1.Lo âu quá mức: Kết quả điều tra cho thấy, ít nhất có 2/3 trong số người mắc bệnh ù tai rất lo cho mình. Những vấn đề lo âu của họ và tỷ lệ lo âu trong số người trả lời điều tra lần lượt là: Số người cho rằng chứng ù tai không có biện pháp điều trị chiếm 13%, chứng ù tai dẫn đến buồn tẻ và trầm cảm chiếm 12,9%, chứng ù tai ngày càng trầm trọng chiếm 10,4%, chứng ù tai là chứng bệnh gây đau khổ suốt đời chiếm 10,3%, chứng ù tai khiến thính giác giảm xuống chiếm 8,9%, ứng ù tai ảnh hưởng tới hoạt động xã giao chiếm 8,5%, chứng ù tai khiến người bệnh không thể tập trung sức chú ý chiếm 7,7%, chứng ù tai ảnh hưởng tới nghỉ ngơi và chất lượng ngủ nghê chiếm 5,7%, chứng ù tai dẫn đến điếc tai chiếm 5%.
Tâm thần quá lo âu này chỉ có hại chứ không có lợi cho người bệnh. Tục ngữ có câu rằng: "một nụ cười làm cho người ta trẻ ra 10 tuổi, lo âu buồn sầu làm cho người ta tóc bạc cả đầu". Câu nói này rất có lý. Một chuyên gia nổi tiếng chữa trị chứng ù tai từng rí rỏm nói rằng: "Tôi đã khám chữa cho rất nhiều người mắc bệnh ù tai, thấy các bạn ít nhất già trước tuổi 10 năm".
2.Tinh thần buồn bực và không ổn định: Do trong tai hoặc trong óc cứ như có tiếng ve kêu liên tục, cho nên người bệnh rất bực, ngồi đứng không yên, hết sức đau khổ. Đối với các bạn nội hướng chưa chắc biểu lộ những chướng ngại tâm lý ra ngoài, nhưng đối với những người ngoại hướng, họ thường có những biểu hiện buồn bực, vui buồn giận dữ bất thường. Bất kể là người nội hướng hay là người ngoại hướng, trên thực tế chướng ngại tâm lý của họ là giống nhau, có nghĩa là do chịu sự kích thích liên tục của cảm giác bất thường, hệ thống trung khu thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng, làm cho nội tiết dây thần kinh bị rối loạn, khiến tác dụng kiềm chế của trung khu thần kinh giảm xuống, khả năng tự kiềm chế yếu đi, vì vậy xuất hiện trạng thái tinh thần buồn bực và không ổn định.
Chướng ngại tâm thần này nói chung liên quan tới mức nghiêm trọng của chứng ù tai. Trường hợp ù tai nhẹ ít bị ảnh hưởng, trong tai xuất hiện tiếng ve kêu lớn thì dễ dẫn đến chướng ngại tâm lý kể trên. Biểu hiện lâm sàng cho thấy, cho dù đều cảm giác trong tai có tiếng ve kêu lớn, nhưng sự biểu hiện về chướng ngại tâm lý lại khác nhau, đây chủ yếu là do tố chất tâm lý và khả năng thích ứng của người bệnh khác nhau. Tố chất tâm lý cao và khả năng thích ứng mạnh nói chung chướng ngại tâm lý nhẹ hơn, ngược lại thì chướng ngại tâm lý nghiêm trọng thậm chí đến nỗi không thể chịu đựng nổi.