Cách dùng và liều lượng: Dùng Đạm Tàu Xì sắc nước uống, mỗi lần dùng từ 6-12 gam.
Đạm Tàu Xì được chế biến từ đậu đen. Đạm Tàu Xì vị cay, tính tán, chất nổi, có thể giải biểu khử tà, công hiệu ra mồ hôi giải biểu bình hòa, bất cứ là chứng cảm gió lạnh hay là cảm gió nóng đều có thể dùng chung với các vị thuốc khác. Đạm Tàu Xì còn có thể tán nhiệt giải uất, giải buồn bực, cũng có thể chữa trị chứng phát sốt do bị cảm gây nên cũng như các chứng tà khí và nhiệt khí tích tụ bên trong dẫn đến tức ngực, buồn bực, mất ngủ. Nếu Đạm Tàu Xì phối chế với Tang Diệp (lá Dâu) và Thanh Hao sau khi lên men thì dược hiệu tính hơi hàn, thường dùng để chữa trị chứng buồn bực bởi cảm gió nóng và phát sốt gây nên; phối chế với Ma Hoàng và Tía Tô sau khi lên men thì dược hiệu tính hơi ôn, nói chung dùng để chữa trị cảm gió lạnh.
Bèo: Vị cay, tính hàn, quy kinh lạc phổi và bàng quang, gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là ra mồ hôi giải biểu, thích hợp chữa trị chứng cảm gió nóng. Hai là làm vỡ nước sởi trị ngứa ngáy, thích hợp dùng để chữa trị bệnh sởi không vỡ, trúng gió dẫn đến bệnh sởi và ngứa ngáy. Ba là lợi nước tiểu tiêu tê phù, thích hợp chữa trị chứng thủy thũng, nước tiểu ít.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Bèo sắc nước uống, mỗi lần dùng từ 3-9 gam; trường hợp dùng ngoài da nên dùng với lượng vừa phải, trước khi sắc thuốc cần phải ngâm rửa.
Điều cần phải lưu ý là: Trường hợp biểu hư, tự ra mồi hôi không nên dùng.
Ma Hoàng và Bèo đều có thể tuyên khí phổi, thông da, hành thủy, ra mồ hôi, giải biểu, lợi thủy, tiêu sưng, thích hợp dùng cho các chứng cảm gió, sợ lạnh, phát sốt, không ra mồ hôi, thủy thũng, nước tiểu không thông.
Điều khác nhau là: Ma Hoàng vị cây, tính ôn, thích hợp dùng cho chứng cảm gió lạnh, sợ lạnh, không ra mồ hôi. Hơn nữa có thể tuyên phổi trị hen xuyễn, thường xuyên dùng trong chữa trị chứng ho, hen xuyễn bởi khí phổi ùn tắc gây nên.
Bèo vị cay, tính hàn, thích hợp dùng cho các chứng cảm gió nóng, cảm gió nóng dẫn đến phát sốt mà không ra mồ hôi. Bên cạnh đó có thể làm vỡ nước sởi, trị ngứa ngáy.
Mộc Tặc: Vị cam, vị đắng, tính bình hòa, quy kinh lạc phổi và gan, gồm ba công hiệu chữa trị chủ yếu: Một là trừ gió nóng. Hai là sáng mắt, trị mắt hột. Hai trường hợp này thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như mắt đỏ bởi cảm gió nóng, chảy nước mắt khi đi ngược gió, mắt hột. Ba là cầm máu, thích hợp dùng cho các chứng ra máu.
Cách dùng và liều lượng: Dùng Mộc Tặc sắc nước uống, mỗi lần dùng từ 3-9 gam.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |