Tân dịch là tên gọi chung của tất cả các chất dịch trong cơ thể con người. Tân dịch bao gồm chất dịch bình thường và chất trao đổi bình thường của các cơ quan phủ tạng như các chất dịch dạ dày, đường ruột, nước bọt, chất nhờn khớp v.v, đồng thời cũng bao gồm các chất trao đổi như nước tiểu, mồ hôi, nước mắt v.v. Ngoài máu trong cơ thể ra, tất cả các chất thể lỏng bình thường đều thuộc phạm trù chất dịch. Chất dịch tồn tại khắp các cơ quan phủ tạng, cơ thể, mắt, tai, mũi, mồm và giữa các mô, đóng vai trò tưới nhuận và bổ dưỡng. Bên cạnh đó, chất dịch có thể tải khí, đưa khí đến khắp toàn thân và phát huy vai trò sinh lý. Chất dịch cũng là một trong những cơ sở vật chất chuyển hóa thành máu, gắn bó chặt chẽ với sự sản sinh và vận hành của máu. Vì vậy, chất dịch không những là chất cơ bản cấu thành cơ thể con người, mà còn là vật chất cơ bản duy trì hoạt động sự sống của cơ thể con người.
Thuyết tinh, khí, huyết và tân dịch (chất dịch ) là lý luận cơ sở quan trọng trong Dưỡng sinh và Điều trị của Y Dược Trung Hoa. Tinh, khí, huyết và tân dịch (chất dịch ) là cơ sở vật chất của hoạt động sự sống cơ thể con người, quy luật vận hành và biến đổi của chúng cũng là quy luật hoạt động sự sống của cơ thể con người. Do tinh, khí, huyết và chất dịch là cơ sở vật chất của hoạt động chức năng phủ tạng, sự sản sinh và vận hành của chúng lại phụ thuộc hoạt động chức năng của phủ tạng. Vì vậy, nếu tinh, khí, huyết và chất dịch xảy ra biến chứng sẽ ảnh hưởng tới chức năng của phủ tạng và dẫn đến bất thường; ngược lại, biến chứng của phủ tạng cũng gây tác động tới sự sản sinh và trao đổi của tinh, khí, huyết và chất dịch. Có thể nói, bất cứ diễn biến gì của chứng bệnh trong lâm sàng đều liên quan tới tinh, khí, huyết và chất dịch. Chính lý luận Dưỡng sinh và Điều trị của Y Dược Trung Hoa là nhằm thúc đẩy sự sản sinh và trao đổi bình thường cũng như phát huy chức năng sinh lý của tinh, khí, huyết và chất dịch.
Tinh có từ bẩm sinh và được nuôi dưỡng sau khi ra đời, thường hay xuất hiện triệu chứng hư dễ thực khó, thận tinh không đủ là trường hợp thường thấy trong lâm sàng. Phương pháp Dưỡng sinh và Điều trị của Y Dược Trung Hoa lấy bổ thận điền tinh là chính. Cuốn "Tố vấn. Luận chứng đau " viết: "Bách bệnh sinh từ khí". Chứng bệnh về khí rất nhiều, ví dụ như chứng khí hư, khí lõm, khí trệ, khí nghịch (chạy ngược) v.v. Dưỡng sinh và Điều trị của Y Dược Trung Hoa lấy "bổ hư tiết thực" làm nguyên tắc, trường hợp khí hư nên kiện tỳ ích khí, thích hợp ăn cháo bầu dục lợn Bạch truật, cháo Phục linh v.v. Trường hợp khí lõm nên thăng dương cử lõm, thích hợp ăn cháo Hoàng kỳ; chứng khí trệ nên hành khí tiêu ứ, thích hợp dùng món cháo vỏ Quýt; trường hợp khí nghịch (chạy ngược) nên giáng nghịch, có thể điều trị bằng cháo Tía tô. Các chứng huyết thường thấy gồm có huyết hư, huyết trệ. Do khí huyết phụ thuộc vào nhau, tương trợ cùng sinh tồn, tận dụng lẫn nhau, một khi xảy ra biến chứng, khí huyết đều bị ảnh hưởng và dẫn đến căn bệnh giống nhau, ví dụ như khí hư huyết hư, khí hư huyết trệ. Trường hợp khí hư huyết hư nên bổ khí sinh huyết, dùng Đương quy nấu canh thị Cừu, Đương quy Hoàng kỳ ninh canh chân giò; trường hợp khí hư huyết trệ nên ích khí hoạt huyết, thích hợp dùng rượu ngâm thuốc Ngũ gia-Đương quy-Ngưu thất. Biến chứng chất dịch có thể chia làm chất dịch không đủ và chất nước ngừng trệ. Trường hợp chất dịch không đủ thích hợp dùng các món thực phẩm dưỡng âm sản sinh chất dịch như cháo Sa sâm v.v, trường hợp chất nước ngừng trệ dẫn đến thủy thũng, thích hợp dùng thực phẩm lợi nước tiêu sưng như cá chép nấu canh đỗ đỏ.