![]() |
|
![]() |
![]() |
"Bản thảo Cương mục" của Nhà Y dược học kiệt xuất đời Minh Lý Thời Trân đã tiến hành chỉnh lý và tổng kết toàn diện, có thể nói "Bản thảo Cương mục" đã tập hợp thành tựu dược học trước thế kỷ 16 của Trung Quốc. Bên cạnh đó cuốn "Bản Thảo Cương mục" cũng đã thể hiện nhiều thành tựu nổi bật về các mặt ngôn ngữ, văn tự, lịch sử, địa lý, thực vật, động vật, khoáng sản, luyện kim. "Bản thảo Cương mục" đã đi tới các nước vào cuối thế kỷ 17, lần lượt dịch sang nhiều thứ tiếng, đóng góp quan trọng cho khoa học tự nhiên thế giới, đồng thời cũng gây ảnh hưởng to lớn đối với phát triển môn Dưỡng sinh và Điều trị của Y Dược Trung Hoa. Một là dưỡng sinh bằng ăn uống. Riêng ba cuốn "Cốc-Thái-Quả" đã đề cập tới hơn 300 loại rau, củ quả và hơn 400 loại sâu bọ, gia cầm và thú. Hai là sưu tầm được khá nhiều bài thuốc chữa trị bằng các món ăn.Ví dụ như "Thực liệu Bản thảo" của Mạnh Thẩm, "Thực tính Bản thảo" của Trần Sĩ Lương, "Nhật dụng Bản thảo" của Ngô Thụy. Đồng thời còn trích dẫn tác phẩm trình bày về trị bệnh bằng các món ăn, trong đó có "Cứu hoang Bản thảo" của Chu Túc, "Thực vật Bản thảo" của Uông Dĩnh, "Thực giám Bản thảo" của Ninh Nguyên, "Tôn Chân Nhân Thực kỵ" của Tôn Tư Mạc, "Diên niên Bí lục" của Trương Trạm, "Thực y Tâm kính" của Tán Ân v.v đều là những tư liệu quý giá liên quan tới trị bệnh bằng ăn uống. Ba là sưu tầm rất nhiều bài thuốc trị bệnh bằng các món ăn. Ví dụ như một phần của tập ba và tập bốn trong cuốn " Thuốc trị trăm bệnh chủ yếu", trường hợp bệnh kiết lỵ do chứng "hư hàn" gây nên đã giới thiệu hàng chục loại thực phẩm như: Gạo kê, kê nếp, gạo lốc, Bạch Biển đậu, gạo nếp, Sơn dược(Hoài sơn), tỏi, gừng tươi, bột lúa mạch, bột lúa mì v.v. Trong đó còn trình bày rõ phương pháp chế biến một số thực phẩm như nấu, làm canh, nấu cháo, làm mì vằn thắn, dùng bột mì làm bánh, các món ninh với dấm...Ngoài ra, trong cuốn "Bài thuốc kèm theo" cũng đã ghi chép nhiều phương pháp chữa trị bằng các món ăn chế biến từ ngũ cốc, các loại thịt, hoa quả, rau, gia cầm v.v.
"Cổ Kim Y Thống Đại Toàn" của Từ Xuân Phủ đời Minh đã ghi lại phương pháp chế biến các món ăn trị bệnh, trình bày khá tường tận về những thực phẩm như rượu, dấm, tương, trà, xì dầu, rau xanh, các loại thịt, hoa quả tươi, bánh xốp và mứt. "Thực Phẩm Tập" của Ngô Lộc Tập chia làm hai tập gồm bảy bộ, tập một gồm bốn bộ tức Ngũ bộ, Quả bộ, Thái bộ và Thú bộ; tập hai gồm ba bộ lần lượt giới thiệu về Cầm bộ, Trùng Ngư bộ và Thủy bộ. Trong bản kèm theo đã giới thiệu những điều thích hợp và kiêng kỵ về ăn uống, chỉ đạo hướng dẫn tuyển chọn thực phẩm, ví dụ như công hiệu tẩm bổ của thực phẩm, những điều phương hại và kiêng kỵ của thực phẩm đối với phủ tạng, trình bày rõ ngũ vị của thực phẩm thích hợp cho phủ tạng, ngũ cốc bổ dưỡng cho phủ tạng cũng như sự tương khắc của thực phẩm và thực phẩm kiêng dùng cho phụ nữ mang thai.
Trong cuốn "Thực vật Bản thảo" của Lư Hòa đã giới thiệu sự bổ ích của các món ăn chay, chủ trương thường xuyên ăn gạo kê và rau xanh. "Cứu hoang Bản thảo" của Chu Túc gồm bốn tập, đặc biệt giới thiệu 414 thực vật có thể sử dụng trong hoàn cảnh cứu đói năm mất mùa, lần lượt trình bày chi tiết về tên gọi, nơi sản xuất, hình dáng, tính, vị, thành phần chữa trị, thành phần độc tố, bộ phận sử dụng, phương pháp chế biến v.v của những thực vật đó, đồng thời vẽ nên bản đồ. Cuốn " Như Thảo Biên" của Chu Lý Tịnh không những đã ghi lại 105 loại rau dại, mà còn kèm theo bản vẽ các cây thực vật. Bên cạnh đó, đời Minh còn có rất nhiều loại sách giới thiệu bản thực các loại thực vật, trong đó có "Thực vật Bản thảo" của Uông Dĩnh, "Dã thái Bác lục" của Bào Sơn, "Thực giám Bản thảo" của Ninh Nguyên v.v. Hiện nay, Thư viện Bắc Kinh Trung Quốc vẫn cất giữ cuốn "Bản thảo Thực vật" kèm theo tranh vẽ màu gồm bốn tập không ghi tên tác giả, kèm theo 467 bức tranh của 385 loại cây thuốc. Những sách y kể trên đều chủ trương ăn nhiều rau xanh để làm thông suốt đường ruột. Mặc dù chưa phát hiện vitamin trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ và giá trị khoa học của chất xơ thực phẩm đối với cơ thể con người, song các y gia thời xưa đã nhận thức đến ý nghĩa quan trọng của rau xanh đối với sức khỏe.
Dinh dưỡng học của đời Thanh đã có bước phát triển khá lớn, phần lớn liệu pháp trị bệnh bằng các món ăn đều hết sức chú trọng nghiên cứu mùi vị, giá trị dinh dưỡng, kỹ thuật chế biến và hiệu quả điều trị. Tiêu biểu nhất là cuốn "Thực vật Bản thảo Hội thoán" của Thẩm Quý Long lúc bấy giờ, là cuốn đại toàn về liệu pháp chữa trị bằng các món ăn trước đời Thanh Trung Quốc, chia thực phẩm thành 10 bộ như: Thủy bộ, Hỏa bộ, Cốc bộ, Thái bộ, Quả bộ (thượng), Quả bộ (ha)̣, Lân bộ, Giới bộ, Cầm bộ, Thú bộ. Trong tập 11 còn đưa ra lý luận quan trọng về những điều thích hợp và kiêng kỵ của thực phẩm, kiêng kỵ khi uống thuốc và khi phụ nữ mang thai cũng như sự phối chế giữa ngũ vị.
"Thọ thế Thanh biên" của Long Thừa hết sức chú trọng về dưỡng sinh. Long Thừa cho rằng: "Ngũ cốc nhận được chính khí từ Ngũ hành, là nguồn thực phẩm nuôi dưỡng con người. Đồ uống ngũ cốc dưỡng dương khí, ăn ngũ cốc dưỡng âm khí, âm dương điều hòa, dĩ nhiên tinh thần tự sinh". Cuốn "Thực giám Bản thảo" của Phế Bá Hùng cho rằng, danh y "Trọng Cảnh trị chứng thương hàn, chủ yếu điều trị qua ăn uống, điều trị chứng hư lao thì kết hợp song song cả trị bằng thực phẩm lẫn dược phẩm. "Thực giám Bản thảo" còn viết, trường hợp có thể điều trị bằng các món ăn, không nên dùng đến thuốc. Trường hợp cần dùng đến thuốc cũng phải hỗ trợ bằng các món ăn, để phát huy công hiệu tối đa". Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng này, dưỡng sinh bằng các món ăn là điều thích hợp và thu được hiệu quả tốt trong lâm sàng, cho nên được mọi người đánh giá cao.
Trong cuốn dưỡng sinh và điều trị "Tùy Tức cư Ẩm Thực phổ" của y gia Vương Mạnh Anh đã giới thiệu hàng loạt bài thuốc trị bệnh bằng các món ăn bình thường dễ đọc dễ hiểu và rất hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh, ví dụ như món canh "Thanh long Bạch hổ" làm bằng quả trám và củ cải trắng có công hiệu điều trị chứng họng; đồ uống chế biến từ đỗ Xanh sống, đậu Nành sống và đỗ Đen sống hoặc Bạch Biển đậu sống có công hiệu chữa trị chứng trứng cá. Ngoài ra, trong cuốn "Ôn bệnh Điều biện" của Ngô Cúc Thông đã giới thiệu món đồ uống chế biến bằng 5 loại thực phẩm có thể trị chứng sốt giải khát; các tác phẩm và ứng dụng bài thuốc trị bệnh bằng các món ăn kể trên đã thúc đẩy việc điều trị chứng sốt bằng thực phẩm không ngừng phát triển, làm phong phú nội hàm dưỡng sinh và điều trị bằng các món ăn của Y Dược Trung Hoa.
"Điều tật Ẩm Thực biện" của Chương Mộc nêu rõ: "Toàn bộ thuốc có cả tính ôn tính mát, hoặc tẩm bổ hoặc giải tiết với công hiệu khác nhau, bất cứ uống thuốc gì đều nhờ có vị khí mới có thể phát huy tác dụng, chỉ có ngũ cốc có thể hỗ trợ vị khí, khí nóng dạ dày khiến thuốc phát tán nhanh chóng và phát huy hiệu quả, đây là điều không có bài thuốc gì có thể sánh kịp, kinh nghiệm trị bệnh bằng ăn cháo của người thời xưa cách đây hàng nghìn năm nay vẫn chưa có người đột phá nổi". Cuốn sách này đã trình bày về cơ chế dưỡng sinh, điều trị bằng các món ăn cũng như chăm sóc sức khỏe và trị bệnh, trong sách đã lựa chọn 55 món cháo như cháo Nhân sâm, cháo Hoàng kỳ v.v. "Tùy viên Thực đơn" của Viên Mai (Chữ Tự Tài), "Bản thảo Ẩm Thực phổ" của Văn Thạnh Tập v.v đều có giá trị dưỡng sinh và điều trị. Ngoài ra, "Dưỡng sinh Thực giám" của Hà Khắc Gián và các y gia khác đều đã giới thiệu liệu pháp dưỡng sinh và điều trị bằng ăn uống, thể hiện dinh dưỡng học của Trung Quốc đã phát triển tới trình độ khá cao ngay từ đời Thanh.
![]() |
![]() |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |