![]() |
|
![]() |
![]() |
2.4. Tân dịch
Tân dịch là tên gọi chung của tất cả các chất dịch trong cơ thể con người. Tân dịch bao gồm chất dịch bình thường và chất trao đổi bình thường của các cơ quan phủ tạng như các chất dịch dạ dày, đường ruột, nước bọt, chất nhờn khớp v.v, đồng thời cũng bao gồm các chất trao đổi như nước tiểu, mồ hôi, nước mắt v.v. Ngoài máu trong cơ thể ra, tất cả các chất thể lỏng bình thường đều thuộc phạm trù chất dịch. Chất dịch tồn tại khắp các cơ quan phủ tạng, cơ thể, mắt, tai, mũi, mồm và giữa các mô, đóng vai trò tưới nhuận và bổ dưỡng. Bên cạnh đó, chất dịch có thể tải khí, đưa khí đến khắp toàn thân và phát huy vai trò sinh lý. Chất dịch cũng là một trong những cơ sở vật chất chuyển hóa thành máu, gắn bó chặt chẽ với sự sản sinh và vận hành của máu. Vì vậy, chất dịch không những là chất cơ bản cấu thành cơ thể con người, mà còn là vật chất cơ bản duy trì hoạt động sự sống của cơ thể con người.
Thuyết tinh, khí, huyết và tân dịch (chất dịch ) là lý luận cơ sở quan trọng trong Dưỡng sinh và Điều trị của Y Dược Trung Hoa. Tinh, khí, huyết và tân dịch (chất dịch ) là cơ sở vật chất của hoạt động sự sống cơ thể con người, quy luật vận hành và biến đổi của chúng cũng là quy luật hoạt động sự sống của cơ thể con người. Do tinh, khí, huyết và chất dịch là cơ sở vật chất của hoạt động chức năng phủ tạng, sự sản sinh và vận hành của chúng lại phụ thuộc hoạt động chức năng của phủ tạng. Vì vậy, nếu tinh, khí, huyết và chất dịch xảy ra biến chứng sẽ ảnh hưởng tới chức năng của phủ tạng và dẫn đến bất thường; ngược lại, biến chứng của phủ tạng cũng gây tác động tới sự sản sinh và trao đổi của tinh, khí, huyết và chất dịch. Có thể nói, bất cứ diễn biến gì của chứng bệnh trong lâm sàng đều liên quan tới tinh, khí, huyết và chất dịch. Chính lý luận Dưỡng sinh và Điều trị của Y Dược Trung Hoa là nhằm thúc đẩy sự sản sinh và trao đổi bình thường cũng như phát huy chức năng sinh lý của tinh, khí, huyết và chất dịch.
Tinh có từ bẩm sinh và được nuôi dưỡng sau khi ra đời, thường hay xuất hiện triệu chứng hư dễ thực khó, thận tinh không đủ là trường hợp thường thấy trong lâm sàng. Phương pháp Dưỡng sinh và Điều trị của Y Dược Trung Hoa lấy bổ thận điền tinh là chính. Cuốn "Tố vấn. Luận chứng đau " viết: "Bách bệnh sinh từ khí". Chứng bệnh về khí rất nhiều, ví dụ như chứng khí hư, khí lõm, khí trệ, khí nghịch (chạy ngược) v.v. Dưỡng sinh và Điều trị của Y Dược Trung Hoa lấy "bổ hư tiết thực" làm nguyên tắc, trường hợp khí hư nên kiện tỳ ích khí, thích hợp ăn cháo bầu dục lợn Bạch truật, cháo Phục linh v.v. Trường hợp khí lõm nên thăng dương cử lõm, thích hợp ăn cháo Hoàng kỳ; chứng khí trệ nên hành khí tiêu ứ, thích hợp dùng món cháo vỏ Quýt; trường hợp khí nghịch (chạy ngược) nên giáng nghịch, có thể điều trị bằng cháo Tía tô. Các chứng huyết thường thấy gồm có huyết hư, huyết trệ. Do khí huyết phụ thuộc vào nhau, tương trợ cùng sinh tồn, tận dụng lẫn nhau, một khi xảy ra biến chứng, khí huyết đều bị ảnh hưởng và dẫn đến căn bệnh giống nhau, ví dụ như khí hư huyết hư, khí hư huyết trệ. Trường hợp khí hư huyết hư nên bổ khí sinh huyết, dùng Đương quy nấu canh thịt Cừu, Đương quy Hoàng kỳ ninh canh chân giò; trường hợp khí hư huyết trệ nên ích khí hoạt huyết, thích hợp dùng rượu ngâm thuốc Ngũ gia-Đương quy-Ngưu thất. Biến chứng chất dịch có thể chia làm chất dịch không đủ và chất nước ngừng trệ. Trường hợp chất dịch không đủ thích hợp dùng các món thực phẩm dưỡng âm sản sinh chất dịch như cháo Sa sâm v.v, trường hợp chất nước ngừng trệ dẫn đến thủy thũng, thích hợp dùng thực phẩm lợi nước tiêu sưng như cá chép nấu canh đỗ đỏ.
3. Thuyết trung tâm Ngũ tạng
Ngũ tạng gồm tim, gan ,tỳ, phổi, thận. Thuyết trung tâm Ngũ tạng có nghĩa là, cơ thể con người là một tổng thể hữu cơ bao gồm phủ tạng, kinh lạc, tay chân, mắt, mũi, tai, mồm và được gắn kết hữu cơ, mối liên hệ đó lấy Ngũ tạng làm trung tâm, thông qua tác dụng của kinh lạc, hình thành năm hệ thống lớn gồm tim, gan, tỳ, phổi và thận, khí, huyết và chất dịch vận hành trong đó, nhằm duy trì hoạt động sự sống của cơ thể con người. Thuyết trung tâm Ngũ tạng là sự thể hiện quan trọng của quan niệm tổng thể trong hệ thống lý luận Dưỡng sinh và Điều trị của Y Dược Trung Hoa, đóng vai trò chỉ đạo quan trọng trong phòng chống bệnh tật, thúc đẩy sự hồi phục của cơ thể và đảm bảo sức khỏe.
3.1. Hệ thống tim
Trong cơ thể con người, tim đi với mạch, đẹp ở má, thông tắc tại lưỡi, tinh thần thể hiện niềm vui, thải chất dịch bằng mồ hôi, tim và ruột non có quan hệ bề ngoài và bên trong.
Tim chủ mạch máu, tim có tác dụng đẩy mạch vận hành trong đường mạch, khiến máu luôn tuần hoàn không có điểm chót để cung cấp dinh dưỡng cho toàn cơ thể. Nếu tim khí dồi dào, mạch máu xung túc thì nhịp mạch hòa dịu khỏe mạnh. Nếu tim khí không đủ, máu suy nhược, đường mạch không thông suốt thì huyết mạch trống rỗng hư nhược, nhịp mạch yếu. Tim đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động sự sống của cơ thể con người, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong hoạt động chức năng của các phủ tạng, chỉ có dưới sự chỉ huy thống nhất của tim, các phủ tạng mới có thể tiến hành hoạt động sự sống bình thường. Vì vậy, cuốn "Tố vấn. Linh lan bí điển luận" viết: "Tâm giả, quân chủ chi quan, thần minh xuất yên" (Tim xếp hàng đầu các phủ tạng, là nơi xuất hồn).
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |