Cách dùng và liều lượng: Dùng Mẫu Đơn Bì sắc nước uống, mỗi lần từ 6-12 gam, trường hợp thanh nhiệt mát máu nên dùng Mẫu Đơn Bì sống, hoạt huyết phá ứ thì dùng Mẫu Đơn Bì tẩm qua rượu. Điều cần phải lưu ý là: Những người huyết hư, huyết hàn, lượng kinh nguyệt quá nhiều và phụ nữ có thai không nên dùng.
Xích Thược: Vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh lạc gan, gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là thanh nhiệt mát máu, thích hợp điều trị các chứng ôn độc phát ban, máu nóng gây nên chảy máu cam, trường hợp này thường dùng chung với sừng Trâu, Mẫu Đơn Bì và Sinh Địa. Hai là phá ứ giảm đau, thích hợp điều trị các chứng mắt đỏ, mắt sưng, mắt đau, viêm loét, mụn nhọt, cũng như các chứng gan uất, đau sườn, tắc kinh, đau bụng hành kinh, đau bụng bởi cục cứng gây nên, chấn thương do té ngã v.v.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Mẫu Đơn Bì sắc nước uống, mỗi lần từ 6-12 gam là vừa.
Điều cần phải lưu ý là: Những người huyết hàn tắc kinh không nên dùng. Xích Thược chống Lê Lư.
Nói tóm lại Mẫu Đơn Bì và Xích Thược đều vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh lạc gan, đều có công hiệu thanh nhiệt mát máu, hoạt huyết phá ứ, với đặc điểm là mát máu không dẫn đến ứ máu, hoạt huyết có chừng mực. Cho nên thích hợp chữa trị các chứng do máu nóng và máu ứ gây nên, đặc biệt thích hợp dùng cho người bệnh vừa máu nóng vừa máu ứ. Mẫu Đơn Bì và Xích Thược thường dùng chữa trị các chứng: Ôn nhiệt thâm nhập vào máu, sốt phát ban, miệng khô lưỡi đỏ, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, lượng kinh nguyệt quá nhiều bởi máu nóng hoành hành gây nên cũng như chứng ứ máu dẫn đến tắc kinh, đau bụng hành kinh, đau bụng sau khi sinh nở bởi khí huyết không thông, chấn thương do té ngã, sưng tấy do ứ máu, viêm loét, mụn nhọt v.v. Trong lâm sàng Mẫu Đơn Bì và Xích Thược thường dùng chung với nhau. Điều khác nhau là, Mẫu Đơn Bì không những vị đắng mà còn cay, công hiệu thanh nhiệt mát máu khá mạnh, thường dùng vào thời kỳ cuối sau khi sốt cao, tà khí thương âm, hệ thống chất tiết bị phương hại, đêm nóng sáng lạnh, hạ sốt mà không ra mồ hôi, âm hư sốt cao, xương cốt đau nhức, ra mồ hôi trộm, di tinh. Mẫu Đơn Bì có công hiệu thanh nhiệt mát máu, hoạt huyết phá ứ, tiêu sưng tan cục bên trong, cho nên thường dùng trong trường hợp tiêu sưng tấy, làm tan cục cứng mới hình thành trong đường ruột do nhiệt gây nên. Công hiệu hoạt huyết, phá ứ, giảm đau của Xích Thược khá mạnh, thường dùng điều trị các chứng do ứ máu gây nên. Ngoài ra, Xích Thược còn có công hiệu tiết hỏa mát gan, thích hợp điều trị các chứng mắt đỏ, mắt sưng, mắt đau và mắt hột do gan bốc hỏa gây nên.
Tử Thảo: Vị cam, vị mặn, tính hàn, quy kinh lạc tim và gan, gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là thanh nhiệt mát máu, thích hợp điều trị các chứng viêm loét, phát ban, bỏng nước, bỏng lửa. Hai là hoạt huyết, thích hợp điều trị các chứng ôn độc nghiêm trọng do máu nóng gây nên, phát ban mầu tím đen và không vỡ mụn nước. Ba là giải độc vỡ mụn nước, thích hợp dùng cho chữa trị các chứng viêm loét, phát ban, bỏng nước, bỏng lửa.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Tử Thảo sắc nước uống, mỗi lần từ 5-10 gam. Trường hợp dùng ngoài da nên dùng với lượng vừa phải, bào chế thành dạng cao hoặc ngâm với dầu thực vật dùng để bôi lên chỗ đau.
Điều cần phải lưu ý là: Tử Thảo tính hàn và tính hoạt, những người tỳ hư phân loãng kiêng dùng.
Sừng Trâu: Vị đắng, tính hàn, quy kinh lạc tim và gan, gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là thanh nhiệt mát máu, thích hợp dùng cho chữa trị các chứng phát ban, chảy máu cam bởi máu nóng hoành hành gây nên, viêm loét, mụn nhọt, sưng họng, đau họng, thường dùng chung với sinh Địa Hoàng, Mẫu Đơn Bì và Xích Thược. Hai là giải độc trị hoảng hốt, thích hợp dùng cho chữa trị các chứng sốt cao, hôn mê, mê sảng, sợ gió, động kinh.
Cách dùng và liều lượng: Bào chế thành dạng lát hoặc nghiền thành dạng vụn sắc nước uống, mỗi lần từ 15-30 gam, trước tiên sắc trên 3 tiếng đồng hồ. Trường hợp dùng bột sừng Trâu dạng đặc pha nước uống, mỗi lần từ 1,5-3 gam, mỗi ngày 2 lần.
Điều cần phải lưu ý là: Những người tỳ vị hư hàn kiêng dùng.
Sừng Trâu và Tử Thảo đều tính hàn, quy kinh lạc tim và gan, có công hiệu thanh nhiệt mát máu, thích hợp chữa trị các chứng phát ban mầu tím sẫm bởi máu nóng ôn độc nghiêm trọng gây nên cùng chứng viêm loét mụn nhọt. Điều khác nhau là, công hiệu thanh nhiệt mát máu của sừng Trâu mạnh hơn so với Tử Thảo, đồng thời có công hiệu trị hoảng sợ. Vì vậy cũng thường dùng cho chữa trị các chứng ôn nhiệt nhập huyết, sốt cao, buồn bực, hôn mê nói sảng, sợ gió, bệnh động kinh; nôn ra máu, chảy máu cam bởi máu nóng gây nên cũng như sưng họng, đau họng do nhiệt độc nghiêm trọng gây nên. Công hiệu của sừng Trâu giống như sừng Tê Giác, nhưng dịu hơn, hiện nay thường dùng sừng Trâu thay thế sừng Tê Giác. Tử Thảo có công hiệu nổi bật về mát máu hoạt huyết, giải độc, vỡ mụn nước, chủ yếu chữa trị các chứng phát ban mầu tím sẫm do máu nóng nhiệt độc nghiêm trọng gây nên, chữa trị bệnh phát ban mầu tím sẫm và không vỡ mụn nước. Bên cạnh đó, Tử Thảo còn có thể chữa trị bệnh phát ban thấp tính dẫn đến ngứa ngáy, bỏng nước, bỏng lửa ở trường hợp dùng ngoài da là chính.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |