí dẫn đến tử vong. Trải qua thử nghiệm trong biết bao lần, người ta đã có sự nhận thức mới đối với động vật và thực vật, coi những thứ có thể chữa bệnh là dược phẩm, coi những thứ có thể ăn no bụng là thực phẩm. Nhưng trong rất nhiều Trung Dược và thực phẩm khó mà phân biệt rõ ràng, đúng như "Hoàng đế nội kinh thái tố" của đời Đường đã viết: "ăn lúc đói bụng là thực phẩm, dùng cho người bệnh là dược phẩm". Trong lương thực có cả công hiệu của thực phẩm và dược phẩm gồm có Cốc nha, Mạch nha, Hoài tiểu mạch, Phù tiểu mạch v.v, trong rau củ gồm có cải Canh, Củ cải, Sơn dược, Bách hợp, Ngó sen, Bí đao, Bí đỏ, Đỗ đỏ, Đỗ đen, Biển đậu v.v; trong hoa quả gồm có Sơn tra, Ô mai, Long nhãn, Cam, Quýt, Bưởi, hạt Sen, Hạnh nhân, quả Sung v.v; trong các loại gia vị gồm có Gừng, vỏ Quế, Đinh hương, Tiêu tê, Tiêu cay, Hồi, Thảo quả v.v; trong động vật thì bao gồm các loại lớn như loài rắn, loài gia súc gia cầm, loài thủy sản, thú rừng v.v. Trường hợp phòng chống bệnh tật bằng thực phẩm và dược phẩm rất phổ biến. Trong các thành phần của 13 bài thuốc được ghi trong "Hoàng đế Nội kinh "-sách Trung Y kinh điển Trung Quốc có một nửa là thực phẩm. Ví dụ trong số 112 bài thuốc ghi trong cuốn "Thương hàn luận" có trên một nửa đã dùng đến các loại thực phẩm như vỏ Quế, Gừng, Táo đỏ, hạt Tiêu(tiêu tê và tiêu cay), Hồi, Biển đậu, Ý dĩ, Cam thảo, Rượu, Dấm thậm chí keo và cao động vật.