![]() |
|
![]() |
![]() |
Trong cơ thể con người, gan đi với gân, đẹp ở chân tay, thông tắc tại mắt, thể hiện tinh thần qua giận dữ, thải chất dịch bằng nước mắt, vị chua, gan và mật có quan hệ bề ngoài và bên trong.
Gan chủ quản thông thoát. Gan có chức năng lưu thông, mở mang, thăng phát, đóng vai trò điều tiết quan trọng làm cho khí lưu thông. Với những biểu hiện cụ thể: một là điều khiển sự vận hành của khí huyết. Máu tuần hoàn trong cơ thể con người phải nhờ vào sự lưu thông của khí mới có thể đảm bảo huyết không ứ trệ. Chức năng thông thoát của gan trực tiếp ảnh hưởng tới sự lưu thông của khí, vì vậy, chức năng thông thoát của gan đóng vai trò điều khiển sự vận hành của khí, huyết. Trường hợp chức năng gan bình thường, thì khí huyết điều hòa; gan không thông thoát thì khí uất, thậm chí dẫn đến huyết ứ khí trệ, xuất hiện các triệu chứng tức ngực, đau sườn, đau tức hai vú, đau bụng dưới, hình thành cục cứng. Chức năng thứ hai của gan là trợ tiêu thức ăn và hấp thụ tinh hoa. Tỳ chuyên trách thăng cử thanh khí, vị chuyên trách giáng chất đục, chức năng thông thoát của gan bình thường là điều kiện tất yếu duy trì thăng giáng nhịp nhàng của tỳ vị; chức năng thông thoát của gan cũng có thể điều tiết sự trao đổi dịch mật, có lợi cho hấp thụ tiêu hóa thức ăn của tỳ vị. Ba là điều tiết trạng thái tinh thần. Tinh thần của con người ngoài sự điều khiển của tim ra, còn có quan hệ mật thiết với chức năng thông thoát của gan. Trường hợp chức năng thông thoát của gan bình trường, khí sẽ lưu thông, khí huyết hài hòa, thì tinh thần vui vẻ sảng khoái; trường hợp gan khí không lưu thông, bị uất, thì tinh thần uất ức, buồn rầu không vui, gan thăng tiết thái quá sẽ làm cho gan dương bốc lên trên, làm cho tinh thần quá kích, buồn bực, cáu giận. Ngược lại, sự kích thích của bên ngoài đối với tinh thần, nhất là cáu giận và uất ức dữ dội lại dẫn đến chức năng thông thoát của gan thất thường, xuất hiện các biến chứng do khí không thông gây nên như gan khí bị uất, gan khí chạy lên trên v.v. Do vậy có câu viết rằng: "gan hỷ thông đạt gan buồn uất ức" và "tức giận thương gan". Bốn là điều tiết trao đổi chất dịch. Gan chủ quản thông tiết, làm cho khí lưu thông, thông lợi tam tiêu, thông thoát thủy đạo. Trường hợp gan không thông tiết, khí tam tiêu ùn tắc, thủy đạo bất lợi, khí tắc thủy trệ sẽ dẫn đến chứng đờm, thủy thũng v.v. Năm là điều tiết Xung mạch và Nhâm mạch. Xung mạch là biển máu, lưu lượng máu chủ yếu quyết định bởi sự điều tiết của gan; Nhâm mạch là biển mạch âm, kết nối với kinh lạc và mạch của gan, chủ quản bào thai. Chức năng thông tiết của gan ảnh hưởng tới thông lợi và điều phối của Xung mạch và Nhâm mạch. Trường hợp chức năng thông tiết của gan bình thường thì Nhâm mạch thông lợi, Xung mạch dồi dào, kinh nguyệt đều đặn, chức năng sinh nở bình thường; trường hợp gan không thông tiết, Xung mạch thất thường, khí huyết bất hòa, kinh nguyệt không đều, không có chức năng sinh nở.
Gan có chức năng dự trữ và điều tiết lưu lượng máu. Gan có thể điều phối lượng máu cho các bộ phận trong cơ thể con người. Trường hợp cơ thể vận động dữ dội hoặc tinh thần kích động, gan sẽ tải máu ra; trường hợp cơ thể nghỉ ngơi yên tĩnh và tinh thần bình ổn, thì lượng máu ngoài vi tương đối giảm thiểu, một phần máu tàng trữ trong gan. Cuốn "Tố vấn. Ngũ tạng sinh thành luận" chú thích rằng: "Gan tàng huyết, tim hành chi, người hoạt động thì máu sẽ vận hành tới các kinh lạc, người yên tĩnh thì huyết quy tụ về gan". Trường hợp gan tàng huyết không đủ, không thể điều tiết bình thường lưu lượng máu, vận động của con người sẽ bị suy giảm, người mệt, vì vậy có câu nói rằng "gan mạnh như gấu nâu"; trường hợp không tưới nhuận mắt, hai mắt sẽ bị khô hay là mắt quáng gà; trường hợp không nhuận nhuyễn gân, thì gân không được thư giãn, dẫn đến chân tay bị tê, không thể duỗi thẳng; nếu như Xung mạch và Nhâm mạch lưỡng hư, thì lượng kinh nguyệt ít, thậm chí dẫn đến tắc kinh.
Mật liền với gan, dự trữ dịch mật. Mật trợ tiêu, dịch mật thông tiết phần dưới, tưới nhuận ruột non, phát huy tác dụng trợ tiêu. Hình thức của mật giống như phủ, dịch mật có thể trợ giúp tiêu hóa thức ăn một cách trực tiếp, cho nên được gọi là một trong sáu phủ. Do mật tàng tinh hoa chất dịch, mà không có chức năng chuyển hóa thủy cốc, cho nên lại được gọi là kỳ hằng chi phủ, tức là phủ tạng kỳ diệu vĩnh hằng.
Mật và gan có quan hệ bề ngoài và bên trong, mật khí dễ thăng phát thông đạt, chủ quản thông tiết. Trường hợp chức năng thông tiết của mật và gan bình thường, khí lưu thông, khí huyết nhịp nhàng hài hòa. Trường hợp gan thăng phát thái quá thì dễ nóng tính và cáu giận, ù tai, đau đầu; trường hợp mật khí uất ức, thông tiết bất cập sẽ xuất hiện các triệu chứng tức ngực, tức sườn, buồn rầu; trường hợp mật khí hào hùng, thì ứng biến nhạy bén, phán đoán chính xác, hành sự quả quyết; trường hợp mật khí hư nhược, dễ hoảng sợ, nhát, hành sự do dự, mất ngủ, hay nằm mơ.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |